Nội dung chính

Nổi mề đay ngoài gây ngứa ngáy thì còn khiến cho bề mặt da gặp phải tổn thương. Lúc này có thể sử dụng các loại thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa để khắc phục vấn đề. Tuy nhiên cần dùng đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các rủi ro phát sinh.

thuốc bôi trị mề đay
Dùng thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa là giải pháp được áp dụng phổ biến

Bị nổi mề đay có nên dùng thuốc bôi không?

Nổi mề đay mẩn ngứa là thuật ngữ đề cập đến phản ứng cấp hay mãn tính của các mạch máu tại lớp trung bì. Mề đay có hình thái tổn thương rất đa dạng. Nó thường là hệ quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm cả các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh.

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay đều có xu hướng thuyên giảm sau khi được chăm sóc và điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc uống và thuốc bôi đặc trị mề đay cho phù hợp.

Trong đó dùng thuốc bôi trị mề đay là giải pháp được áp dụng rất phổ biến. Mục đích của điều trị bằng thuốc bôi là làm dịu da và kiểm soát tốt hơn các triệu chứng cơ năng. Đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm kích hoạt tại vùng da đang bị tổn thương.

Chia sẻ 6 Loại thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa phổ biến

Như đã đề cập, có thể sử dụng các loại thuốc bôi để trị nổi mề đay mẩn ngứa. Tùy nhiên, tùy vào mức độ nặng nhẹ của tổn thương và biểu hiện của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là 6 loại thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa được dùng phổ biến nhất:

1. Thuốc Phenergan trị mề đay mẩn ngứa

Phenergan là một loại thuốc điều trị tại chỗ có công dụng làm giảm ngứa ngáy do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là có thể sử dụng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là dược phẩm của Công ty Sanofi – Pháp nhưng được sản xuất tại Việt Nam.

Thuốc bôi trị mề đay Phenergan có thành phần chính là hoạt chất Promethazin 0.2g. Hoạt chất này thuộc nhóm kháng histamine tổng hợp với đặc tính gây mê tại chỗ. Chính vì vậy mà Promethazin được dùng tại chỗ để khắc phục tình trạng ngứa ngáy, đồng thời ngăn chặn các phản ứng do histamine gây ra.

thuốc bôi chữa mẩn ngứa
Thuốc Phenergan có tác dụng khắc phục tình trạng ngứa ngáy và ngăn ngừa các phản ứng do histamine gây ra

– Chỉ định:

Thuốc Phenergan có thể giảm ngứa da trong một số trường hợp sau:

  • Kích ứng da do tia X
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Bỏng bề mặt
  • Côn trùng đốt

– Chống chỉ định:

Không dùng thuốc bôi trị mề đay Phenergan cho các trường hợp sau:

  • Tổn thương trên da bị chảy nước, dịch
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Điều trị bệnh chàm
  • Các tổn thương da do nhiễm trùng

– Giá tham khảo:

  • Thuốc bôi trị mề đay Phenergan hiện đang được bán với mức giá khoảng 13 – 17.000 đồng/ 1 tuýp 10g.
  • Xem Thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Lá Khế Chữa Mề Đay Từ Dân Gian, Đơn Gian Mà Cực Hiệu Quả [Bạn Đã Thử Chưa]

2. Trị mề đay bằng thuốc Hydrocortisone Cream 1%

Hydrocortisone Cream 1% là một loại steroid chống viêm. Thuốc bôi này được phân vào nhóm steroid nhẹ. Có thể được sử dụng trong điều trị một số tình trạng bất thường ngoài da có mức độ tổn thương từ nhẹ đến trung bình. Đặc biệt với các trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa thì đây cũng chính là một lựa chọn điều trị tại chỗ.

Mỗi gam kem sẽ chứa đúng 10 mg hydrocortison (tương đương với 1%). Ngoài ra thuốc bôi này còn chứa một số thành phần tá dược vừa đủ. Bao gồm 1mg chlorocresol, 90mg sáp nhũ hóa cetomacrogol, Paraffin dạng trắng và mềm, Paraffin lỏng và nước tinh khiết.

nổi mề đay bôi thuốc gì
Hydrocortisone Cream 1% cũng là một loại thuốc điều trị tại chỗ được dùng phổ biến trong chữa nổi mề đay

– Chỉ định:

Thuốc bôi Hydrocortisone Cream 1% có chứa hoạt tính chống viêm tại chỗ. Dược phẩm này phát huy tốt công dụng trong điều trị các vấn đề về da như sau:

  • Mề đay mẩn ngứa
  • Bệnh chàm
  • Viêm da dị ứng
  • Viêm da kích ứng
  • Ngứa da, bao gồm cả ngứa vùng hậu môn hay bộ phận sinh dục
  • Tổn thương da do côn trùng cắn

– Chống chỉ định:

Các trường hợp chống chỉ định với Hydrocortisone Cream 1% bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay nhiễm virus
  • Quá mẫn với các thành phần có trong thuốc
  • Tuyệt đối không thoa lên mặt, vùng da bị lở loét, nhiễm trùng
  • Không thoa kem vào âm đạo
  • Không dùng điều trị hăm tã cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

– Giá bán tham khảo:

  • Hiện nay, thuốc Hydrocortisone Cream 1% đang được bán với mức giá khoảng 35.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

3. Eumovate – Thuốc bôi trị mề đay được dùng phổ biến

Thuốc bôi Eumovate là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2. Đây là loại thuốc bôi ngoài da được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm da hay nổi mề đay mẩn ngứa kèm theo viêm.

Thành phần chính của thuốc là Clobetasone butyrate 0.05%. Cùng với đó là một lượng tá dược vừa đủ bao gồm Glycerol, Glycerol monostearate, Cetostearyl alcohol, Arlacel 165, Dimeticone 20, Chlorocresol, Sodium citrate, Beeswax substitute 6621, Citricacid monohydrate, Nước tinh khiết.

thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa
Khi bị nổi mề đay có thể dùng thuốc bôi Eumovate để khắc phục tổn thương trên da

– Chỉ định:

Eumovate là một loại corticosteroid sử dụng tại chỗ có hiệu lực trung bình. Có thể được chỉ định để làm giảm các triệu chứng viêm ngứa của các bệnh ngoài da có đáp ứng với steroid. Cụ thể như:

  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng
  • Nổi mề đay mẩn ngứa kèm theo viêm
  • Viêm da tiết bã
  • Hăm tã ở nhũ nhi
  • Các phản ứng trên da do côn trùng đốt

– Chống chỉ định:

Tuyệt đối không điều trị bằng Eumovate cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Ngứa nhưng không kèm theo viêm
  • Mụn trứng cá
  • Bệnh trứng cá đỏ rosacea
  • Nhiễm trùng da chưa được điều trị

– Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi da Eumovate hiện đang được bán với mức giá khoảng 24.000 đồng/ 1 tuýp 5g.

4. Kem bôi trị mề đay Mathulatum Jinmart

Mathulatum Jinmart là một sản phẩm bôi ngoài da đặc trị mề đay mẩn ngứa có xuất xứ Nhật Bản. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm kem bôi này cũng đang được sử dụng khá phổ biến.

Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp làm dịu da và khắc phục tình trạng sưng ngứa. Đồng thời ngăn ngừa chứng nổi mề đay mẩn ngứa tái phát nhiều lần.

kem bôi chữa mẩn ngứa
Mathulatum Jinmart là loại kem bôi đặc trị mề đay có xuất xứ từ Nhật Bản

– Thành phần:

  • Diphenhydramine hydrochloride, lidocaine, crotamiton: Có tác dụng chống ngứa.
  • L-menthol: Giúp làm mát và dịu da.
  • Kẽm clorua: Có tác dụng làm giảm sưng và rộp da.
  • Dipotali glycyrrhizinate: Một thành phần có tác dụng chống viêm.

– Chỉ định:

Kem bôi Mathulatum Jinmart có thể dùng trong các trường hợp sau:

  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Phát ban
  • Dị ứng da
  • Côn trùng cắn

– Chống chỉ định:

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, không dùng Mathulatum Jinmart cho các trường hợp dưới đây:

  • Đối tượng bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Tổn thương da có dấu hiệu viêm và nhiễm trùng

– Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi đặc trị mề đay Mathulatum Jinmart hiện đang được bán với mức giá khoảng 400 – 420.000 đồng/ 1 tuýp 15g.

5. Kem Derumarezonone trị mề đay mẩn ngứa

Kem Derumarezonone cũng là một sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản được dùng phổ biến trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt là tình trạng nổi mề đay do dị ứng da.

kem bôi trị nổi mề đay
Kem Derumarezonone cũng là một sản phẩm của nhật được dùng trong điều trị nổi mề đay mẩn ngứa

– Thành phần và công dụng:

  • Este acetate ester acetate ester (1.5mg): Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan. Đồng thời ức chế và loại bỏ các tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy hay phát ban.
  • Tocopherol acetate (5mg): Giúp tăng cường lưu thông máu trên da. Từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da.
  • Crotamiton (50mg): Làm giảm tình trạng ngứa ngáy và nóng ran các vùng da. Đồng thời hỗ trợ khắc phục tình trạng kích ứng.
  • Isopropyl methyl phenol (1mg): Tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự hình thành mủ, bọng nước cũng như nhiễm trùng tại vùng da bị nổi mẩn ngứa.
  • Các thành phần tá dược khác: polyme carboxyvinyl, Methyl parahydroxybenzoate, natri edetate hydrat, diisopropanolamine, propylene glycol, Glycerin monostearate, polysorbate 60, Dầu thầu dầu polyoxyetylen hydro hóa 60, batyl monostearate, xăng trắng, parafin lỏng nhẹ, Octyl dodecanol, cetanol.

– Lưu ý khi dùng:

Điều trị bằng kem bôi Derumarezonone cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng cho các vùng da bị bệnh truyền nhiễm, thủy đậu…
  • Không dùng trong điều trị dài ngày
  • Không thoa kem lên mặt, nhất là vùng mắt, môi

– Giá bán tham khảo:

  • Hiện nay kem bôi Derumarezonone đang được bán với mức giá khoảng 210 – 250.000 đồng/ 1 tuýp 10g.

6. Thuốc bôi Daiichi Sankyo trị mề đay mẩn ngứa

Các sản phẩm kem bôi trị mề đay mẩn ngứa của Nhật Bản luôn được lòng người tiêu dùng do có nhiều ưu điểm vượt trội. Trong đó có kem bôi Daiichi Sankyo.

Daiichi Sankyo có công dụng hỗ trợ khắc phục các tình trạng viêm da hay chứng nổi mề đay mẩn ngứa trên da. Sản phẩm được bảo chế ở dạng kem với tuýp 10g. Thích hợp dùng tại bề mặt vùng da bị tổn thương. Các hoạt chất trong kem hoạt động thấp khi hấp thu vào cơ thể nên có thể làm giảm tác dụng phụ.

nổi mề đay mẩn ngứa bôi thuốc gì
Khi bị nổi mề đay có thể dùng thuốc Daiichi Sankyo của Nhật để khắc phục triệu chứng

– Thành phần và công dụng:

  • Prednisolone Valerate Acetate (1.5mg): Có tác dụng chính là giảm ngứa và hỗ trợ ngăn ngừa phản ứng viêm kích hoạt.
  • Crotamiton (50mg): Ức chế cơn ngứa tại vùng da bị tổn thương một cách nhanh chóng.
  • Thành phần tá dược khác: Octyldodecanol, glycerin, dl-pirolidone carboxylic acid Na, polymer carboxyvinyl, Glyceryl stearat, polyoxyl stearat…

– Lưu ý khi dùng:

  • Chỉ sử dụng bên ngoài da, thận trọng đừng để thuốc vào mắt
  • Tuyệt đối không dùng cho vùng da mặt, các vùng da xung quanh niêm mạc, mắt…
  • Không dùng điều trị thủy đậu, bệnh ecpet mảng tròn, vết thương hở, mụn mủ…
  • Không dùng thuốc trong thời gian dài
  • Chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

– Giá bán tham khảo:

  • Kem bôi Daiichi Sankyo hiện đang được bán với mức giá khoảng 300.000 đồng/ 1 tuýp 10g.

Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa

Các loại thuốc bôi trị bệnh mề đay mẩn ngứa chỉ có thể phát huy tốt công dụng khi được dùng đúng cách. Mỗi loại thuốc sẽ được dùng theo liều lượng và tần suất khác khau. Tuy nhiên cách sử dụng chúng về cơ bản sẽ tương tự giống nhau.

Nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn sau:

  • Trước khi tiếp xúc với bất cứ loại thuốc bôi nào cần chú ý vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương. Sau đó sử dụng khăn bông mềm để thấm khô. Rồi mới lấy 1 lượng thuốc vừa đủ và thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da cần điều trị.
  • Sau khi thoa thuốc thì người bệnh nên rửa tay lại cho sạch. Ngay cả khi dùng bao tay hoặc tăm bông để thoa thuốc thì việc rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn cũng là rất cần thiết. Tuy nhiên không thực hiện điều này nếu tổn thương xảy ra ở vùng tay.
  • Tuyệt đối không dùng gạc y tế hay bất cứ dụng cụ nào để băng kín vùng da tổn thương. Trừ khi đây là chỉ định mà bác sĩ yêu cầu thực hiện. Bởi việc băng kín có thể khiến cho khả năng hấp thu thuốc cao hơn mức được khuyến cáo. Điều này sẽ tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề rủi ro ngoại ý.
lưu ý khi dùng thuốc bôi trị mề đay
Cả trước và sau khi tiếp xúc với các loại thuốc bôi trị mề đay, cần chú ý rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn

Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa

Việc dùng các loại thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa thường rất tiện lợi và cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối tránh tình trạng lạm dụng vào thuốc.

Đặc biệt trong một số sản phẩm thuốc bôi vẫn có thể chứa các thành phần biệt dược dễ gây dị ứng. Nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm. Nếu không thận trọng, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng ngoại ý. Hơn nữa còn khiến cho tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây khi dùng thuốc bôi trị mề đay mẩn ngứa:

  • Cần đảm bảo rằng cơ thể bạn không bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong các loại thuốc bôi.
  • Sử dụng thuốc đúng cách, chú ý đến liều lượng, tần suất cũng như thời gian điều trị. Tuyệt đối không bôi thuốc quá dày hay dùng thuốc trong thời gian dài nếu không nhận được chỉ định từ bác sĩ.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc bôi nào để điều trị mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt là các đối tượng như phụ nữ mang thai hay cho con bú, trẻ em… cần hết sức thận trọng.
  • Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải bất cứ vấn đề khác thường nào, hãy báo cho bác sĩ được biết để kịp thời xử lý và điều chỉnh.
  • Khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, tuyệt đối không được cào gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương. Thói quen giải tỏa cơn ngứa này có thể khiến cho tổn thương trên da trầm trọng thêm.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, cần chú ý ăn uống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh thân thể và không gian sống. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị bệnh.

Thuốc bôi ngoài da chỉ giúp giảm mẩn ngứa, không có tác dụng xử lý bệnh tận gốc. Để điều trị mề đay triệt để, người bệnh phải kết hợp điều trị chuyên sâu, ổn định cơ địa từ bên trong. Bởi mề đay là bệnh lý phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, phản ánh hệ miễn dịch yếu kém của người bệnh. Việc không điều dưỡng cơ thể và cải thiện hệ miễn dịch để tăng cường khả năng chống chọi với dị nguyên chính là nguyên nhân khiến mề đay dễ tái phát sau điều trị.

Câu hỏi liên quan

Bệnh mề đay có lây không? Có di truyền không? Đây là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Mặc dù không nguy hiểm tính mạng nhưng các triệu chứng của mề đay khiến...

Xem chi tiết

Bệnh mề đay mẩn ngứa có lây không? Có nguy hiểm không? Là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, đặc biệt là những ai đang bị bệnh hoặc nghi ngờ bản thân/người thân của...

Xem chi tiết

Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn và nhanh khỏi nhất là câu hỏi khiến không ít bậc phụ huynh băn khoăn, lo lắng. Khi bị nổi mề đay, trẻ thường xuyên...

Xem chi tiết

Nổi mề đay nằm quạt được không? Có cần kiêng gió không? Đây là những vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, theo quan niệm từ xa xưa, người bị nổi mề đay,...

Xem chi tiết

Bị nổi mề đay mẩn ngứa cần kiêng gì là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Bởi một số yếu tố có thể khiến mề đay lan rộng, ngứa ngáy dữ dội và tiến...

Xem chi tiết

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Các chuyên gia cho rằng, việc sau sinh mẹ bỉm bị nổi mề đay còn xem xét nguyên nhân và dạng bệnh trước khi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe