Tổng Hợp Các Loại Thun Niềng Răng Được Sử Dụng Nhiều 2024

Thun niềng răng là một trong các khí cụ nha khoa giữ vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Tùy vào cấu trúc răng của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại thun và thời gian phù hợp. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại thun niềng răng phổ biến hiện nay.

Thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng có hình dáng rất giống với các loại thun thông thường. Tuy nhiên chúng lại có độ đàn hồi rất tốt vì được làm từ loại cao su y tế cao cấp, đảm bảo an toàn và không gây kích ứng trong khoang miệng.

Thun niềng răng là gì
Thun niềng răng là gì

Tùy từng trường hợp mà vị trí và thời gian gắn thun sẽ khác nhau, có thể là vài tuần nếu khớp cắn ổn định hoặc có khi kéo dài vài tháng, thậm chí là suốt các quá trình niềng răng nếu khớp cắn của bạn chưa hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên không phải cứ niềng răng thì phải sử dụng thun, việc này phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Thông qua quá trình thăm khám, kiểm tra và phân tích tình trạng răng mới có kết luận cụ thể.

Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thun niềng răng:

  • Răng mọc lệch
  • Răng mọc chìa ra trước hoặc sau.
  • Răng mọc khấp khểnh.
  • Khớp cắn hở hoặc khớp cắn đối đầu.
  • Răng khểnh thông thường.
  • Răng bị mọc lệch ra khỏi khuôn hàm.

Rerview giải đáp: Niềng răng lệch khớp cắn có hiệu quả không từ hội những người niềng răng.

Tác dụng của dây thun niềng răng

Thun niềng răng đóng vai trò quan trọng trong niềng răng với mục đích để móc từ hàm trên xuống hàm dưới giúp tạo lực kéo. Nhờ có thun chỉnh nha, các răng sẽ di chuyển nhanh chóng hơn, đồng thời giúp căn chỉnh răng hàm trên và răng hàm dưới phù hợp khớp cắn.

Ngoài việc chỉnh khớp cắn, dây thun còn có tác dụng kéo chỉnh răng khểnh, răng mọc lệch khớp cắn, răng lệch nhân trung hay răng mọc khấp khểnh về đúng vị trí theo phác đồ điều trị.

Trong quá trình niềng răng, nếu đeo dây thun thường xuyên với lực kéo ổn định, các răng sẽ được dịch chuyển nhẹ nhàng và từ từ về đúng vị trí mong muốn.

Báo Giá Chi Tiết: Chi phí niềng răng khấp khểnh từ các Nha Khoa uy tín

Dây thun còn có tác dụng kéo chỉnh răng khấp khểnh, mọc lệch về đúng vị trí
Dây thun còn có tác dụng kéo chỉnh răng khấp khểnh, mọc lệch về đúng vị trí

Các loại thun niềng răng phổ biến

Do cấu tạo răng của mỗi người khác nhau nên phác đồ điều trị cũng không giống nhau. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thun phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là các loại thun niềng răng phổ biến hiện nay:

Thun chuỗi

Thun chuỗi hay còn gọi là thun buộc tại chỗ (Power) được thiết kế thành một dải cao su gồm nhiều vòng chữ O kết nối lại với nhau. Đặc biệt nó được làm từ chất liệu có độ bền, đàn hồi cao, không thấm nước và có tới 28 màu sắc khác nhau để bạn có thể lựa chọn theo sở thích.

Thun chuỗi được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo kích thước, lực kéo và loại niềng răng.

  • Theo kích thước gồm có: Thun đóng (thun chuỗi liên tục), thun chuỗi ngắn, thun chuỗi dài.
  • Theo lực kéo gồm có: Thun chuỗi nặng, thun chuỗi nhẹ và thun chuỗi trung bình.
  • Theo loại niềng răng gồm có: Thun chuỗi mỏng và thun chuỗi sợi dày.

Loại khí cụ này có công dụng đóng các khoảng trống giữa hai răng hoặc nhiều răng trong quá trình niềng răng. Sự kết hợp giữa mắc cài, dây cung niền răng và dây thun sẽ làm cho thời gian điều trị được đẩy nhanh hơn.

Thun liên hàm

Thun liên hàm có cấu tạo từ cao su, độ dẻo cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới, kết hợp với mắc cài, dây cung nhằm điều chỉnh răng về trị trí mong muốn.

Tác dụng chính của thun liên hàm là để căn chỉnh khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới sao cho chúng đều nhau và đúng khớp cắn. Vì vậy, loại thun này thường được sử dụng trong các trường hợp nắn chỉnh răng khểnh, răng bị mọc lệch hay răng không nằm cùng trên một đường cung.

Để đảm bảo độ đàn hồi, thời gian thay thun liên hàm trung bình  là 12 tiếng/lần. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thay, do đó khi về nhà bạn có thể tự thay dây thun cho mình hàng ngày mà không cần đến phòng khám.

BẠN ĐÃ BIẾT: Niềng răng không mắc cài 3D Clear là gì? Chi phí bao nhiêu và có nên sử dụng không?

Thun liên hàm có độ dẻo cao
Thun liên hàm có độ dẻo cao

Các loại thun liên hàm hay được sử dụng trong nha khoa:

  • Thun liên hàm loại I: Thường được dùng cho các khe hở của răng.
  • Thun liên hàm loại II: Thường được sử dụng để củng cố neo trong trường hợp phải nhổ răng, di chuyển răng cửa hàm trên, các khoảng lớn cho răng hàm trên và di chuyển qua trục cho răng hàm dưới.
  • Thun liên hàm loại III: Được dùng để chỉnh sửa khe hở dưới.

Thun đơn

Thun đơn giúp cố định mắc cài và dây cung lại với nhau. Loại khí cụ này có rất nhiều màu sắc khác nhau nên thường được các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn sử dụng. Thun đơn chỉ có độ giãn nhất định nên người bệnh sẽ phải thay dây mới trung bình khoảng 2 tuần một lần.

Thun tách kẽ

Thun tách kẽ (Orthodontic separators) có vai trò giúp nới rộng khoảng cách giữa các răng hàm nhằm tạo khoảng cách để đặt mắc cài hoặc đặt khâu vào răng.

Hiện nay có 2 loại thun tách ké là thun cao su và thun kim loại, tuy nhiên thun cao su vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong nha khoa.

  • Thun cao su: Được làm từ cao su nguyên chất 100%, an toàn và lành tính cho khoang miệng. Thun cao su thường có màu xanh với kích thước khoảng 1mm nhưng hơi cứng và dễ tự rơi ra khi đạt đến khoảng không cần thiết.
  • Thun kim loại: Được làm từ kim loại, có hình chữ L với vài lớp lò xo bên trong. Dù đạt đến khoảng không cần thiết, thun kim loại cũng sẽ không tự rơi ra như thun cao su. Tuy nhiên vì được làm từ kim loại nên loại khí cụ này dễ gây tổn thương cho môi, má và lưỡi khi sử dụng.

Thực hư chuyện niềng răng hóp má: Có bị hóp má thật không? Lý giải lý do niềng răng bị hóp má và cách khắc phục.

Thun tách kẽ sử dụng trong nha khoa
Thun tách kẽ sử dụng trong nha khoa

Thun kéo

Thun kéo có cấu tạo từ latex cao su y tế cao cấp, gồm nhiều vòng liên kết với nhau. Loại khí cụ này có công dụng di chuyển răng theo cơ chế trượt, đồng thời giúp điều chỉnh khớp cắn, nhờ đó răng được thẳng hàng hơn.

Một thun kéo được móc vào mắc cài hàm trên và đầu còn lại móc với mắc cài hàm dưới, sao cho thun kéo ở vị trí thẳng đứng hoặc chéo giữa hai hàm. Việc thay khá đơn giản nên bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thực hiện, sau đó bạn có thể tự thay tại nhà.

Những lưu ý khi đeo thun trong niềng răng

Khi đeo thun trong niềng răng bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Nên tháo thun niềng răng khi ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng.
  • Không tự ý tăng số dây thun niềng răng vì có thể làm tăng lực kéo không phù hợp gây hại cho chân răng, đồng thời sai lệch khớp cắn.
  • Đảm bảo thời gian thay thun niềng răng mới theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Việc thay thun đơn giản nhưng bạn cần nhớ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện và không được há miệng quá to vì sẽ có thể làm đứt dây thun, bật vào bên trong miệng.
  • Thay thun đúng chỉ định để đảm bảo thời gian niềng răng.
  • Thời gian đầu mới đeo thun, bạn có thể thấy khó chịu, vì vậy không nên há miệng quá to.
  • Nếu dây thun bị mất hoặc xảy ra vấn đề bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất để không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

Có thể bạn quan tâm: Khuôn mặt thay đổi sau khi niềng răng như thế nào? Xem ngay hình ảnh cụ thể trước và sau niềng

Nên tháo thun niềng răng khi vệ sinh răng miệng
Nên tháo thun niềng răng khi vệ sinh răng miệng

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn kiến thức về các loại thun niềng răng phổ biến hiện nay. Để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất và sớm có được hàm răng đều đẹp như ý, bạn cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ.

THÔNG TIN LIÊN QUAN