Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày là vấn đề cần đặc biệt lưu ý. Lý do là bởi nếu sử dụng các thực phẩm không phù hợp thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, kéo dài tác động tới sự phát triển của thai nhi. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết xung quanh vấn đề này để quý bạn đọc cùng tham khảo. 

Nên bổ sung thực phẩm nào vào thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Với mẹ bầu, chế độ ăn uống đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng nếu mẹ bầu bị đau dạ dày phải làm sao? thì đây là vấn đề càng quan trọng và đáng lưu tâm hơn. Việc xây dựng một thực đơn khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mang đến tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị, làm giảm bớt các cơn đau cùng với triệu chứng của bệnh.

Chưa hết, thực đơn đủ dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi có sự phát triển tốt nhất. Vậy thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên bổ sung những thực phẩm nào, phần dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích để mẹ bầu cùng tham khảo.

Tăng cường rau xanh

Nghiên cứu đã chỉ ra, những rau củ quả có màu xanh rất giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng. Đây là những thành phần rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ đang bị đau dạ dày. Khi được bổ sung thêm nhiều rau xanh vào thực đơn hàng ngày, hệ tiêu hóa của mẹ bầu sẽ hoạt động tốt nhất.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên tăng cường rau xanh
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên tăng cường rau xanh

Quá trình trao đổi chất cũng nhờ đó được thúc đầy, giúp ngăn ngừa một số vấn để về đường ruột, trong đó có chứng táo bón. Chưa hết, trong rau xanh còn có chứa một hàm lượng nước nhiều, với độ pH kiềm rất tốt cho việc trung hòa dịch vị axit dạ dày, làm giảm lượng axit dư thừa, cũng như các cơn đau vùng thượng vị.

Ăn nhiều rau xanh còn là cách để mẹ bầu cải thiện những triệu chứng kèm theo sau đó như đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu. Các loại rau xanh nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày là bắp cải, súp lơ, rau dền và rau mồng tơi,…

Đọc thêm: Đau dạ dày không nên ăn rau gì? Top 16 loại người bệnh cần kiêng

Bổ sung trái cây

Trong trái cây tươi có chứa hàm lượng khoáng chất, vitamin cùng với các chất chống oxy hóa dồi dào. Những thành phần này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Chính vì thế, mẹ bầu bị đau dạ dày nên bổ sung thêm những loại quả giàu vitamin C như việt quất, bưởi, dâu tây, cam, quýt,…

Chúng còn có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hay các biểu hiện của cúm ở trong thai kỳ. Chưa hết, các loại hoa quả còn có chứa chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của các mẹ bầu đang bị đau dạ dày. Tiêu biểu cho nhóm này là lựu, táo, bơ, chuối.

Bổ sung thêm trái cây vào thực đơn không chỉ giúp phòng ngừa các cơn đau bao tử xuất hiện mà còn mang tới nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể của mẹ bầu. Tuy vậy, mẹ bầu cần chú ý ăn nên ăn hoa quả sau khi ăn khoảng nửa giờ đồng hồ và không nên ăn khi đói.

Đọc ngay: Bị đau dạ dày nên ăn trái cây gì? Các loại trái cây tốt cho người bệnh

Sử dụng sữa chua trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Với các bác bầu bị đau dạ dày thì sữa chua là món đồ không nên bỏ qua. Việc ăn sữa chua đúng cách sẽ hỗ trợ tốt cho sức khỏe tiêu hóa của người mẹ. Các men vi sinh Lactobacillus và Bifidobactoria có trong sữa chua mang đến tác dụng làm giảm những triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra, giảm chướng bụng, ợ hơi và khó tiêu.

Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, tốt cho tiêu hóa

Đặc biệt, Probiotic có trong sữa chua còn rất hiệu quả trong việc kháng viêm, giúp hồi phục nhanh hơn tình trạng viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp tăng cường sức đề kháng, gia tăng khả năng miễn dịch cho mẹ bầu. Axit lactic dồi dào trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn HP. Nhờ đó góp phần cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Cá hồi

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày trong đêm nên bổ sung thêm cá hồi bởi đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều tác dụng tốt với hệ tiêu hóa. Những món ăn được chế biến từ cá hồi có nhiều dinh dưỡng và hàm lượng protein. Vì thế, chúng có thể cung cấp nhiều năng lượng để tăng cường sức khỏe cho các mẹ bầu.

Hàm lượng omega-3 có trong cá hồi khá dồi dào, giúp tăng sự phát triển lợi khuẩn đường ruột. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có chứa nhiều công dụng đặc biệt khác như làm đẹp da, cải thiện giấc ngủ, phòng ngừa bệnh lý tim mạch, tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Hàm lượng DHA lớn trong cá hồi cũng giúp ổn định tinh thần, giảm stress khi mang thai. Đây chính là tác dụng tuyệt vời của cá hồi dành cho sức khỏe của các mẹ bầu.

Đừng bỏ qua trứng

Thêm một loại thực phẩm khác nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày đó là trứng. Nguồn protein có trong trứng rất có lợi đối với sự phát triển của thai nhi, đồng thời cũng giúp tăng cường sức mạnh cho mẹ.

Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào, tốt cho sự phát triển của thai nhi
Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào, tốt cho sự phát triển của thai nhi

Nghiên cứu cho thấy, trong một quả trứng gà có chứa tới khoảng hơn 70 calories, đây chính là nguồn năng lượng dồi dào và cần thiết đối với quá trình mang thai của mẹ bầu. Bên cạnh đó, trong trứng cũng có chứa những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe khác như kẽm, Omega-3, choline,… Chúng sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày và rất nhiều bệnh lý liên quan khác.

Xem thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và trứng gà đơn giản hiệu quả

Thực đơn cho bà bầu nên thêm ngũ cốc

Mẹ bầu có thể sử dụng ngũ cốc như một bữa phụ để tăng thêm năng lượng. Nghiên cứu đã chỉ ra các chất xơ có trong ngũ cốc có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, giúp chữa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa khi mẹ mang thai. Mỗi loại ngũ cốc sẽ có chứa hàm lượng dinh dưỡng không giống nhau.

Tuy nhiên, phổ biến nhất là những thành phần như vitamin, Axit Para Aminobenzoic, Folic… Thành phần này giúp mang đến nguồn năng lượng dồi dào cho các mẹ bầu, giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh tật.

Enzyme Amylase có chứa trong ngũ cốc là thành phần rất tốt với sự phát triển của thai nhi. Chất này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ những ưu điểm tuyệt vời nói trên, ngũ cốc được nhiều chuyên gia khuyên nên thêm vào thực đơn dành cho bà bầu bị đau dạ dày.

Nên uống đủ nước

Việc uống đủ lượng nước cũng vô cùng quan trọng đối với chị em đang ở trong thai kỳ, đặc biệt là các mẹ bầu bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, mỗi ngày, lượng nước mẹ bầu cần bổ sung là khoảng từ 2,5 đến 3 lít tùy theo cơ địa của mỗi người.

Khi cơ thể bổ sung đủ lượng nước cần thiết thì việc điều hòa thân nhiệt sẽ tốt hơn, hạn chế tình trạng táo bón.

Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày
Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày

Bên cạnh đó, uống đủ nước còn giúp mẹ bầu kiểm soát được nồng độ acid từ dịch vị, từ đó giảm triệu chứng của các cơn đau do việc tăng tiết dịch acid. Quan trọng nhất là việc cung cấp đủ nước sẽ giúp hạn chế tình trạng thiếu ối, giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Mẹ bầu nên uống nước ấm thay vì sử dụng nước lạnh để đảm bảo an toàn cho dạ dày và cổ họng. Bên cạnh nước lọc, các mẹ có thể bổ sung thêm nước ép rau củ quả để dễ uống hơn.

Chia sẻ thêm: Bị đau dạ dày uống nước dừa được không và những lưu ý khi sử dụng

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn dành cho bà bầu, chị em cũng cần kiêng hoặc hạn chế một số loại đồ ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tham khảo những món mẹ bầu nên kiêng dưới đây để có được chế độ ăn khoa học, phù hợp nhất.

Kiêng đồ tái, đồ sống

Trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên loại bỏ hoàn toàn các món đồ sống và đồ tái. Cách chế biến này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị bệnh đau dạ dày của mẹ bầu.

Chuyên gia đã chỉ ra trong nhóm thực phẩm tái, sống chứa rất nhiều vi trùng và vi khuẩn. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu yếu, nếu ăn phải những thực phẩm này rất dễ bị tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng và tái phát chứng đau dạ dày.

Chưa hết, thịt gia cầm, thịt lợn nếu không được chế biến kỹ thì rất dễ mang vi khuẩn E. coli, Listeria vào trong cơ thể. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp sử dụng đồ sống dẫn tới ngộ độc thực phẩm.

Đọc ngay: Đau dạ dày nên kiêng ăn gì? Nguyên tắc ăn uống cho người bị đau dạ dày

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên hạn chế đồ chiên rán

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng nhóm thức ăn được chế biến bằng cách chiên, xào, có lượng dầu mỡ cao. Nghiên cứu đã chỉ ra nhóm thực phẩm này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, trong đó có thể kể tới:

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên kiêng đồ chiên rán
Mẹ bầu bị đau dạ dày nên kiêng đồ chiên rán
  • Làm gia tăng thêm tình trạng đau dạ dày, gây khó tiêu và viêm loét dạ dày, thậm chí làm tổn thương ruột.
  • Sử dụng nhiều đồ chiên rán có thể làm gia tăng tình trạng chướng bụng, buồn nôn ở các mẹ bầu.

Nhóm thực phẩm chua

Một số mẹ bầu thèm chua trong quá trình mang thai, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, chị em nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này, nhất là người đang bị đau dạ dày. Nguyên nhân được lý giải là các loại dưa cải muối, kim chi hoặc trái cây có vị chua sẽ làm tiết dịch axit dạ dày nhiều.

Điều này sẽ làm gia tăng các cơn đau dạ dày, đẩy nhanh quá trình viêm loét ở niêm mạc và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Quá trình mang thai nếu sử dụng thêm nhiều đồ chua còn có thể ảnh hưởng tới việc tiếp nhận dinh dưỡng của thai nhi. Tình trạng loãng xương, suy thận cũng có nguy cơ xảy ra nếu mẹ bầu sử dụng quá nhiều đồ chua.

Mẹ bầu nên kiêng nhóm thực phẩm gây dị ứng

Thêm một nhóm thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày đó là các thực phẩm gây dị ứng. Thực tế rất khó để biết chị em đang bầu bị dị ứng với thực phẩm nào khi chưa sử dụng chúng trước đó. Thậm chí, khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến gây dị ứng với một thực phẩm nào đó.

Nhưng nếu như đã có tiền sử bị dị ứng trước đó thì tốt nhất nên tuyệt đối tránh ở giai đoạn này. Tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu mà các biểu hiện khi sử dụng thực phẩm gây dị ứng sẽ không giống nhau. Thông thường, với mức độ nhẹ, dấu hiệu sẽ là nổi mẩn ngứa, ban đỏ, đau bụng.

Những trường hợp nặng hơn có thể gây suy hô hấp hoặc thậm chí là sốc phản vệ. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng cao như hải sản, tôm, cua,…

Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga được nhiều chị em ưa thích, lựa chọn sử dụng, tuy vậy với mẹ bầu đang bị đau dạ dày thì nên hạn chế. Khí CO2 và axit có ở trong nước ngọt có ga có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm loét và đau dạ dày.

Uống nước ngọt có ga có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, ợ hơi
Uống nước ngọt có ga có thể làm gia tăng tình trạng ợ chua, ợ hơi

Bên cạnh đó, uống nước ngọt có ga còn có thể dẫn tới các triệu chứng khác bao gồm ợ chua, chướng bụng, ợ hơi. Sử dụng thuốc uống này nhiều còn là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì, tim mạch, tổn hại tới răng và xương.

Rượu bia

Trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày không nên có rượu bia. Thành phần của thức uống này có chứa khí CO2, có thể làm gia tăng tình trạng đau dạ dày. Thậm chí, sử dụng nhiều rượu bia còn gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Khi uống nhiều rượu bia sẽ khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị dị tật và kém thông minh.

Ngoài ra, mẹ bầu sử dụng rượu bia còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác như sức khỏe suy yếu, mất sữa sau sinh hoặc sảy thai. Đây là những vấn đề hết sức nghiêm trọng nên mẹ bầu cần đặc biệt phải lưu ý để tránh gây ảnh hưởng tới thai kỳ.

Chuyên gia chia sẻ: Những nước uống tốt cho dạ dày bà bầu

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Khi lựa chọn và xây dựng thực đơn cho mẹ bầu bị đau dạ dày, bên cạnh các món nên sử dụng và không nên, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Bổ sung vào thực đơn của mẹ bầu các thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn
Bổ sung vào thực đơn của mẹ bầu các thực phẩm tươi, đảm bảo an toàn
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn với đa dạng hơn các món ăn để cung cấp đủ chất và không gây chán cho mẹ bầu.
  • Nên chọn sử dụng các nguyên liệu tươi sống thay vì dùng đồ đông lạnh để cung cấp đủ chất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Bệnh nhân nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng theo từng tuần thai để tăng cường các thực phẩm cần thiết, giúp bé có được điều kiện phát triển tốt.
  • Mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm tình trạng khó chịu, ngăn chặn các cơn ốm nghén ở mẹ bầu.
  • Các chị em cũng nên nhai kỹ, ăn chậm để giảm gánh nặng tới dạ dày khi tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó khi được nghiền nhỏ thì các dưỡng chất cũng có thể hấp thụ nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bên cạnh chú ý tới thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày cũng cần quan tâm với chế độ vận động sau khi ăn. Theo đó, chuyên gia khuyên các mẹ bầu nên hạn chế việc vận động hay tập luyện ngay sau khi ăn, thay vào đó hãy chờ ít nhất khoảng 30 phút để bắt đầu bằng việc đi lại nhẹ nhàng.
  • Việc chế biến nên ưu tiên các thức ăn mềm, lòng để quá trình tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Mẹ bầu cũng cần ăn uống đúng giờ, đủ chất và không được bỏ bữa để tránh ảnh hưởng tới em bé.

Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên tăng cường rau xanh, củ quả, sữa chua, trứng, cá hồi và uống đủ nước. Mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe thai kỳ thường xuyên để vượt cạn an toàn, thành công.

Tin tức liên quan khác:

Câu hỏi liên quan

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe