Bệnh thoái hóa khớp: Chia sẻ các thông tin quan trọng nhất cho bệnh nhân

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Nguyễn Đình Tùy | Chuyên Khoa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng khám Favina

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp rất thường gặp ở những người cao tuổi và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của người bệnh. Nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách, bệnh nhân có nguy cơ bị bại liệt và chịu nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Khớp là phần nối ở giữa các đốt xương, bao gồm lớp sụn mềm cùng với dịch nhầy giúp làm bôi trơn các khớp. Nhờ vậy, các hoạt động trong ổ khớp có thể diễn ra nhịp nhàng và trơn tru hơn, khớp xương cũng không có hiện tượng bị ma sát gây ra các cơn đau nhức.

Tình trạng đau vai gáy kéo dài suốt 2 năm khiến cô Thanh suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Sau một thời gian chịu đựng rồi chạy chữa nhiều nơi, cuối cùng cô cũng tìm ra cách thoát khỏi sự dày vò của những cơn đau nhức, ê mỏi…

Thực tế, thoái hóa khớp là chứng bệnh xương khớp liên quan mật thiết với quá trình thoái hóa tự nhiên do vấn đề tuổi tác. Khi các khớp bị thoái hóa sẽ đặc trưng bởi tình trạng tổn thương ở sụn khớp và phần xương dưới sụn. Cụ thể là phần mô sụn có thể bị bào mòn, nứt vỡ theo thời gian. Lâu dần các đầu xương sẽ chạm vào nhau và gây ra đau nhức dữ dội.

Tùy theo từng vị trí thoái hóa trên cơ thể mà có các thể bệnh khác nhau như: Thoái hóa khớp gối, khớp vai, thoái hóa khớp háng,… Bệnh chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, đặc biệt là người ngoài 60 tuổi bởi cơ thể đã lão hóa nhiều. Tuy nhiên, ngoài ra cũng có những người thường lao động nặng nhọc, bị thừa cân béo phì, người có tiền sử chấn thương khớp cũng dễ mắc bệnh. Chứng bệnh này cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp là bệnh gì
Thoái hóa khớp là bệnh gì

Các giai đoạn của thoái hóa sụn khớp

Cũng tương tự như nhiều bệnh lý về xương khớp khác, thoái hóa khớp sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn tăng dần về mức độ. Bệnh khi được điều trị ở những thời điểm sớm sẽ đạt kết quả tốt và rút ngắn thời gian. Dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh giúp bạn hiểu rõ hơn:

Giai đoạn 1: Bệnh khởi phát chưa rõ ràng

Đây chính là thời điểm những triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện nhưng chưa thể hiện rõ ràng. Người mắc sẽ dễ dàng lầm tưởng với những chứng đau nhức xương khớp thông thường do thời tiết thay đổi. Nhưng chúng ta có thể cảm nhận các cơn đau này tăng dần mức độ khá rõ rệt khi bạn ngồi ở tư thế quá lâu, đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống sẽ càng đau nhức.

Khi thực hiện thăm khám ở giai đoạn đầu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn bởi chưa thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh nếu chỉ thực hiện khám lâm sàng và chụp X-quang.

Giai đoạn 2: Thoái hóa nhẹ

Sang tới giai đoạn 2, bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm nhận được những biểu hiện đau nhức tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp ở thời điểm này vẫn còn đang ở mức độ nhẹ, ổ sụn khớp chưa bị tổn thương nặng, phần bao hoạt dịch bên trong vẫn lành lặn. Vì vậy, khớp vẫn được cung cấp đầy đủ lượng dịch nhầy để duy trì các hoạt động bình thường của cơ thể.

Ở giai đoạn này, sẽ hình thành các gai xương nhỏ và va chạm với phần mô khớp. Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng đau nhức nhiều hơn, đặc biệt là khi vận động. Trong quá trình thăm khám và thực hiện chụp X-quang, chúng ta có thể phát hiện ra hình ảnh của các gai xương cùng với những khe khớp đang bị thu nhỏ diện tích.

Bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn tiến triển
Bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn tiến triển

Giai đoạn 3: Thoái hóa rõ rệt

Lúc này người bệnh sẽ bước vào giai đoạn các triệu chứng thoái hóa rõ ràng hơn, gai xương cũng hình thành nhiều thêm với các kích thước vừa và lớn. Thông qua các hình ảnh chụp X-quang, bạn sẽ thấy các gai xương rất rõ, sụn khớp bị bào mòn và nặng hơn là biến dạng lớp xương ở dưới sụn.

Người bệnh thấy các cơn đau nhức nặng hơn ở vùng khớp bị thoái hóa, đặc biệt khi bạn leo cầu thang, xoay người hoặc chạy bộ. Đây được coi là giai đoạn bệnh diễn tiến khá nghiêm trọng. Ổ khớp bị viêm nhiễm nặng và phần bao hoạt dịch cũng bị tổn thương.

Giai đoạn 4: Thoái hóa nặng

Ở giai đoạn 4, bệnh thoái hóa đã nghiệm trọng hơn rất nhiều và dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Xương khớp của người bệnh đã bị bào mòn gần như toàn bộ, dịch nhầy từ ổ khớp bị giảm đáng kể, không đủ để đáp ứng cho các hoạt động của sụn khớp. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức rất dữ dội, cùng với đó là tình trạng bị cứng khớp, chân tay tê bì, các hoạt động vận động hàng ngày đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Khi bệnh phát triển nặng hơn, việc điều trị khỏi hẳn gần như là không có khả năng, chúng ta chỉ có thể sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn để cải thiện các biểu hiện của bệnh. Đa số các trường hợp bệnh nhân này sẽ được yêu cầu thực hiện các can thiệp ngoại khoa để có thể xử lý bệnh một cách tốt nhất.

Những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp

Như chúng tôi đã chia sẻ ở phần đầu, bệnh thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Theo thời gian, hệ thống xương khớp sẽ bị thay đổi về cấu trúc và gây suy yếu nhanh chóng. Đặc biệt, người cao tuổi khi gặp phải bệnh lý này sẽ thường ở mức độ nặng và khó để chữa trị hơn.

Ngoài ra, có thể kể đến một số nguyên nhân quan trọng khác như sau:

  • Tính chất công việc: Nghề nghiệp bạn đang làm cũng có thể tác động rất nhiều tới sức khỏe của xương khớp. Theo đó, xương khớp sẽ nhanh chóng thoái hóa hơn khi chúng ta làm các công việc liên quan tới khuân vác nặng. Hoặc nhân viên văn phòng cũng là đối tượng dễ mắc bệnh vì thường ngồi một chỗ quá lâu, lười vận động.
  • Chấn thương khi tập luyện thể thao: Các chấn thương tại xương khớp có thể xảy ra trong quá trình chúng ta tập luyện các môn thể thao. Bởi bạn không có bài tập khởi động kỹ, thực hiện các động tác sai kỹ thuật sẽ gây ra những tổn thương khá nghiêm trọng.
  • Thói quen sinh hoạt: Nhiều người không biết rằng, thói quen sinh hoạt cũng là một trong những nguyên do hàng đầu gây ra tình trạng thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý về xương khác. Cụ thể như: Do bạn ngồi sai tư thế, thường xuyên mang giày cao gót,….
  • Do các bệnh lý về xương khớp khác: Khớp bị thoái hóa cũng có thể là hậu quả biến chứng từ các bệnh về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, gai cột sống hay viêm đau khớp,….
  • Chế độ ăn uống chưa đảm bảo: Cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, thiếu trầm trọng các vitamin, khoáng chất thiết yếu như: Photpho, canxi,… là một yếu tố gây ra bệnh thoái hóa. Đây cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Cơ thể bị thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng cao sẽ càng gây ra nhiều áp lực lên hệ thống khung xương. Bởi vậy, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đa khớp ở người béo phì cũng cao hơn rất nhiều.
  • Yếu tố di truyền, bẩm sinh: Khi trong gia đình bạn có người mắc thoái hóa khớp hay các bệnh về xương khớp nói chung, tỷ lệ con cái đời sau mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Ngoài ra, trẻ nhỏ khi còn ở trong bụng mẹ có thể gặp các vấn đề liên quan tới dinh dưỡng hay các tổn thương của người mẹ trong quá trình mang thai đều có nguy cơ bị thoái hóa bẩm sinh.
Lao động nặng nhọc cũng là một trong các yếu tố gây bệnh hàng đầu
Lao động nặng nhọc cũng là một trong các yếu tố gây bệnh hàng đầu

Những triệu chứng thoái hóa khớp thường gặp nhất

Bệnh thoái hóa xương khớp ở giai đoạn đầu thường sẽ khó để có thể nhận biết vì các triệu chứng chưa rõ ràng. Tình trạng này có thể xuất hiện tại một vị trí riêng biệt hoặc cũng có thể ở nhiều khớp cùng lúc. Theo đó, các chuyên gia xương khớp phân chia những biểu hiện của bệnh theo từng vị trí tổn thương như sau:

Thoái hóa tại khớp bàn tay, ngón tay

Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Khớp bàn tay, ngón tay bị sưng đau, chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được vị trí sưng bằng mắt thường.
  • Ở vị trí của các khớp hình thành những mô cứng, hơi cong nhẹ và còn xuất hiện gồ ghề.
  • Người bệnh bị cứng khớp ngón tay, khó khăn khi thực hiện các cử động nắm mở bàn tay. Đồng thời còn xảy ra rối loạn cảm giác, bạn không cảm nhận được nhiệt độ dù tay chạm vào đồ nóng hay lạnh.
  • Ở tình trạng nặng, bệnh nhân còn có thể bị liệt bàn tay tạm thời và nguy hiểm nhất chính là mất khả năng cử động vĩnh viễn.

Thoái hóa khớp bàn chân, ngón chân

Những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân lúc này đó là:

  • Bàn chân bị đau nhức, cơn đau nặng nhất là tại phần khớp bị thoái hóa.
  • Chân có hiện tượng sưng viêm và tấy đỏ tại các ổ khớp.
  • Khả năng di chuyển, vận động của người bệnh bị hạn chế một cách rõ rệt.
  • Khi bàn chân bị thoái hóa khớp, ngón chân sẽ thường bị cong vẹo và co cứng.
  • Lúc ngủ dậy vào mỗi sáng, bệnh nhân sẽ khó có thể đứng vững ngay khi vừa bước chân xuống giường.

Thoái hóa khớp gối

Khớp gối cũng rất dễ bị thoái hóa với những triệu chứng đặc thù sau:

  • Bệnh nhân bị đau nhức ở phần khớp gối phía trước và ở hai bên cạnh.
  • Quá trình đứng lên ngồi xuống gặp nhiều khó khăn, bạn có thể thấy bị mất sức và thường bị khuỵu xuống khi muốn đứng thẳng dậy.
  • Chân tay thường xuyên có cảm giác bị tê bì, khi tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến dạng ở mức nhẹ tại khớp gối.
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và cản trở các hoạt động
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và cản trở các hoạt động

Thoái hóa khớp háng

Khớp háng cũng là vị trí rất nhiều người bị thoái hóa hiện nay, theo đó, chúng ta nhận biết bệnh qua những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện cảm giác tê bì, nhức mỏi ở một hoặc có thể là cả hai bên khớp háng.
  • Cơn đau sẽ lan sâu vào tận phía bên trong ở đằng trước của háng, phần trước đùi và kéo tràn tới đầu gối, sau mông.
  • Bệnh nhân bị hạn chế khả năng vận động, đi lại gặp nhiều khó khăn và có thể phải đối mặt với chứng bại liệt.

Thoái hóa đốt sống thắt lưng

Bao gồm các biểu hiện tổn thương tại vùng thắt lưng, cụ thể như sau:

  • Người bệnh bị đau nhức ở vị trí thắt lưng, đặc biệt là khi bạn giữ cơ thể ở một vị trí quá lâu. Ngoài ra, các cơn đau cũng sẽ xuất hiện nặng hơn vào buổi sáng.
  • Thoái hóa ở đốt sống thắt lưng sẽ làm cho chúng ta bị hạn chế về các cử động, thắt lưng đau nhức và lan cơn đau tới tận phần chi dưới.
  • Cơn đau có thể xuất hiện khá rõ vào thời điểm khi bạn vừa ngủ dậy hoặc khi vận động liên tục.

Bị thoái hóa khớp có nguy hiểm gì không?

Nhiều người đưa ra thắc mắc rằng bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm gì không, có biến chứng không? Thực tế các bệnh lý về xương khớp đều có những nguy hiểm nhất định và nếu không chữa trị sớm sẽ gây ra các biến chứng khá nặng nề.

Bệnh thoái hóa khớp dẫn tới những cơ đau nhức dữ dội khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Khi tình trạng ngày càng tiến triển nặng, bệnh nhân càng gặp khó khăn trong vấn đề vận động, lao động. Nguy hiểm nhất chính là khả năng làm người bệnh bị bại liệt.

Lúc này, tất cả các hoạt động của bạn đều sẽ phải phụ thuộc vào người thân, mất khả năng tự chủ trong các hoạt động sinh hoạt. Tâm lý của người bệnh cũng chịu ảnh hưởng và có thể gây ra trầm cảm.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần biết rằng, nếu có thể phát hiện sớm và có các biện pháp chữa trị đúng, bệnh thoái hóa khớp có thể cải thiện tốt, khả năng hoạt động của các ổ khớp sẽ phục hồi tới 90%. Vì vậy, bệnh nhân cần chủ động nhận biết các dấu hiệu của bệnh và thăm khám sớm để có phác đồ chữa trị kịp thời.

Các cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp

Để đưa ra được phương án chữa trị bệnh đúng cách nhất, thích hợp nhất, chúng ta cần có quá trình thăm khám và xét nghiệm cụ thể. Dựa vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn hướng điều trị bệnh để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Hiện nay, quá trình chẩn đoán của người bệnh sẽ trải qua các bước như sau:

Thăm khám lâm sàng

Thông qua các biện pháp khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đánh giá được sơ bộ tình trạng thoái hóa của ổ khớp, những yếu tố được đánh giá là:

  • Mức độ đau nhức: Người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng đau nhức xuất hiện ở vị trí nào, tần suất đau? Các thời điểm người bệnh gặp khó khăn khi leo bậc thang, đi bộ hoặc lúc đứng lên ngồi xuống.
  • Biến dạng khớp: Xác định tình trạng khớp so với thời điểm trước đó, khớp có bị biến dạng hay lệch trục khớp hay không.
  • Những dấu hiệu khác: Khớp phát ra âm thanh khi cử động, vị trí khớp khi sờ nắn thấy có hiện tượng sưng.

Những xét nghiệm cần thiết:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán thông qua hình ảnh này được chỉ định cho bệnh nhân để xác định cụ thể hơn tình trạng xương khớp. Thông qua phim chụp, các bác sĩ sẽ nhận định được tình trạng tổn thương ở ổ khớp, xương dưới sụn cũng như gai xương.
  • Nội soi khớp: Sử dụng các thiết bị hiện đại để đưa vào ổ khớp qua một vết mổ nhỏ. Dựa vào những hình ảnh thu được, chúng ta có thể đánh giá được mức độ viêm nhiễm ở ổ khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Người bệnh được lấy một lượng dịch khớp nhỏ và áp dụng thêm các biện pháp thích hợp để có thể đánh giá mức độ bệnh cụ thể. Khi thoái hóa đã chuyển nặng, dịch khớp sẽ chuyển sang màu vàng và độ nhớt cũng sẽ có xu hướng giảm nhẹ.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân có được kết quả rất chính xác. Nhưng với cách xét nghiệm MRI, người bệnh cần nhiều chi phí hơn. Chụp MRI sẽ được chỉ định áp dụng khi các biện pháp xét nghiệm khác không có được kết quả chính xác.ư
Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh là rất cần thiết
Thực hiện các xét nghiệm hình ảnh là rất cần thiết

Cách điều trị thoái hóa khớp tốt nhất hiện nay

Dựa vào mức độ cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người bệnh, chúng ta sẽ có những cách chữa trị phù hợp nhất. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị bằng Đông y, Tây y, mẹo dân gian và có thể kết hợp thêm các bài tập vật lý trị liệu.

Chữa bệnh thoái hóa khớp bằng Y học hiện đại

Có rất nhiều người bệnh lựa chọn điều trị thoái hóa khớp bằng Y học hiện đại. Phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng, cải thiện tốt tình trạng đau nhức và giúp người bệnh phục hồi xương khớp một cách rõ rệt.

Sử dụng thuốc Tây

Dựa theo đặc điểm bệnh lý của mỗi người, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Theo đó, những loại thuốc thường được sử dụng nhất hiện nay là:

  • Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Ibuprofen, Paracetamol,…
  • Thuốc giảm đau gây nghiện, thường chứa thành phần Morphin hoặc dẫn chất của Opiod,….
  • Thuốc giảm đau kháng viêm theo dạng tiêm hoặc dạng uống.
  • Nhóm thuốc giãn cơ.
  • Ngoài ra còn có một số thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung các thành phần có lợi cho xương khớp.

Để sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân cần có sự kê đơn từ các bác sĩ, chúng ta tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để uống tại nhà. Trong quá trình dùng, người bệnh cũng không thay đổi liều lượng thuốc, không tự kết hợp các loại thuốc với nhau hay uống ngắt quãng liệu trình gây gián đoạn hiệu quả. Đặc biệt với những thuốc kháng viêm dạng tiêm, bạn cần phải sử dụng dưới sự giám sát từ các bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ.

Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, thuốc Tây nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra một vài tác dụng phụ làm suy gan, thận, vàng da, nôn mửa. Do đó bạn cần hết sức chú ý uống thuốc theo đúng những chỉ dẫn.

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả, bệnh nhân có thể áp dụng thêm một số bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập phù hợp sẽ giúp bạn khôi phục chức năng cho xương khớp, giảm các cơn đau nhức và đẩy nhanh quá trình điều trị.

Thuốc Tây làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh
Thuốc Tây làm giảm nhanh triệu chứng của bệnh

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật về xương khớp nói chung đều được đánh giá là những cuộc đại phẫu khó thực hiện và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ khá nguy hiểm đối với người bệnh. Bệnh nhân có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng tại vết mổ nếu không biết cách chăm sóc tốt. Tuy nhiên, đây là cách để chúng ta có thể điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp.

Hiện nay y học ngày càng phát triển, nên có khá nhiều phương pháp phẫu thuật đem đến tỷ lệ thành công cao cho bệnh nhân và hạn chế được nhiều biến chứng hậu phẫu.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình phẫu thuật, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế lớn, đầy đủ các trang thiết bị máy móc và đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Đồng thời sau ca mổ, bệnh nhân cũng cần chú ý ăn uống theo đúng chế độ phù hợp để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh thoái hóa khớp

Bên cạnh Tây y, cũng có khá nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị thoái hóa khớp bằng Y học cổ truyền. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn lành tính đối với bệnh nhân, thuốc sử dụng lâu dài cũng không gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên vì sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên, nên người bệnh sẽ cần nhiều thời gian hơn để thấy cơ thể có những chuyển biến tích cực.

Để có đơn thuốc phù hợp nhất, bệnh nhân cần tới các phòng khám Đông y. Thầy thuốc sẽ bắt mạch và kê đơn, gia giảm các dược liệu theo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Một số bài thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong thời gian gần đây là:

  • Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh: Gồm có các vị thuốc quen thuộc như: Độc hoạt, sinh địa, tế tân, đương quy, phòng phong, bạch thược, tần giao, xuyên khung, đẳng sâm, cam thảo, ngưu tất,…. Mỗi ngày với người bệnh sắc một thang thuốc, chia đều thành các bữa nhỏ và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh: Ứng dụng các dược liệu quý như: Vương cốt đằng, đỗ trọng, tơ hồng xanh, dây đau xương, gối hạc,…. Thuốc được thay đổi liều lượng các dược liệu theo mỗi thể trạng người bệnh, bạn cần duy trì cho tới hết liệu trình để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.
  • Bài thuốc điều trị xương khớp Quân Dân 102: Gồm có các vị thuốc như: Hy thiêm, kỷ tử, cẩu tích, phòng phong, bạch truật, thương truật, quế chi, thiên niên kiện,…. Thuốc phân chia theo từng giai đoạn điều trị để người bệnh đẩy lùi thoái hóa khớp một cách tốt nhất.
  • Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang: Có các thành phần nguyên liệu chính là: Phác kháo cài, phác mạt nghiền, thau pinh, thau pú lùa, cây tào đông,…. Bài thuốc sẽ được gia giảm dược liệu riêng cho từng bệnh nhân, bạn cần chú ý sử dụng theo đúng những chỉ dẫn để đạt hiệu quả tối đa.
Thuốc Đông y đem đến hiệu quả cao và an toàn
Thuốc Đông y đem đến hiệu quả cao và an toàn

Các mẹo chữa trị trong dân gian

Khi bạn mới bị thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể sử dụng một số mẹo chữa từ dân gian để làm giảm các triệu chứng ngay tại nhà. Những nguyên liệu này đều rất dễ kiếm, chi phí rẻ và cách thực hiện cũng tương đối đơn giản. Người bệnh có thể tham khảo những mẹo sau đây:

  • Lá lốt: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch và ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để cho ráo nước. Bạn thêm vào khoảng 3 đến 4 bát nước để đun cùng. Sau khi nước sôi khoảng 15 đến 20 phút, chúng ta tắt bếp và chắt lấy phần nước cốt. Bệnh nhân uống nước cốt lá lốt đều đặn mỗi ngày, kiên trì sử dụng ít nhất 3 tuần để đạt được hiệu quả.
  • Củ nghệ: Chúng ta dùng một củ nghệ tươi, một lòng đỏ trứng gà và 1 đến 2 thìa dầu dừa. Các nguyên liệu này đem trộn đều với nhau tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó bạn dùng để ăn trực tiếp và duy trì liên tục trong khoảng 1 đến 2 tuần để giúp các cơn đau nhức thuyên giảm.
  • Ngải cứu: Cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu tươi, đem rửa sạch và để cho ráo nước. Sau đó bạn cho lá ngải cứu sao cùng một ít muối biển cho hỗn hợp thật nóng. Tiếp theo, đổ lá ngải ra một khăn vải sạch, đợi cho bớt nóng và chườm lên vị trí bị thoái hóa khoảng 15 phút giúp giảm các cơn đau.
Người bệnh có thể giảm đau nhức bằng các nguyên liệu tự nhiên
Người bệnh có thể giảm đau nhức bằng các nguyên liệu tự nhiên

Chữa thoái hóa khớp ở đâu?

Lựa chọn đúng địa chỉ chữa bệnh sẽ giúp chúng ta đạt được kết quả tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo những bệnh viện, cơ sở y tế sau đây:

  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Có địa chỉ tại Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, quận Ba Đình, liên hệ: 02462356649. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 100 Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh, liên hệ: 0938449768.
  • Bệnh viện Quân Dân 102 Trực thuộc Tổ hợp Y tế Cổ truyền biện chứng Quân Dân 102: Địa chỉ tại Hà Nội: Số 7, ngách 8/11 Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm, liên hệ: 0888598102. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh, liên hệ: 0888698102.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân Tộc: Địa chỉ tại Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, liên hệ: 02471096699. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, quận Phú Nhuận, liên hệ: 02871096699.
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Địa chỉ thuộc số 1 đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, liên hệ: 0957751616.
  • Bệnh viện Quân y 103: Có địa chỉ ở số 261 Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, liên hệ: 1900986869.

Bị bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa trị, người bệnh cần chú ý thêm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi thực phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe xương khớp và khả năng hồi phục của người bệnh.

Các thực phẩm nên dùng cho người bị thoái hóa khớp:

  • Thực phẩm giàu omega-3: Đây là thành phần axit béo rất có lợi cho cơ thể, giúp giảm sưng khớp, kháng viêm và ức chế các enzyme phá hủy sụn khớp. Bạn nên tích cực bổ sung nguồn cá thu, cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá trích, đậu nành, hạt chia, quả óc chó, hàu, trứng cá,…
  • Các loại rau xanh: Vitamin và chất xơ có trong rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng đề kháng và giúp cơ thể chống oxy hóa. Những thực phẩm đó là: Cà chua, bông cải xanh, nấm hương, cần tây, cà rốt, bí,….
  • Các loại trái cây: Nguồn hoa quả cung cấp nhiều vitamin cùng một số khoáng chất thiết yếu để ngăn ngừa mất xương, chống loãng xương và tăng cường khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Người bệnh hãy thường xuyên bổ sung: Bưởi, quýt, cam, chuối, kiwi, quả dâu,….
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa và chế phẩm sữa có khả năng giúp giảm loãng xương và gãy xương. Bởi trong đó có nhiều canxi, phốt pho cùng vitamin và các dưỡng chất rất tốt cho cơ thể.
Bạn nên tích cực bổ sung vitamin và các khoáng chất quan trọng từ sữa cùng các thực phẩm có lợi
Bạn nên tích cực bổ sung vitamin và các khoáng chất quan trọng từ sữa cùng các thực phẩm có lợi

Thực phẩm có hại cần loại khỏi thực đơn:

  • Đồ ăn chứa nhiều đường: Đường chính là yếu tố làm cho các cơn đau nặng hơn, tình trạng viêm càng trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân muốn đẩy nhanh quá trình điều trị cần tránh việc sử dụng các thực phẩm chứa lượng đường cao.
  • Thực phẩm nhiều muối: Muối làm gia tăng lượng natri trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa của các tế bào. Muối còn gây ra mất canxi ở xương, làm xương ngày càng yếu hơn và dễ dàng bị gãy.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này làm người bệnh bị viêm xương khớp nặng hơn, các đau xuất hiện liên tục với mức độ khá nghiêm trọng. Do đó, bạn cần tránh ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,…

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp

Có thể nói rằng, thoái hóa khớp không phải bệnh lý dễ điều trị, đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại. Do đó, chúng ta áp dụng các biện pháp phòng ngừa là yếu tố rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số điều sau đây:

  • Hạn chế việc bê vác đồ nặng, nếu là tính chất công việc, bạn nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ để vận chuyển, đồng thời điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
  • Với những người làm việc văn phòng, bạn cần có thói quen nghỉ ngơi giữa giờ, tránh ngồi ở một chỗ quá lâu sẽ gây hại cho xương khớp.
  • Bạn cũng cần chú ý đến sức khỏe tổng thể, thăm khám định kỳ đều đặn và đặc biệt là khi thấy xương khớp có dấu hiệu đau nhức.
  • Chúng ta cần sắp xếp thời gian làm việc cũng như nghỉ ngơi sao cho hợp lý, duy trì chế độ ăn uống khoa học.
  • Tập luyện các môn thể dục, thể thao là điều rất cần thiết giúp nâng cao độ dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh thoái hóa khớp chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Việc hiểu rõ các kiến thức về bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như có các biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.