Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Chữa Khỏi Được Không? Người Bệnh Cần Lưu Ý Gì?

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể tới ý thức khắc phục bệnh ở mỗi người. Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh có thể cải thiện tình trạng và đẩy lùi triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hoặc làm sai cách có thể dẫn tới những hậu quả nguy hiểm.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Có thể nói thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh của thời gian, là sự biến đổi của cấu trúc từ tốt sang kém chất lượng. Khi cơ thể già đi, hệ thống đốt sống, dây chằng, khớp,… cũng vì vậy mà thoái hóa dẫn tới những triệu chứng như đau nhức, mỏi mệt, khó chịu,… Đây cũng là lý do thoái hóa đốt sống cổ được coi là căn bệnh của người già.

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi không?
Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi không?

Tuy nhiên, hiện nay không ít người trẻ tuổi trong độ tuổi từ 25-30 cũng đã gặp tình trạng này. Nguyên nhân là do thức khuya, thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ kết hợp tác động từ môi trường sống khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn. Bởi vậy, không ít người thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia, căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ là bệnh của thời gian, thoái hóa là quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi. Người mắc bệnh này khó có thể chữa trị dứt điểm, hơn nữa thời gian điều trị cần kéo dài không thể một sớm một chiều. Thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện ở bất cứ ai, kể cả khi còn trẻ. Nó diễn ra âm thầm trong cơ thể, tùy thuộc vào mỗi người mà quá trình này nhanh hay chậm. Thế nhưng, điều này không có nghĩa người bệnh phải chịu đau đớn vì bệnh cả đời. Nếu có phương pháp hợp lý, người bệnh có điều trị khỏi từ 90-95%. 

Xem thêm: TOP 12+ Thuốc Chữa Gai Cột Sống Của Nhật Bản Cho Hiệu Quả Tức Thì

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?

Mặc dù không thể chữa khỏi 100% căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhưng người bệnh có thể đẩy lùi bệnh bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể tới một số phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhằm ngăn ngừa sự phát triển của bệnh. Đây cũng là phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. 
Dùng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ
Dùng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ
  • Xoa bóp, massage, dùng vật lý trị liệu: Người bệnh có thể tìm tới các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, massage,… nhằm giảm nhanh các cơn đau nhức của bệnh. Phương pháp này cũng giúp thư giãn, hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bệnh.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có tác động lớn tới sức khỏe của người bệnh. Bệnh nhân mắc thoái hóa xương có thể bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin… nhằm tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa tình trạng viêm phát triển. Ngoài ra nên tránh một số thực phẩm như thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích,… bởi đây là những thực phẩm tác động xấu tới tình trạng bệnh, khiến bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Người bệnh nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya cũng như làm việc nặng nhọc ở một tư thế, khi ngủ không nên ngủ gối quá cao,… Khi làm việc không nên ngồi quá lâu một chỗ, nên đi lại thường xuyên để cột sống được vận động, co giãn, tránh bị đè nén trong một thời gian dài. Không cúi đầu hoặc ngửa cổ quá lâu, không ngồi sai tư thế nhằm tránh tình trạng đau nhức, co cứng cơ, khớp.
  • Khám bệnh thường xuyên: Cần đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh cũng như có phương án điều trị phù hợp. Người bệnh có  thể sử dụng các phương pháp Đông y, hoặc Tây y để điều trị, tùy thuộc vào thể trạng cũng như cơ địa.
Đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh
Đi khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phải kể tới ý chí của người bệnh. Bởi đây là căn bệnh của thời gian nên cần dùng thời gian để chữa trị, người bệnh vì vậy không nên nóng vội. Hơn nữa, cần duy trì các thói quen tốt nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát, tiến triển sang giai đoạn xấu hơn.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.