Rụng Tóc Vành Khăn: Nguyên Nhân, Giải Pháp & Biện Pháp Phòng Ngừa

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng xuất hiện khá nhiều ở trẻ nhỏ do chứng bệnh còi xương hoặc thiếu vitamin D gây ra. Vấn đề này khiến không ít các bố mẹ lo lắng con có phải mắc bệnh lý gì hay không và làm thế nào để cải thiện. Bài viết dưới đây cùng chuyên trang tìm hiểu kỹ hơn để có thêm thông tin hữu ích nhất. 

Rụng tóc vành khăn là gì và nguyên nhân gây ra?

Rụng tóc vành khăn là hiện tượng chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, lúc này phần tóc ở phía sau gáy tạo thành vành mũ xung quanh đầu bị rụng khá nhiều, có thể nhìn thấy sự khác biệt rất rõ ở hai mảng da đầu.

Rụng tóc vành khăn là tình trạng gặp ở trẻ giai đoạn sơ sinh
Rụng tóc vành khăn là tình trạng gặp ở trẻ giai đoạn sơ sinh

Một số thông tin cho rằng, nguyên nhân của tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh chính là do tình trạng còi xương, thiếu hụt vitamin D, C, kali, sắt, canxi,… dẫn đến việc suy dinh dưỡng. Đặc biệt là tình trạng thiếu hụt vitamin D, bởi đây là vi chất chính hình thành và phát triển nên tóc, lông và móng.

Rụng tóc vành khăn sẽ thấy nhiều ở trẻ dưới 9 tháng tuổi và nhiều nhất là 4 tháng tuổi – giai đoạn sơ sinh đầu đời của bé. Tuy nhiên, một vài trường hợp ít gặp hơn những vẫn có chính là ở giai đoạn 11 – 15 tháng tuổi, hoặc lớn hơn dưới 2 tuổi vẫn có mắc hiện tượng rụng tóc vành khăn.

Một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây nên tình trạng rụng tóc vành khăn như:

  • Ma sát giữa đầu và gối: Giai đoạn những năm tháng đầu đời bé thường xuyên nằm gối và ngủ khá nhiều. Việc ma sát đầu và gối quá mức cũng có thể gây hiện tượng này.
  • Tóc của trẻ quá ít và yếu: Ở một số trẻ có thể do di truyền, do sinh non, chưa đủ tháng tuổi nên tóc yếu hơn bình thường, đồng thời mảnh và thưa hơn. Cho nên những sợi tóc này dễ bị kích thích và gãy rụng khi nằm gối, đội mũ,…
  • Trẻ bị ốm: Giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của bé rất yếu nên dễ bị ốm, sốt hơn. Khi đó, tình trạng sức khoẻ của bé cũng kém đi, đồng thời việc sử dụng thuốc tây điều trị gây tác dụng phụ cũng là nguyên nhân dẫn đến rụng tóc ở trẻ sơ sinh.
  • Nấm tóc: Căn bệnh này ở người lớn có thể dễ dàng lây sang cho trẻ nhỏ nếu không biết cách phòng tránh cũng như chú ý trong cuộc sống hằng ngày.

TÌM HIỂU NGAY: Hướng Dẫn 10 Cách Trị Rụng Tóc Bằng Nha Đam Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Có nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài gây hiện tượng này
Có nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài gây hiện tượng này

Rụng tóc vành khăn có gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ?

Rụng tóc vành khăn chắc chắn sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của bé nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến tính thẩm mỹ và có thể để lại hệ quả trên da đầu bé. Tuỳ từng nguyên nhân khác nhau mà sẽ có những tác hại nhất định của việc rụng tóc này.

Rụng tóc thường xuyên, quá nhiều hình thành nên các mảng da đầu không có tóc, lâu dần sẽ dẫn đến hói đầu. Đây là tình trạng không ai mong muốn vì gây mất thẩm mỹ và bé sau này khi có nhận thức sẽ bị tâm lý, tự tị và xấu hổ.

Với trường hợp rụng tóc do nấm da đầu, không điều trị kịp thời, nấm sẽ lan cả đầu, gây rụng tóc toàn bộ, nấm đi sâu vào đường máu, phát bệnh cả ở những vị trí khác. Sau này việc điều trị sẽ càng khó khăn và vất vả hơn.

Còn nếu việc rụng tóc do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất sẽ càng nguy hiểm hơn. Đặc biệt là thiếu vitamin D bởi đây là chất giúp cơ thể hấp thụ canxi giúp xương, răng chắc khỏe tăng chiều cao. Thiếu dưỡng chất này, cơ thể sẽ bị còi xương, suy dinh dưỡng, phát triển thể chất kém hơn và lâu đần còn hình thành nên nhiều căn bệnh khác.

Vì vậy dù là bất cứ nguyên nhân gì khi gặp tình trạng rụng tóc vành khăn, các bố mẹ nên có phương pháp cải thiện và điều trị phù hợp nhất. Tránh để lại những hệ quả không mong muốn.

KHÔNG NÊN BỎ QUA: TOP 21 Dầu Gội Thảo Dược Trị Rụng Tóc Tốt Nhất Hiện Nay

Rụng tóc vành khăn lâu dần ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bé
Rụng tóc vành khăn lâu dần ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bé

Cách khắc phục tình trạng rụng tóc ở trẻ

Có nhiều trường hợp rụng tóc vành khăn có thể tự khỏi sau vài tháng, tuy nhiên các bố mẹ không nên chủ quan mà có thể áp dụng một trong số những biện pháp khắc phục dưới đây:

Thay đổi tư thế ngủ

Đầu tiên các mẹ nên điều chỉnh lại tư thế nằm cho bé. Không nên cho bé nằm quá lâu trên giường, tăng cường bế, cũng như đổi chỗ nằm và tư thế thường xuyên.

Phụ huynh cũng cần chú ý đến chất liệu chăn gối của bé. Ưu tiên những sản phẩm mềm mại, thấm hút mồ hôi, không làm tổn thương da đầu của bé. Đồng thời vệ sinh chăn gối, chiếu thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc tồn tại.

Các mẹ cũng không cần quá bảo vệ con trong những năm tháng đầu đời. Giai đoạn ở cữ các mẹ hoàn toàn có thể ở cữ, nhưng cũng chọn một vài ngày nắng nhẹ buổi chiều hay sáng sớm, đứng ở cửa hoặc mở nhẹ cửa hít thở không khí trong lành, Cũng như giúp bé hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời.

Bài đọc thêm: Rụng Tóc Tuổi Dậy Thì: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị Tận Gốc

Thay đổi tư thế ngủ phù hợp cho bé
Thay đổi tư thế ngủ phù hợp cho bé

Đưa trẻ đi thăm khám

Khi bạn đã áp dụng các cách khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trên mà tình trạng vẫn xuất hiện, bạn nên đưa bé đến bệnh viện nhi hoặc các cơ sở da liễu để thăm khá.

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra chuyên nghiệp, xác định nguyên nhân gây bệnh và từ đó có thể kê thuốc hoặc có cách điều trị phù hợp nhất tránh những biến chứng sau này. Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc ở bất cứ đâu về để trẻ sử dụng. Điều này rất nguy hiểm mà còn tiềm ẩn tác dụng phụ cho sức khỏe.

Bổ sung dưỡng chất cho trẻ

Nếu nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn được xác định là do thiếu hụt dưỡng chất quan trọng thì các mẹ chỉ cần bổ sung theo liều lượng phù hợp thông qua bữa ăn hằng ngày.

Ở giai đoạn sơ sinh thì bé chỉ yếu là uống sữa mẹ. Vì vậy để bổ sung thì cách là các mẹ cần tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: Tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, các loại đậu,… Dưỡng chất sẽ được chuyển thành sữa mẹ và hấp thụ vào bé khi cho con bú.

Ngoài ra khi các bé cứng cáp hơn có thể cho bé đi tắm nắng thường xuyên hấp thụ vitamin D. Thời gian là từ 6 – 8 giờ sáng và thời gian chỉ khoảng 5 – 7 phút. Tuyệt đối không cho bé tắm nắng ngoài khung giờ này bởi trong ánh nắng có chứa tia cực tím sẽ làm hại da và mắt của trẻ.

Xem thêm: Bị Rụng Tóc Nên Ăn Gì? TOP 15 Loại Thực Phẩm Giúp Tóc Mọc Dày Và Nhanh

Bổ sung dưỡng cần thiết cho bé 
Bổ sung dưỡng cần thiết cho bé

Cách phòng ngừa rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh

Các bố mẹ nên lưu ý cho mình một số những biện pháp phòng ngừa tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh qua những thông tin dưới đây:

  • Tránh để bé nằm quá lâu một tư thế, bế hoặc đổi vị trí nằm cho bé.
  • Vệ sinh chăn ga, giường, quần áo, mũ đội cho bé thường xuyên, nhất là thời điểm vào mùa đông.
  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để đảm bảo nguồn sữa giàu dinh dưỡng nhất, giúp bé khỏe mạnh, chóng lớn, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
  • Khi bé bắt đầu ngưng sữa mẹ, ăn dặm, nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ, đảm bảo dưỡng chất ăn uống hàng ngày được bổ sung đầy đủ nhất.
  • Cẩn thận trong việc tắm gội cũng như sử dụng các loại dầu gội đầu cho trẻ nhỏ.
  • Tắm nắng thường xuyên để cơ thể hấp thụ vitamin một cách tự nhiên nhất.

Trên đây là những thông tin giúp bậc phụ huynh hiểu hơn về rụng tóc vành khăn, cách điều trị cũng như phòng tránh trong cuộc sống. Các mẹ hãy biết cách chăm sóc con tốt nhất để bé phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ.

ĐỪNG BỎ LỠ