Quá Trình Niềng Răng Diễn Ra Như Nào? Gồm Bao Nhiêu Bước?

Quá trình niềng răng như thế nào là thắc mắc chung của khá nhiều người. Biết được các bước trong quá trình niềng răng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi sử dụng dịch vụ. Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc một cách chi tiết cho bạn về quy trình chỉnh nha này.

Quá trình niềng răng gồm những bước nào?

Niềng răng được biết đến là một kỹ thuật chỉnh nha mất khá nhiều thời gian, có thể khắc phục được mọi vấn đề liên quan đến thẩm mỹ hàm răng như: Hàm hô, răng mọc khấp khểnh, răng thưa,… Đối với những ca niềng răng thông thường, thời gian niềng sẽ dao động từ 1 đến 3 năm tuỳ theo mức độ, đòi hỏi phải kiên nhẫn mới có thể đem lại kết quả như mong muốn.

Hình ảnh niềng răng trước và sau
Hình ảnh niềng răng trước và sau

Vậy quá trình niềng răng diễn ra như thế nào và có bao nhiêu bước? Đối với một quy trình niềng răng thông thường sẽ bao gồm 7 bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám và chụp chiếu: Mỗi bệnh nhân khi đến với cơ sở nha khoa đều sẽ được chụp X-quang tổng thể hàm răng, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của hàm, lên kế hoạch điều trị chi tiết.
  • Bước 2 – Tư vấn và chọn gói niềng răng phù hợp: Hiện nay, nha khoa tương đối phát triển, chính vì vậy, ngày càng xuất hiện những phương pháp niềng răng khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu người dùng, như: Niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài sứ dây trong, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng vô hình,… Với mỗi gói dịch vụ lại có mức giá khác nhau. Sau khi xác định tình hình răng miệng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hỗ trợ và tư vấn chọn ra phương pháp phù hợp nhất với khả năng.
  • Bước 3 – Tiến hành lấy dấu hàm răng: Sau khi chụp chiếu, bác sĩ cần lấy dấu răng của bệnh nhân để 1 lần nữa xác định lại tình trạng răng miệng. Đồng thời, lấy dấu răng còn giúp nha khoa thiết kế mắc cài sao cho vừa vặn. Mỗi một người khi thực hiện niềng răng sẽ có một bộ khí cụ riêng và không ai giống ai.
  • Bước 4 – Đặt dây thun niềng răng: Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành đặt dây chun tách kẽ hàm răng, mục đích là tạo ra những khe hở, giúp răng dễ dàng dịch chuyển hơn khi niềng. Trong khi nhét chun vào kẽ răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, bởi cảm giác này sẽ hết khi được 2-3 ngày. Trong bước này, căn cứ vào tình hình hàm răng, nha sĩ có thể nhổ đi một vài chiếc răng thừa trong khuôn hàm.
  • Bước 5 – Gắn mắc cài lên răng: Nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, sau đó bôi Acid lên để tạo độ bám dính trên răng. Khi khô sẽ dùng một loại keo chuyên biệt bôi đè lên, đồng thời bôi xi măng vào mặt trong mắc cài và dính lên bề mặt răng. Cuối cùng là chiếu đèn quang trùng giúp tăng độ bám dính.
  • Bước 6 – Gắn minivis: Đối với một vài trường hợp răng khấp khểnh nhiều, bác sĩ có thể gắn thêm minivis – một khí cụ hỗ trợ thiết kế theo dạng xoắn ốc, gắn vào như một chiếc neo cố định, giúp kéo những chiếc răng vào đúng vị trí.
  • Bước 7 – Tháo bỏ niềng răng: Sau một thời gian, khi nha sĩ cảm thấy răng của bạn đã bắt đầu ổn định, đều và đẹp sẽ cho bạn tháo niềng. Quy trình này không hề gây ra đau đớn, tuy nhiên khi loại bỏ phần xi măng thừa trên răng sẽ hơi đau nhức một chút. Mặc dù đã tháo niềng, nhưng bạn vẫn nên giữ thói quen thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 đến 6 tháng/ lần.

Đừng bỏ lỡ: Niềng răng lệch khớp cắn là gì? Xem ngay hình ảnh cụ thể của bệnh nhân trước và sau khi niềng.

Một quá trình niềng răng cơ bản gồm có 7 bước thực hiện
Một quá trình niềng răng cơ bản gồm có 7 bước thực hiện

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hình dung ra quá trình niềng răng như thế nào. Niềng răng là phương thức chỉnh nha đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì. Sau khi đã được tháo niềng, bạn vẫn cần thêm 6 tháng tiếp theo đeo hàm duy trì để có kết quả như mong muốn.

Yếu tố nào tác động đến mức độ thành công của quá trình niềng răng?

Một ca niềng răng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó phải nhắc đến là:

  • Độ tuổi của bệnh nhân: Đối với lứa tuổi từ 10 đến 16 tuổi, đây được xem là thời điểm vàng để niềng răng. Bởi xương hàm trong độ tuổi này vẫn còn đang trong quá trình phát triển, vì vậy việc niềng răng sẽ nhanh hơn và chính xác hơn.
  • Phương pháp niềng răng: Việc chẩn đoán đúng tình trạng của bệnh nhân sẽ giúp bác sĩ quyết định được phương pháp phù hợp. Hiện nay, 2 phương thức chính là niềng răng mắc cài và niềng răng vô hình. Thông thường, với những ca bệnh nặng, răng khấp khểnh nhiều, nên lựa chọn niềng răng mắc cài sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
  • Tay nghề bác sĩ thực hiện: Tay nghề bác sĩ quyết định rất nhiều đến hiệu quả niềng răng. Niềng răng cần có một lực căng dây chính xác, giúp răng di chuyển theo đúng hướng và bệnh nhân cũng bớt đau đớn hơn.
  • Chăm sóc răng miệng khi niềng: Trong quá trình đeo niềng, răng tương đối nhạy cảm. Chính vì thế bạn cần xây dựng một chế độ chăm sóc hợp lý, hạn chế ăn những đồ cứng hay dai, vệ sinh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn.

Xem ngay: Niềng răng thưa giá bao nhiêu? [TỔNG HỢP] Bảng báo giá chi tiết từ các nha khoa uy tín.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha

Chi phí một quá trình niềng răng bao nhiêu tiền?

Không thể nói chính xác được chi phí của một quá trình niềng răng là bao nhiêu. Bởi chi phí này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như:

  • Cơ sở nha khoa thực hiện niềng răng.
  • Bác sĩ chính thực hiện.
  • Gói dịch vụ sử dụng.
  • Tình trạng răng của bệnh nhân.

Trung bình hiện nay, chi phí niềng răng tại các cơ sở dao động trong khoảng 15 đến 50 triệu đồng đối với niềng răng mắc cài. Đối với niềng răng Invisalign, mức giá lại chênh hơn đáng kể, trong khoảng từ 80 đến 150 triệu.

Cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng trong khi niềng răng

Như đã nói ở trên, yếu tố chi phối đến hiệu quả niềng răng phải kể đến cách chăm sóc thường ngày. Có nhiều bạn thắc mắc niềng răng vệ sinh như thế nào cho chuẩn, để sạch hoàn toàn? Chúng tôi xin gợi ý cho bạn một vài cách chăm sóc sau đây:

Giai đoạn niềng răng nên bổ sung thêm cho cơ thể Canxi giúp răng ổn định
Giai đoạn niềng răng nên bổ sung thêm cho cơ thể Canxi giúp răng ổn định
  • Chế độ ăn uống: Không chỉ niềng răng, mà khi thực hiện bất kỳ một dịch vụ nha khoa nào cùng thế, bạn cũng cần để ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Thời điểm nhạy cảm này, bạn nên bổ sung cho cơ thể các chất canxi để giúp răng ổn định, chất xơ để tăng tiết nước bọt, kháng lại vi khuẩn có hại. Đồng thời hạn chế các loại đồ ngọt, đồ dai, cứng, đồ ăn để lại nhiều mảnh vụn.
  • Chải răng đúng cách: Các bác sĩ khuyến cáo, khi niềng răng, bạn nên chọn những loại bàn chải vừa miệng, có đầu lông chải nhỏ, dễ dàng len vào những nơi sâu nhất. Chải răng từ dưới lên theo chiều dọc, chải cả ra ngoài mắc cài. Theo như thống kê, người niềng răng sẽ có thời gian đánh răng lâu hơn gấp 2 đến 3 lần người bình thường.
  • Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa: Sau mỗi bữa ăn, bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc nước súc miệng để loại bỏ các cặn thức ăn thừa còn sót lại. Dùng chỉ nha khoa đúng cách như sau: Luôn sợi chỉ vào giữa dây cung, chải vào kẽ răng, sau đó di chuyển từ từ, để sợi chỉ ở chính giữa và kéo qua kéo lại. Thực hiện đến khi nào thức ăn được lấy ra khỏi kẽ răng thì dừng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Trong quá trình niềng răng, việc thăm khám là điều vô cùng cần thiết. Bởi đi khám thường xuyên, nha sĩ sẽ theo dõi được sát sao tiến trình di chuyển của hàm răng, đồng thời phát hiện ra sớm những vấn đề tồn đọng. Nếu có thời gian, bạn nên khám định kỳ từ 1 đến 3 tháng/lần.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn chi tiết quá trình niềng răng hoàn chỉnh và cách chăm sóc khi sử dụng dịch vụ. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn trước khi quyết định thực hiện chỉnh nha.

Xem ngay: