Nội dung chính

Nữ giới thường được khuyến khích khám phụ khoa khi đã sạch kinh. Vậy nên không ít chị em băn khoăn Đang bị rong kinh có đi khám được không? Với sự tham vấn của Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến, bài viết sau đã tổng hợp thông tin hữu ích giúp nữ giới giải đáp thắc mắc trên.

Đang bị rong kinh có đi khám được không?

Khác với nam giới, việc khám phụ khoa ở nữ giới cần phải lựa chọn ngày phù hợp trong chu kỳ. Thời điểm lý tưởng nhất là sau khi sạch kinh từ 3 – 5 ngày. Nếu khám trong thời gian hành kinh, máu kinh chảy xuống âm đạo sẽ gây khó khăn trong việc thăm khám cũng như gia tăng nguy cơ viêm nhiễm khi sử dụng mỏ vịt.

Khám phụ khoa ở giai đoạn cuối chu kỳ cũng ít được khuyến khích. Bởi đây là giai đoạn nội mạc tử cung tăng sinh nên có thể che lấp những dấu hiệu bất thường. Vậy nên, lựa chọn thời điểm khám phụ khoa có vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý và vấn đề bất thường.

đang bị rong kinh có đi khám được không
Đang bị rong kinh có đi khám được không? là thắc mắc của đông đảo chị em phụ nữ

Đây cũng là lý do mà nhiều chị em băn khoăn “Đang bị rong kinh có đi khám được không?”. Bởi lẽ khi mắc chứng bệnh này, âm đạo sẽ xuất huyết dai dẳng trên 7 ngày. Lượng máu có thể ít hoặc nhiều nhưng rỉ rả không dứt khiến vùng kín ẩm ướt, cản trở việc thăm khám và đánh giá chức năng sinh lý lẫn sinh sản.

Về cơ bản, khám phụ khoa tổng quát khi đang xuất huyết không được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Trường hợp xuất huyết bất thường do rong kinh, rong huyết, băng huyết… nên thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Trường hợp rong kinh nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc và hẹn lịch tái khám để có thể đánh giá chính xác tình trạng tử cung, buồng trứng, cổ tử cung… Tuy nhiên nếu chảy máu quá nhiều, bác sĩ sẽ yêu cầu lưu viện để tiện theo dõi và xử trí kịp thời nếu có các tình huống nguy hiểm xảy ra.

Rong kinh thường liên quan đến mất cân bằng nội tiết trong thời gian dậy thì, tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bất thường như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Vậy nên việc thăm khám sớm là vô cùng cần thiết và không nên trì hoãn như khi hành kinh thông thường.

Xem thêm khái niệm: Bệnh Viêm Âm Đạo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Bị rong kinh cần lưu ý gì khi khám phụ khoa?

Hiện tượng xuất huyết âm đạo sẽ gây ra khó khăn trong việc quan sát và đánh giá phần phụ, buồng trứng, lòng tử cung, cổ tử cung… Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cũng sẽ bị ảnh hưởng và phản ánh không chính xác tình trạng sức khỏe.

Vậy nên khi khám phụ khoa trong thời gian bị rong kinh, chị em cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

1. Ghi chép đầy đủ các triệu chứng gặp phải

Rong kinh được hiểu là tình trạng xuất huyết qua âm đạo kéo dài trên 7 ngày. Trong khi đó, thời gian hành kinh thông thường chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Việc xuất huyết trong thời gian dài cho thấy một trong những cơ quan sinh sản đang gặp phải vấn đề.

Để thuận tiện cho khâu chẩn đoán, nên ghi chép lại những triệu chứng gặp phải. Xác định khoảng thời gian hiện tượng rong kinh xuất hiện, xuất huyết trong bao lâu, có đi kèm với tình trạng đau bụng, mệt mỏi, vã mồ hôi… hay không.

Do rong kinh là vấn đề đa nguyên nhân nên các bác sĩ sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi. Việc ghi chép lại triệu chứng sẽ giúp cho công tác chẩn đoán diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Mặt khác, bạn cũng nên thành thật khi trả lời các câu hỏi liên quan đến đời sống tình dục, tình trạng sinh sản trước đây.

2. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Khi bị rong kinh, cổ tử cung mở rộng để niêm mạc có thể bài xuất thông qua âm đạo. Tình trạng này cộng với môi trường ẩm ướt chính là điều kiện để vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm nhiễm, ngứa ngáy và khiến vùng kín có mùi hôi khó chịu.

đang bị rong kinh có đi khám được không
Nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi khám phụ khoa nói chung và khám rong kinh nói riêng

Trước khi thăm khám, nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ và thay băng lót mới. Nên rửa vùng kín bằng nước ấm hoặc các sản phẩm có độ pH cân bằng. Tránh thụt rửa sâu vào bên trong vì nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm cao.

Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ Các Mẹo Dùng Cây Cỏ Mực Trị Rong Kinh Cực Hay Cho Bạn

3. Ghi lại các loại thuốc đang sử dụng

Một số trường hợp sẽ phải thực hiện xét nghiệm nội tiết tố để tìm ra nguyên nhân gây rong kinh. Vì vậy, bạn nên ghi lại những loại thuốc (bao gồm cả viên uống hỗ trợ và thực phẩm chức năng) để bác sĩ đánh giá tính khách quan của kết quả xét nghiệm.

đang bị rong kinh có đi khám được không
Ghi chép lại những loại thuốc đang sử dụng để hỗ trợ cho quá trình thăm khám và chẩn đoán

Rất nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể và làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Vậy nên việc ghi chép lại những loại thuốc đã và đang sử dụng sẽ giúp ích rất nhiều khi quá trình thăm khám.

4. Tránh rượu bia, thuốc lá

Một trong những vấn đề mà rất ít người chú ý trước khi khám phụ khoa là sử dụng rượu bia, hút thuốc lá… Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm tăng thân nhiệt, thay đổi môi trường sinh lý của âm đạo. Và điều này ít nhiều sẽ gây cản trở và khó khăn trong việc đánh giá sức khỏe sinh sản.

Ngoài ra, chị em cũng nên kiêng món ăn chứa nhiều đường, chất béo, thực phẩm chế biến sẵn… Các loại thực phẩm này sẽ khiến vùng kín dễ có mùi và tiết nhiều dịch, gây ra khó khăn khi chẩn đoán.

Đọc thêm: TOP 8 Thuốc Chữa Bệnh Rong Kinh Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

5. Không quan hệ trước đó ít nhất 2 ngày

Khi bị rong kinh, việc quan hệ tình dục không được khuyến khích. Tuy nhiên, nhiều cặp đôi chủ quan vẫn sinh hoạt trong thời gian này. Ngoài nguy cơ viêm nhiễm và chảy máu kéo dài, quan hệ tình dục trước khi khám phụ khoa sẽ không phản ánh chính xác các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

đang bị rong kinh có đi khám được không
Khi khám rong kinh, nên kiêng quan hệ tình dục trước đó ít nhất 2 ngày

Trước khi khám rong kinh, cần kiêng quan hệ tình dục trước đó ít nhất 2 ngày (dù không xuất huyết âm đạo). Nếu cần thiết, cả hai nên cùng thăm khám để được đánh giá sức khỏe sinh sản và điều trị đồng thời nếu rong kinh có liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Rong kinh là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới – đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng xuất huyết kéo dài gây ra không ít phiền toái, cản trở trong quá trình sinh hoạt cũng như khám phụ khoa. Vì vậy, Phòng khám Favina mong rằng bài viết trên đã phần nào giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về vấn đề “Đang bị rong kinh có đi khám được không?”.

Chuyên gia giải đáp:

Câu hỏi liên quan

Rong kinh, rong huyết sau khi phá thai là hiện tượng khó tránh khỏi do nội tiết tố bị xáo trộn, mất cân bằng. Tình trạng này thường có thể thuyên giảm sau thời gian...

Xem chi tiết

Không ít chị em lo lắng, hoang mang khi bị rong kinh trong thời gian uống thuốc tránh thai hàng ngày. Hiện tượng này được lý giải là do cơ thể chưa thích nghi với...

Xem chi tiết

Điều trị rong kinh thường kéo dài do nội tiết tố cần một thời gian để ổn định trở lại. Vậy nên không ít người băn khoăn “Bị rong kinh nên khám ở đâu?” để...

Xem chi tiết

Bị rong kinh có quan hệ được không là mối bận tâm của rất nhiều chị em. Bởi việc kiêng cữ sinh hoạt vợ chồng quá lâu sẽ gây ra tâm lý khó chịu và...

Xem chi tiết

Nổi tiếng với khả năng điều hòa nội tiết nhưng thời gian gần đây có nhiều nguồn tin cho rằng uống tinh dầu hoa anh thảo bị rong kinh. Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Tuyến...

Xem chi tiết

Sắt được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu, suy nhược… Vậy phụ nữ bị rong kinh có nên uống sắt không? Bổ sung sao...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe