Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP được áp dụng khi các xét nghiệm phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) cho kết quả dương tính. Phác đồ điều trị thường phối hợp từ 3 – 4 loại thuốc nhằm tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, đồng thời loại trừ những yếu tố gây loét và tăng cường các yếu tố bảo vệ, phục hồi niêm mạc. 

phác đồ điều trị loét dạ dày hp
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp cần phải được điều trị theo phác đồ riêng biệt

Chẩn đoán viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Viêm loét dạ dày là tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến trên lâm sàng. Bệnh gặp nhiều ở người trưởng thành hơn so với trẻ nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó hai tác nhân chính là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn HP) và sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể khi có những yếu tố thuận lợi như stress, lạm dụng rượu bia, ăn uống và sinh hoạt thất thường.

Theo ước tính, có khoảng 75 – 85% trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra do vi khuẩn HP. Vì vậy khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường thực hiện đồng thời với các kỹ thuật giúp xác định sự hiện diện của xoắn khuẩn Helicobacter pylori.

Chẩn đoán viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP được thực hiện qua các kỹ thuật sau:

  • Khám lâm sàng (khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý, gia đình, lịch sử dùng thuốc,…)
  • Nội soi dạ dày tá tràng + sinh thiết mô
  • Test nhanh urease
  • Nuôi cấy mảnh sinh thiết
  • Một số xét nghiệm bổ sung như test phân và test hơi thở để chắc chắn vi khuẩn Helicobacter pylori có tham gia vào cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng

Tham khảo thêm: Xét nghiệm HP qua hơi thở giá bao nhiêu? Test ở đâu uy tín Hà Nội và TP.HCM

Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày dương tính vi khuẩn HP

Đối với viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn HP, điều trị được thực hiện theo nguyên tắc:

  • Loại trừ các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn Helicobacter pylori, tăng tiết dịch vị (HCl), stress, rượu bia,…
  • Tăng cường phục hồi và tái tạo ổ viêm loét, qua đó bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân và giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng
  • Cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân
  • Bình thường hóa chức năng dạ dày và hỗ trợ điều hòa hoạt động của các cơ quan tiêu hóa khác

Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP

Viêm loét dạ dày tá tràng thường được điều trị bằng thuốc ức chế tiết axit và các loại thuốc giảm triệu chứng (thuốc bảo vệ niêm mạc, kháng toan, giảm đau chống co thắt,…). Tuy nhiên trong trường hợp dương tính với vi khuẩn HP, phác đồ điều trị thường kết hợp thêm với 2 loại kháng sinh phổ rộng để tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP của Bộ y tế được xây dựng với 3 tác động chính: Giảm các yếu tố gây loét (sử dụng thuốc trung hòa axit và ức chế bài tiết pepsin, HCl), tiệt trừ hoàn toàn Helicobacter pylori (dùng kháng sinh) và tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày (dùng thuốc bảo vệ niêm mạc và thuốc kích thích sản sinh chất nhầy).

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP được chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, lịch sử dùng thuốc (các kháng sinh đã được sử dụng trước đó 14 ngày),… Dưới đây là 5 phác đồ điều trị được Bộ y tế khuyến cáo:

1. Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP 3 thuốc

Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP 3 thuốc là phác đồ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Phác đồ này được áp dụng liên tục trong 10 – 14 ngày đối với những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP chưa can thiệp bất cứ phương pháp điều trị nào.

phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có hp
Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp 3 thuốc là lựa chọn ưu tiên khi điều trị viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp

Các phác đồ 3 thuốc được áp dụng phổ biến hiện nay:

  • Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI/ thuốc ức chế bơm proton (liều tiêu chuẩn/ 2 lần/ ngày) + Metronidazole/ Tinidazole (500mg/ 2 lần/ ngày) thường được áp dụng trong khu vực miền Nam do tỷ lệ kháng Clarithromycin cao
  • Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI/ thuốc ức chế bơm proton (liều tiêu chuẩn/ 2 lần/ ngày + Clarithromycin (500mg/ 2 lần/ ngày) thường được áp dụng cho khu vực phía Bắc và miền Trung do tỷ lệ kháng Clarithromycin thấp

Thống kê cho thấy, hơn 80% vi khuẩn HP bị tiêu diệt sau khi áp dụng phác đồ này.

Chuyên gia chia sẻ: Một số loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất cho bệnh nhân 2023

2. Phác đồ điều trị HP 4 thuốc

Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP 4 thuốc được áp dụng khi phác đồ 3 thuốc không mang lại hiệu quả. Phác đồ này cũng được áp dụng trong 10 – 14 ngày.

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP 4 thuốc có Bismuth:

  • PPI (thuốc ức chế bơm proton) 2 lần/ ngày hoặc Ranitidin (thuốc kháng histamine H2) 150mg/ 2 lần/ ngày
  • Kết hợp với Metronidazole hoặc Tinidazole 250mg/ 4 viên/ ngày
  • Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày (Bismuth vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc vừa có hiệu quả ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori)

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP 4 thuốc không có Bismuth:

  • PPI (thuốc ức chế bơm proton) 2 lần/ ngày
  • Clarithromycin 500mg/ 2 lần/ ngày
  • Metronidazole 500mg/ 2 lần/ ngày
  • Amoxicillin 1g/ 2 lần/ ngày

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng 4 thuốc có Bismuth có thể mang lại hiệu quả 95% sau 14 ngày áp dụng. Tuy nhiên, phác đồ 4 thuốc kết hợp nhiều kháng sinh nên dễ gặp phải tình trạng khó dung nạp và tăng nguy cơ vi khuẩn HP kháng kép.

3. Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP 3 thuốc có Levofloxacin

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP 3 thuốc có Levofloxacin thường được áp dụng liên tục trong 10 ngày. Phác đồ này được chỉ định khi phác đồ 3 thuốc hoặc 4 thuốc (được áp dụng lần đầu tiên) không mang lại hiệu quả.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP 3 thuốc có Levofloxacin:

  • PPI (thuốc ức chế bơm proton) 2 lần/ ngày
  • Amoxicillin 2g/ ngày
  • Levofloxacin 500mg/ 2 lần/ ngày

Phác đồ điều trị 3 thuốc có Levofloxacin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP cao hơn so với phác đồ 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này có thể không mang lại hiệu quả trong trường hợp vi khuẩn đã kháng Levofloxacin.

4. Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nối tiếp

Phác đồ nối tiếp là giải pháp kế tiếp sau khi áp dụng 2 liệu trình ban đầu nhưng vi khuẩn HP vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn. Phác đồ này được áp dụng trong vòng 10 ngày với 2 liệu trình nhỏ (mỗi liệu trình kéo dài 5 ngày).

phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có hp
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp nối tiếp bao gồm 2 giai đoạn điều trị, mỗi đợt kéo dài 5 ngày
  • 5 ngày đầu tiên: Dùng PPI (thuốc ức chế bơm proton) 2 lần/ ngày + Amoxicillin
  • 5 ngày kế tiếp: Dùng PPI (thuốc ức chế bơm proton) 2 lần/ ngày + Clarithromycin 500mg/ 2 lần/ ngày + Tinidazole 500mg/ 2 lần/ ngày

Phác đồ điều trị nối tiếp có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) lên đến 88.9%. Phác đồ này được xem là lựa chọn cuối cùng khi các phác đồ trên đều không mang lại hiệu quả.

5. Phác đồ cứu nguy sử dụng Furazolidone và Rifabutin

Khi các phác đồ điều trị HP phía trên không thể mang lại kết quả điều trị tốt cho người bệnh thì bác sĩ thường sẽ đề xuất sử dụng phác đồ cứu nguy có chứa thuốc Furazolidone và Rifabutin.

  • PPI kết hợp với Levofloxacin và Rifabutin (150mg x 2 lần/ngày)
  • PPI kết hợp Amoxicillin và Rifabutin (150mg x 2 lần/ngày)
  • PPI kết hợp Amoxicillin và Furazolidone (100mg x 4 lần/ngày)
  • PPI kết hợp Amoxicillin (Liều cao 1g x 3 lần /ngày)
  • PPI kết hợp Bismuth, Tetracycline và Furazolidone (100mg x 4 lần/ngày)

Điểm hạn chế của phác đồ này là thuốc Rifabutin có thể chọn lọc một số chủng vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis để kháng thuốc. Từ đó gây ra ảnh hưởng lớn cho quá trình tiêu diệt vi khuẩn HP. Nếu sử dụng phác đồ cứu nguy có kèm thuốc Furazolidone sẽ giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP tốt hơn, đặc biệt lại có ưu điểm là không có dấu hiệu gây kháng thuốc và giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, đến nay tác dụng của loại thuốc này vẫn không hoàn toàn nhất quán nên cần phải được nghiên cứu thêm.

Cần biết: 6 Biến chứng của viêm loét dạ dày cần cảnh giác

Lưu ý khi áp dụng phác đồ trị viêm loét dạ dày HP

Phác đồ trị viêm loét dạ dày HP bao gồm 3 – 4 loại thuốc với tác dụng chính là tiêu trừ hại khuẩn, giảm các yếu tố gây loét và tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tình trạng kháng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng:

phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có hp
Trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày có Hp, bệnh nhân cần ăn uống và sinh hoạt điều độ
  • Chú ý dùng thuốc theo đúng thời điểm được khuyến cáo. Đối với PPI (thuốc ức chế bơm proton), nên sử dụng khi bụng đói (khoảng 1 tiếng trước khi ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn). Đồng thời nên dùng kháng sinh ngay sau bữa ăn để giảm kích thích lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý hiệu chỉnh liều và kéo dài thời gian sử dụng. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh dẫn đến điều trị thất bại và phải áp dụng thêm 1 – 2 phác đồ nối tiếp.
  • Trong quá trình điều trị, nên hạn chế rượu bia, thuốc lá và các loại thực phẩm có khả năng kích ứng niêm mạc dạ dày như thức ăn cay nóng, mặn,… Các thói quen này đều có thể làm chậm tiến độ phục hồi và tái tạo ổ viêm, loét.
  • Các loại thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Để hạn chế tác dụng ngoại ý của thuốc, nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua và uống nhiều nước.
  • Ngoài ra, cần chú ý các biểu hiện bất thường trong thời gian sử dụng và thông báo với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
  • Trong những năm gần đây, tỷ lệ vi khuẩn HP kháng kháng sinh tăng lên đáng kể. Do đó, bệnh nhân cần có ý thức điều trị để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn, tránh lây nhiễm Helicobacter pylori cho người khỏe mạnh và hạn chế tối đa tình trạng gia tăng kháng kháng sinh trong cộng đồng.
  • Trong thời gian điều trị, nên ăn uống riêng, tránh tiếp xúc thân mật và hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khỏe mạnh. Nếu không chủ động phòng ngừa, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình và lây nhiễm trở lại cho bệnh nhân ngay cả khi đã điều trị dứt điểm.

Trên đây là thông tin chi tiết về các phác đồ trị viêm loét dạ dày HP được Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phác đồ phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc – đặc biệt là kháng sinh vì tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc và gây ra nhiều khó khăn, bất lợi khi điều trị về sau.

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Bị viêm loét dạ dày có mổ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Được biết, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều có thể kiểm soát hoàn toàn thông qua...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng có lây không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Được biết, bệnh lý này hầu như không có khả năng lây nhiễm nếu xảy ra thói...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Bao lâu khỏi? là những thắc mắc thường gặp. Bởi đây là bệnh lý tiêu hóa phổ biến tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và...

Xem chi tiết

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở rất nhiều người. Vậy tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Cách điều trị nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa