Nội dung chính

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, gây ra nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt. Cùng chúng tôi tìm hiểu phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp từ Bộ Y tế theo cập nhật mới nhất trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị căn bệnh này.

Nguyên tắc khi xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp

Nguyên tắc xuyên suốt khi xây dựng một phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định khi áp dụng cho bệnh nhân là điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và được theo dõi thường xuyên. Trong đó, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng các thuốc theo yêu cầu bao gồm:

  • Nhóm thuốc điều trị cơ bản DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs): Có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình trạng bệnh khi điều trị kéo dài như Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine,…
  • Nhóm thuốc DMARDs sinh học: Được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng như thuốc kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng Lympho B,…
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cần toàn diện, tích cực và dài hạn
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cần toàn diện, tích cực và dài hạn

Lưu ý về nguyên tác xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của Bộ Y tế, trong quá trình chỉ định các thuốc sinh học, cần có sự cho phép của các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp và tuân thủ quy trình tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), đồng thời đánh giá chức năng gan thận cũng như hoạt tính bệnh.

Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp của Bộ Y tế bao gồm những gì?

Để thuận tiện và thống nhất phác đồ điều trị, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp với 4 bước cơ bản: Khắc phục triệu chứng, điều trị cơ bản, điều trị phối hợp và điều trị biến chứng.

Khắc phục triệu chứng lâm sàng

Nhằm cải thiện triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm viêm, giảm đau, duy trì khả năng vận động, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau đây:

Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (KVKS- NSAIDs): Các thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2 là sự lựa chọn đầu tiên do có thể sử dụng dài ngày mà ít gây tương tác bất lợi với Methotrexat, cụ thể gồm:

  • Celecoxib: Uống 200mg 1 – 2 lần/ngày.
  • Meloxicam: Tiêm bắp hoặc uống 15mg 1 lần/ngày.
  • Etoricoxib: Uống 60 – 90mg 1 lần/ngày.

Nhóm thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc (Ibuprofen, Ketoprofen, Piroxicam, Naproxen, Diclophenac,…):

  • Diclofenac: Tiêm bắp hoặc uống 75mg 2 lần/ngày trong vòng 3 – 7 ngày. Sau đó, có thể giảm xuống 50mg 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần.
  • Brexin (piroxicam + cyclodextrin): 20mg/ngày.

Lưu ý: Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs) được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn đối với một số đối tượng hoặc khi sử dụng điều trị dài ngày, vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận và bảo vệ dạ dày bằng các thuốc ức chế bơm Proton trong quá trình sử dụng thuốc.

Cần theo dõi các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc khớp
Cần theo dõi các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc khớp

Nhóm thuốc Corticosteroids (Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone): Thường được chỉ định sử dụng ngắn hạn trong thời gian chờ các thuốc điều trị cơ bản có tác dụng và các triệu chứng được cải thiện. Liều lượng cụ thể được áp dụng như sau:

  • Thể vừa: 16 – 32mg Methylprednisolon (hoặc thuốc tương đương) uống 1 lần/ngày sau ăn vào 8 giờ sáng.
  • Thể nặng: Tiêm 40mg Methylprednison tĩnh mạch 1 lần/ngày.
  • Thể tiến triển cấp, nặng, đe doạ tính mạng: Liều bắt đầu truyền tĩnh mạch từ 500 – 1000mg Methylprednisolone trong 30 – 45 phút/ngày, suy trì 3 ngày liên tục. Sau đó sử dụng theo liều thông thường, có thể lặp lại mỗi tháng nếu cần.
  • Liều dài hạn (sử dụng cho bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc bị suy thượng thận do dùng corticoid kéo dài): Liều bắt đầu uống 20mg vào 8 giờ sáng hàng ngày. Khi đạt đáp ứng lâm sàng thì giảm dần xuống 5 – 8mg hàng ngày hoặc cách ngày hoặc ngừng hẳn nếu khi điều trị cơ bản đáp ứng tốt.

Lưu ý các loại thuốc trên chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp chứ không làm thay đổi được sự tiến triển của bệnh.

Điều trị cơ bản

Điều trị cơ bản là bước tiếp theo trong phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc chống suy nhược điều chỉnh bệnh (DMARD) để làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh lý. Giai đoạn này đòi hỏi phải điều trị lâu dài, theo dõi các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Liều lượng và loại thuốc được sử dụng cho từng trường hợp được hướng dẫn theo thông tin dưới đây:

  • Thể thông thường: Sử dụng DMARD Methotrexate 10mg 1 lần/tuần. Tùy theo đáp ứng để điều chỉnh liều cao hơn hoặc thấp hơn cho bệnh nhân trong khoảng 7.5 – 15mg/tuần ( tối đa 20mg/tuần).
  • Phương án 2: Khởi đầu với Sulfasalazine lliều 500mg/ngày, tăng dần 500mg mỗi tuần. Liều duy trì 1000mg, 2 lần/ngày.

Trong trường hợp trị liệu không mang lại hiệu quả, có thể phối hợp Methotrexate với Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine.

Có thể phối hợp Methotrexate với Sulfasalazine và Hydroxychloroquine
Có thể phối hợp Methotrexate với Sulfasalazine và Hydroxychloroquine

Thể nặng: Bệnh nhân gặp tình trạng không đáp ứng các loại DMARDs kinh điển trên sau 6 tháng thì sẽ được chỉ định sử dụng phối hợp với thuốc DMARDs sinh học. Cụ thể, có thể phối hợp Methotrexate cùng chất đối kháng Interleukin 6 (Tocilizumab) hoặc một trong bốn loại thuốc kháng TNFα theo hướng dẫn như sau:

  • Methotrexate 10 – 15 mg/tuần + Tocilizumab 4 – 8 mg/kg thể trọng với tần suất 1 lần/tuần.
  • Methotrexate 10 – 15mg/tuần + Etanercept 50mg tiêm dưới da với tần suất 1 lần/tuần.
  • Methotrexate 10 – 15mg/tuần + Infliximab 2 – 3 mg/kg thể trọng với tần suất mỗi 4 – 8 tuần.
  • Methotrexate 10 – 15mg/tuần + Adalimumab 40mg tiêm dưới da với tần suất mỗi 2 tuần.
  • Methotrexate 10 – 15mg/tuần + Golimumab 50 mg với tần suất mỗi tháng một lần dạng tiêm dưới da.

Ngoài ra, bác sĩ điều trị còn có thể cân nhắc phương án phối hợp giữa Methotrexat và kháng tế bào Lympho B (Rituximab) theo liều lượng:

  • Methotrexat 10 – 15 mg/tuần + truyền tĩnh mạch Rituximab 500 – 1000mg x 2 lần, cách nhau 2 tuần.
  • Liệu trình này có thể lặp lại 1 – 2 lần mỗi năm.

Việc phối hợp với các loại thuốc sinh học được đánh giá kết quả sau mỗi 3 – 6 tháng điều trị. Sau thời gian này, nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt thì bác sĩ cần chỉ định đổi sang loại thuốc sinh học tiếp theo. Đồng thời, khi điều trị phối hợp các loại thuốc sinh học, bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm lao, kiểm tra chức năng gan, thận và đánh giá tốc độ phát triển của bệnh trước khi kê đơn.

Bạn quan tâm: TOP 10 Bác Sĩ Cơ Xương Khớp Giỏi Nhất Trên Toàn Quốc

Điều trị phối hợp

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp cũng bao gồm hướng dẫn bệnh nhân điều trị phối hợp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất bao gồm:

  • Hướng dẫn về luyện tập thể dục, vận động chống co cứng gân, giảm nguy cơ viêm cột sống dính khớp, teo cơ.
  • Hướng dẫn cách cho khớp nghỉ ngơi, nâng đỡ khớp ở tư thế chức năng, tránh bị lệch đối với thể cấp tình. Sau khi bệnh nhân thuyên giảm các triệu chứng viêm thì cần được hỗ trợ vận động tăng cần về cường độ và tần suất trong ngày phù hợp với chức năng sinh lý của khớp.
  • Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, kết hợp tắm khoáng và phẫu thuật thay khớp nhân tạo, nắn chỉnh thân nếu có chỉ định.
  • Sử dụng các sản phẩm bổ sung giúp giúp khớp được vận động dễ dàng hơn và giảm đau nhức.
Bệnh nhân cần được hướng dẫn vận động, trị liệu phối hợp dùng thuốc
Bệnh nhân cần được hướng dẫn vận động, trị liệu phối hợp dùng thuốc

Phòng ngừa và điều trị các biến chứng cùng các bệnh kèm theo

Trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc, phần lớn bệnh nhân sẽ gặp phải các biến chứng cũng như bệnh lý kèm theo. Chính vì vậy, bác sĩ, bệnh nhân đều cần chú ý trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý này để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe như:

  • Viêm, loét dạ dày tá tràng: Bệnh lý dạ dày rất phổ biến đối với bệnh nhân sử dụng thuốc khớp, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Có đến 80% bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng đối với viêm, loét dạ dày, vì vậy bạn cần được thăm khám tổng quát định kỳ cẩn thận. Để phòng ngừa hiệu quả, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc ức chế bơm Proton và điều trị HP nếu có nguy cơ viêm, loét dạ dày do thuốc.
  • Phòng chống loãng xương: Đối với bệnh nhân dùng Corticoid điều trị trên 1 tháng, người bệnh nên bổ sung thêm Canxi và vitamin D hàng ngày để chống loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao thì có thể dùng thêm Bisphosphonat.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Cần bổ sung Axit folic, sắt, vitamin B12,…

Theo dõi và tiên lượng sau điều trị viêm khớp dạng thấp

Thấp khớp dạng thấp yêu cầu quá trình điều trị lâu dài, đồng thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng, chính vì vậy trong và sau khi thực hiện điều trị theo phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp thì bệnh nhân cần được theo dõi cũng như đánh giá bằng các hình thức sau:

  • Chụp X-quang: Để đánh giá đáp ứng thuốc, mật độ xương trong quá trình điều trị.
  • Xét nghiệm định kỳ: Xét nghiệm máu cấp tính giúp kiểm tra tổng quát tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng hồng cầu, CRP, SGOT, SGPT,… mỗi 2 tuần trong tháng điều trị đầu tiên và hàng tháng trong 3 tháng tiếp theo. Sau đó có thể thực hiện 3 tháng một lần tùy thuộc vào khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.
  • Sinh thiết gan: Trong trường hợp nghi ngờ tổn thương gan (có chỉ số men gan cao 3 lần xét nghiệm liên tiếp) cũng như trong trường hợp men gan tăng gấp đôi và kéo dài thì nên ngừng điều trị Methotrexate.

Ngoài ra, cần đánh giá sớm các trường hợp tiên lượng nặng  với các trường hợp tổn thương đa khớp, bệnh nhân giới tính nữ, có các biểu hiện ngoài khớp, dạng thấp RF, Anti-CCP (+) tỷ giá cao, HLADR4 (+), hoạt tính bệnh bất thường thì cần xử lý tích cực ngay từ đầu và cân nhắc việc sử dụng các loại DMARDs sinh học kịp thời.

Trên đây là phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn Bộ Y tế đang được áp dụng tại các cơ sở y tế lớn hiện nay. Việc tuân thủ theo hướng dẫn trên cũng như chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng đối với kết quả điều trị cũng như hạn chế được nguy cơ biến chứng.

Tham Khảo Thêm:

Câu hỏi liên quan

Thống kê hiện nay cho thấy có đến 1% dân số thế giới đang bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ mắc bệnh này thường gặp ở người có độ tuổi...

Xem chi tiết

Khám cơ xương khớp ở đâu tốt nhất là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó đưa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa