Bị Nổi Mề Đay Xung Quanh Mắt Và Cách Xử Lý An Toàn

Nổi mề đay xung quanh mắt xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với các dị nguyên, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thực phẩm, lupus ban đỏ dị ứng,… Khi mắc phải, người bệnh sẽ có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, sưng phù, tróc vẩy,…. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ có thể gây ra một số biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thẩm mỹ và cuộc sống.

Nguyên nhân bị nổi mề đay xung quanh mắt

Khi mắc phải, người bệnh sẽ có các triệu chứng như ngứa ngáy, đỏ ửng, tróc vẩy, khô, nóng,… ở vùng da quanh mắt. Ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và cuộc sống hằng ngày. Trường hợp không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời còn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.

Nổi mề đay xung quanh mắt
Nổi mề đay xung quanh mắt là một trong những bệnh lý thuộc trường hợp viêm da dị ứng cấp tính và mãn tính

Nhưng theo các chuyên gia da liễu thì chúng có thể xuất phát từ việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài, khiến cơ thể nảy sinh những phản ứng để chống lại khi bị xâm nhập.

Ngoài ra, nổi mề đay xung quanh mắt còn có thể bắt nguồn từ một số yếu tố sau đây:

  • Thời tiết thay đổi bất thường: Khi thời tiết thay đổi bất thường, cụ thể là đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại sẽ có thể làm khởi phát mề đay xung quanh mắt. Bên cạnh đó, không khí hanh khô, ẩm móc, oi bức,… cũng sẽ tạo điều kiện tốt để bệnh xuất hiện.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên: Phấn hoa, lông thú nuôi, khói bụi, mạt nhà,… là những dị nguyên rất dễ bay vào mắt và các cơ quan hô hấp, khiến cơ thể nảy sinh phản ứng dị ứng. Lúc này, da ở vùng mắt, tay chân, lưng,… sẽ có thể bắt đầu có dấu hiệu nổi mề đay hoặc mẩn ngứa.
  • Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất: Nếu cơ địa thuộc dạng nhạy cảm thì việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất (nước rửa chén, xà phòng, chất tẩy rửa,…) mà không có đồ bảo vệ sẽ khiến cơ thể dễ xuất hiện mề đay mẩn ngứa xung quanh mắt gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm: Thịt gà, hải sản (tôm, cua, ốc,…), thịt bò, sữa, đậu phộng, rượu bia,… là những thực phẩm dễ gây nổi mề đay xung quanh mắt nhất, đặc biệt là những người thuộc cơ địa nhạy cảm. Thay vào đó nên ăn nhiều trái cây, rau xanh,… để bổ sung chất xơ.
  • Dị ứng với thuốc tây: Một số loại thuốc tây khi sử dụng không đúng cách hoặc dùng với liều lượng cao có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó, tiêu biểu nhất là nổi mề đay xung quanh mắt, đi kèm với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sưng mí, ngứa ngáy khó chịu,…
  • Côn trùng cắn: Nọc độc của một số loại côn trùng như kiến, rết, ong, sâu lông, bò cạp,… có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể giải phóng các histamin vào da. Sau đó làm cho chúng phát sinh các nốt mề đay, mẩn ngứa,… ở các khu vực như mắt, tay chân, lưng, đùi,…
  • Lupus ban đỏ dị ứng: Đây là một bệnh lý tự miễn có liên quan đến tính di truyền. Lupus ban đỏ dị ứng khiến cho vùng da ở phần sống mũi bị nổi ban đỏ giống như mề đay. Sau đó lan dần ra khu vực quanh sống mũi, hai cánh mũi và vùng da mắt gây ngứa ngáy, khó chịu.

Triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay xung quanh mắt

Các triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay xung quanh mắt có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, nó cũng có những đặc điểm riêng, chỉ cần chú ý quan sát sẽ dễ dàng nhận ra. Cụ thể như sau:

  • Vùng da xung quanh mắt nổi mẩn đỏ, sưng tấy, sẩn phù.
  • Cảm giác rất ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là nóng rát.
  • Một số khu vực xung quanh mắt bị khô hoặc bong vẩy.
Nổi mề đay xung quanh mắt
Khi bị nổi mề đay xung quanh mắt, người bệnh thường có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, sưng tấy, sẩn phù,…

Những triệu chứng này thường sẽ xuất hiện một bên mắt hoặc ở cả hai bên mắt. Nếu để kéo dài và không điều trị sớm, vùng da quanh mắt và mí mắt sẽ có thể bị lichen hóa, gây chai sạn và dày lên. Đồng thời gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống và công việc.

Thông thường, các triệu chứng nổi mề đay xung quanh mắt sẽ biến mất sau vài giờ nếu xuất phát từ các nhân gây dị ứng. Trường hợp do hệ miễn dịch hoặc cơ địa sẽ kéo dài lâu hơn (khoảng vài ngày). Tuy nhiên, phải thỏa mãn điều kiện là xác định được nguyên nhân, không đến gần các tác nhân gây bệnh, đồng thời chữa trị đúng cách.

Nổi mề đay xung quanh mắt có lây không? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay xung quanh mắt không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó sẽ không lây lan khi tiếp xúc với người bệnh thông qua các đường ăn uống, ôm hôn, trò chuyện,…. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi nên phải hết sức chú ý và thận trọng.

Nổi mề đay xung quanh mắt cũng sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Chỉ trừ trường hợp để bệnh kéo dài, chữa trị sai cách,… mới gây ra các biến chứng như nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng da, khó ngủ, viêm dây thần kinh,… Cụ thể như sau:

  • Nhiễm trùng mắt: Thường xảy ra khi người bệnh dùng tay gãi, chạm hoặc chà xát vào vùng vùng da xung quanh mắt đang bị nổi mề đay, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mắt và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng da: Cũng xuất phát từ việc người bị nổi mề đay xung quanh mắt dùng tay gãi hoặc chà xát mạnh, khiến da bị tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công vào và gây nhiễm trùng.
  • Khó ngủ: Biến chứng này không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do khi bị nổi mề đay, vùng da quanh mắt bị ngứa ngáy và khó chịu, mí mắt thì trở nên nặng hơn nên gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Viêm dây thần kinh: Đây là biến chứng cũng khá thường gặp. Khi người bị nổi mề đay xung quanh mắt chà xát hoặc gãi liên tục vào vùng da bị tổn thương sẽ càng làm tăng cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời khiến da đổi màu hoặc sạm đi.
Nổi mề đay xung quanh mắt
Một trong những biến chứng thường gặp nhất khi bị nổi mề đay xung quanh mắt là khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Cách xử lý an toàn khi bị nổi mề đay xung quanh mắt

Tùy theo cơ địa, mức độ nổi mề đay xung quanh mắt,… mà người bệnh sẽ có những cách xử lý khác nhau. Thông thường, để an toàn và đạt kết quả chữa trị cao nhất thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà hoặc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Các phương pháp dân gian chỉ áp dụng được đối với các trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Ưu điểm của cách xử lý này là khá lành tính, lại đơn giản và dễ thực hiện tại nhà, đặc biệt là nguyên liệu dễ tìm, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên, cần tham khảo trước ý kiến chuyên gia hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn và đạt kết quả tốt nhất.

Chườm đá lạnh

Phương pháp này giúp giảm nhanh tình trạng đỏ da, sưng tấy, ngứa ngáy. Đồng thời giảm đau cực tốt mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, người bệnh sẽ dùng một khăn bông hoặc miếng vải mềm bọc quanh một viên đá lạnh. Sau đó sử dụng để chườm lên vùng da mắt bị nổi mề đay trong khoảng 5 đến 10 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần để đạt kết quả cao nhất. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý không cho đá lạnh tiếp xúc trực tiếp vào da để tránh bị bỏng lạnh.

Dùng nước muối pha loãng

Muối là một loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống của người Việt Nam. Ngoài được sử dụng để nêm nếm giúp món ăn thêm đậm đà thì nó còn biết đến với khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất cao. Do đó, nhiều người đã tận dụng muối để tạo thành hỗn hợp nước muối pha loãng, giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác trên vùng da mắt bị nổi mề đay.

Nổi mề đay xung quanh mắt
Hỗn hợp nước muối pha loãng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và một số tác nhân gây hại khác trên vùng da mắt bị nổi mề đay

Cách thực hiện:

  • Cho một lượng muối vừa đủ vào nước lọc hoặc nước tinh khiết.
  • Sau đó, dùng muỗng sạch khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hết.
  • Sử dụng hỗn hợp vệ sinh vùng da mắt bị nổi mề đay mỗi ngày.
  • Sau khi vệ sinh xong, có thể dùng khăn mềm để lau khô vùng da mắt.

Đắp khoai tây

Theo các nghiên cứu, khoai tây là loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin, các phenol, carotenoit tự nhiên,… nên có tác dụng rất tốt trong việc làm sáng da, cân bằng độ ẩm và chống lão hóa. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống khuẩn, chống viên. Khi sử dụng đúng cách, người bị nổi mề đay xung quanh mắt có thể cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, ửng đỏ,… và sớm hồi phục lại tình trạng da ban đầu.

Cách thực hiện:

  • Khoai tây đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Dùng dao cắt khoai tây thành những lát vừa phải hoặc đem đi tán nhuyễn.
  • Tiến hành đắp khoai tây lên vùng da mắt bị nổi mề đay.
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày. Sau vài ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Dùng hỗn hợp mật ong và nha đam

Mật ong và nha đam đều là những nguyên liệu có tác dụng rất tốt cho da, đặc biệt là đối với vùng da mắt bị nổi mề đay. Khi kết hợp chung với nhau, hỗn hợp này sẽ giúp tạo độ ẩm cho da, chống khô và tróc vẩy. Đồng thời kiểm soát hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ hoặc sưng viêm. Thông thường, chỉ sau một thời gian ngắn dùng hỗn hợp này, bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

Cách thực hiện:

  • Nha đam đem rửa sạch. Sau đó gọt bỏ vỏ, chỉ giữ lại phần thịt bên trong.
  • Cho phần thịt nha đam vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lấy nước cốt.
  • Trộn lượng nước cốt nha đam vừa có với một ít mật ong nguyên chất.
  • Vệ sinh sạch sẽ mắt. Sau đó dùng hỗn hợp mật ong và nha đam rửa vùng da mắt bị nổi mề đay.
  • Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy bệnh thuyên giảm. Chú ý không để rơi vào mắt.
Nổi mề đay xung quanh mắt
Hỗn hợp mật ong và nha đam giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ hoặc sưng viêm

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ là cách xử lý an toàn nhất khi bị nổi mề đay mẩn ngứa xung quanh mắt. Do đó, khi thấy da có những biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh,… để kê những loại thuốc tây thích hợp với liều lượng vừa phải. Đó có thể là:

Thuốc kháng Histamine H1

Thuốc kháng Histamine H1 hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế thụ thể H1 để ngăn chặn quá trình cơ thể giải phóng histamine vào các mô da. Do đó sẽ giảm được ngứa ngáy và chống được tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, cần chú ý dùng đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số loại thuốc kháng Histamine H1 thường được bác sĩ chỉ định dùng để chữa trị nổi mề đay xung quanh mắt là: Diphenhydramin, Clorpheniramine, Cetirizin,  Promethazin hydroclorid, Fexofenadin, Loratadin,….

Thuốc mỡ chứa Corticosteroid

Thuốc mỡ chứa Corticosteroid có tác dụng chính là làm giảm tình trạng nổi mẩn, sưng viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được kê khi vùng da mắt bị nổi mề đay nặng hoặc các loại thuốc khác không đáp ứng được. Bởi vì nếu không sử dụng thận trọng, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như bầm tím ở các khu vực tiếp xúc, thay đổi màu da, nhiễm trùng mắt,…

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc mỡ chứa Corticosteroid, người bệnh cũng cần chú ý không cho thuốc chạm hoặc rơi vào mắt. Nếu xảy ra, phải nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch. Trường hợp vẫn thấy khó chịu hoặc xuất hiện những biểu hiện bất thường, phải lập tức đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra hướng xử lý tích hợp.

Nổi mề đay xung quanh mắt
Bác sĩ thường chỉ định người bị nổi mề đay xung quanh mắt dùng thuốc kháng Histamine H1 hoặc thuốc mỡ chứa Corticosteroid

Thuốc đông y đặc trị mề đay

Các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mề đay do cơ chế điều trị tập trung vào chống dị ứng, giảm phản ứng sinh học của hoạt chất trung gian histamin. Tuy nhiên, chính tình trạng quá mẫn, giải phóng quá mức histamin lại đang phản ánh một hệ miễn dịch yếu kém ở người bệnh.

Làm rõ về vấn đề này, lương y Đỗ Minh Tuấn bổ sung thêm, với những bệnh lý liên quan đến cơ địa dị ứng và thường diễn tiến như mề đay, người bệnh nên chú trọng điều trị tổng thể. Tức là vừa chống dị ứng để kiểm soát các triệu chứng khó chịu vừa thanh lọc cơ thể, ổn định cơ địa, cải thiện hệ miễn dịch. Y học cổ truyền chính là phương pháp có thể giải quyết được tất cả các vấn đề trên, nổi bật trong số đó là phương pháp có tuổi đời hơn 150 năm, hiện đang được lương y Tuấn kế thừa, phát triển và ứng dụng chữa bệnh cho người dân cả nước.

Biện pháp phòng tránh nổi mề đay xung quanh mắt

Để phòng tránh nổi mề đay xung quanh mắt và hạn chế bệnh tái phát trở lại, mọi người có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… Trường hợp bắt buộc, nên đeo khẩu trang hoặc sử dụng đồ bảo hộ để ngăn không cho chúng xâm nhập gây bệnh.
  • Sau khi tiếp xúc với trực tiếp với hóa chất hoặc bị côn trùng cắn cần xử lý kịp thời và đúng phương pháp. Tránh chủ quan vì đây là một trong những nguyên nhân khiến vùng da mắt bị nổi mề đay.
  • Luôn vệ sinh sạch da, đặc biệt là vùng da mắt bằng các sản phẩm dịu nhẹ và có nguồn gốc rõ ràng. Sau đó tiến hành cấp ẩm để da không bị khô, sần, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tróc vẩy hoặc nổi mề đay.
  • Hạn chế trang điểm vùng mắt. Nếu như công việc yêu cầu, mọi người nên sử dụng loại mỹ phẩm chất lượng, nhất là không chứa những thành phần độc hại để không gây kích ứng cho da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe và cơ địa. Hạn chế ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò,… Thay vào đó, bổ sung thêm vào chế độ ăn rau xanh và trái cây để đủ vitamin và chất xơ.
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái và vui vẻ. Tránh để stress, căng thẳng hoặc lo âu kéo dài bằng cách đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc, bơi lội, luyện tập thể dục thể thao, đi dạo, trò chuyện cùng bạn bè,…

Trên đây là những thông tin cần thiết và hữu ích nhất về tình trạng bị nổi mề đay xung quanh mắt và cách xử lý an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vì thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Tốt nhất, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra, chuẩn đoán và có phương pháp chữa trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: