Nổi mề day ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị

Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu cha mẹ không có các biện pháp chăm sóc và xử lý đúng cách, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý ngoài da, trong đó thường gặp nhất là nổi mề đay. Thống kê y khoa cho thấy, nguy cơ mắc bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh lên đến 42%. Do trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên sức đề kháng còn rất yếu. Khi trẻ bị nổi mề đay, vùng da tổn thương sẽ nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy rất khó chịu.

Thông thường, bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh sẽ tiến triển qua hai giai đoạn là mề đay cấp tính và mãn tính. Mề đay cấp tính là tình trạng tổn thương trên da khởi phát và tự khỏi từ trong vài giờ hoặc vài ngày. Ở những trường hợp mề đay mãn tính sẽ ngược lại, tổn thương trên da diễn ra kéo dài và tái phát nhiều lần.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ sơ sinh đều khởi phát sau khi da có tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân dễ gây kích thích. Nghiên cứu khoa học cho thấy, thời điểm bệnh mề đay mẩn ngứa bùng phát mạnh mẽ nhất vào mùa hè khi mà thời tiết trở nên nóng ẩm.

Nổi mề đay là một dạng tổn thương da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nổi mề đay là một dạng tổn thương da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, nổi mề đay là một dạng viêm da thường gặp và không gây nguy hiểm đến sức khỏe hay thẩm mỹ da. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh khiến trẻ cảm thấy khá khó chịu, hay quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn,… Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ sơ sinh.

Nếu cha mẹ không có các biện pháp kiểm soát bệnh trạng cho trẻ, để triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Đây là giai đoạn bệnh rất khó điều trị và dễ phát sinh biến chứng. Thường gặp là suy nhược cơ thể, sốc phản vệ, nhiễm trùng da,…

Tốt nhất, mẹ nên đưa trẻ đi thăm khăm chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu của bệnh nổi mề đay. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị và cách chăm sóc da đúng cách.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

Nổi mề đay khởi phát khi nồng độ histamin trong cơ thể tăng cao một cách bất thường. Thống kê y khoa cho thấy, trẻ em sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mề đay thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường là 25%. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân sau đây:

Nổi mề đay có thể khởi phát sau khi trẻ bị côn trùng cắn
Nổi mề đay có thể khởi phát sau khi trẻ bị côn trùng cắn
  • Bị côn trùng cắn: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Khi bị côn trùng cắn, nọc độc của côn trùng sẽ xâm nhập vào bên trong máu gây kích thích và khởi phát triệu chứng của bệnh. Ví dụ như muối cắn, kiến cắn, ong đốt,…
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng và kích thích khởi phát triệu chứng của bệnh nổi mề đay. Thường gặp nhất là nổi mề đay khi trời lạnh, không khí bị hanh khô.
  • Dị ứng với quần áo, tã lót: Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ dị ứng với hóa chất. Vì thế, các vật dụng thường ngày của trẻ như quần áo, tã lót, khăn,… nên ưu tiên chọn các sản phẩm làm bằng chất liệu mềm mại và an toàn đối với làn da. Nếu không bệnh nổi mề đay sẽ khởi phát và khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu.
  • Tiếp xúc với dị nguyên: Trong không gian sống của chúng ta có tồn tại rất nhiều dị nguyên như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, khói thuốc lá,… Nếu làn da trẻ tiếp xúc với các dị nguyên này thường xuyên cũng sẽ khởi phát triệu chứng nổi mề đay. Trường hợp trẻ bị nổi mề đay do tiếp xúc dị nguyên, nếu không được kiểm soát đúng cách có thể dẫn đến sốc phản vệ khá nguy hiểm.
  • Dị ứng thuốc Tây: Việc sử dụng các loại kháng sinh trong Tây y để điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh cũng có thể gây ra tác dụng phụ là nổi mề đay. Vì thế, trẻ em dưới 2 tháng tuổi được khuyến cáo là hạn chế dùng thuốc Tây trị bệnh, nếu bắt buộc sử dụng thì phải có sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nhiễm khuẩn: Nổi mề đay cũng có thể xảy ra nếu làn da của trẻ bị nhiễm khuẩn. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện sẩn đỏ gây ngứa và tổn thương da diễn ra kéo dài hơn 1 tuần.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân gây bệnh ít gặp là mắc bệnh lý (hen suyễn, viêm gan, viêm họng,…), chế độ ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, làn da không được vệ sinh sạch sẽ,…

Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay ở trẻ sơ sinh

Khi bị nổi mề đay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc
Khi bị nổi mề đay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mề đay, tổn thương da có thể khởi phát tập trung tại một vùng da nhất định hoặc lan rộng ra toàn thân. Hình dạng tổn thương trên da rất đa dạng, chúng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Thông thường, tổn thương sẽ khu trú tại một chỗ nếu bị nổi mề đay do tiếp xúc dị nguyên hoặc côn trùng cắn. Trường hợp nổi mề đay do thay đổi thời tiết hoặc bị nhiễm trùng thì tổn thương sẽ phát triển lan rộng toàn thân.

Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh phụ huynh cần nắm rõ để có thể sớm nhận biết ra bệnh:

  • Bắt đầu xuất hiện các vết sẩn đỏ ở vùng da bị tổn thương, chúng tập trung thành từng mảng với kích thước không đều.
  • Khu vực da bị tổn thương có màu trắng xanh hoặc hồng và ranh giới rõ ràng với vùng da lành xung quanh.
  • Ngứa ngáy diễn ra kéo dài, tính chất cơn ngứa có thể là âm ỉ hoặc dữ dội. Ở những trường hợp bị nổi mề đay do kích ứng, người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng da bị tổn thương.
  • Trường hợp với mức độ nặng sẽ bị sưng mí mắt, sưng môi hoặc sưng bộ phận sinh dục. Bệnh khiến trẻ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc, ngủ ít, sốt nhẹ hoặc cao, ăn kém,…
  • Triệu chứng của bệnh diễn ra kéo dài khoảng vài giờ đối với trường hợp mề đay cấp tính và hơn 8 tuần đối với trường hợp mề đay mãn tính.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị nổi mề đay có kèm các dấu hiệu của sốc phản vệ để được xử lý kịp thời và đúng cách. Cụ thể là:

Đến gặp bác sĩ khi trẻ bị nổi mề đay lan rộng toàn thân
Đến gặp bác sĩ khi trẻ bị nổi mề đay lan rộng khắp toàn thân
  • Tổn thương phát triển lan rộng khắp cơ thể kèm theo sưng phù mặt.
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường tại đường hô hấp như khó thở, thở dốc, thở khò khè,…
  • Trẻ bị nôn nữa, hôn mê hoặc bất tỉnh.

Hướng dẫn điều trị nổi mề đay ở trẻ sơ sinh

Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mề đay, việc mà cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Hai phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến là dùng thuốc Tây y và chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Sử dụng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y trị bệnh mang lại hiệu quả rất nhanh chóng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, dùng thuốc Tây y dễ gây nhờn thuốc và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì thế, đây là phương pháp trị bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh không được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích.

Sử dụng thuốc Tây y chữa bệnh chỉ được áp dụng đối với trường hợp tổn thương phát triển lan rộng toàn thân và kéo dài hơn 3 ngày. Khi cho trẻ dùng thuốc, mẹ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc thường được kê đơn điều trị nổi mề đay ở trẻ sơ sinh là:

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh
  • Thuốc kháng histamin H1: Tác dụng ngăn chặn cơ thể sản sinh ra histamin, từ đó tình trạng kích ứng ở làn da cũng thuyên giảm đáng kể. Thường được sử dụng là Hydroxyzine, Claritin, Zyrtec,…
  • Thuốc kháng histamin H2: Thường được kê đơn điều trị kết hợp với H1 giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Tác dụng chính của loại thuốc này là ức chế hoạt động của thụ thể H2.
  • Thuốc bôi chứa Corticosteroids: Được kê đơn sử dụng cho những trường hợp trẻ bị mề đay mãn tính không đáp ứng điều trị bằng hai loại thuốc trên. Thường được sử dụng là thuốc bôi prednisone. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bôi chứa Corticosteroids trị bệnh mề đay rất dễ phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Lưu ý: Do cơ thể trẻ sơ sinh còn rất non yếu, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Mẹo trị bệnh từ dân gian

Trị mề đay mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian là phương pháp được ưu tiên áp dụng hiện nay. Việc sử dụng các loại dược liệu lành tính trong tự nhiên để trị bệnh tại nhà sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh mà không lo gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số cách được áp dụng phổ biến và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Chườm lạnh: Bọc kín vài viên đá lạnh trong một cái khăn sạch rồi dùng để chườm lên da trẻ. Thực hiện trong khoảng 15 phút bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh trên da thuyên giảm đáng kể. Khi chườm, không thực hiện cố định tại một vùng da trong thời gian dài để tránh bị bỏng lạnh.
Giảm nhẹ cảm giác khó chịu do bệnh gây ra bằng cách chườm mát
Giảm nhẹ cảm giác khó chịu do bệnh gây ra bằng cách chườm mát
  • Dùng lá khế: Sử dụng lá khế chữa mề đay là một meo dân gian được nhiều nhiều người sử dụng rộng rãi vì độ lành tính và hiệu quả của nó. Rửa sạch một nắm lá khế tươi, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Cho lá khế vào nồi đun sôi cùng với 1 lít nước trong vòng 20 phút. Sau đó chắt lấy lượng nước thu được, pha với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm toàn thân cho trẻ.
  • Đắp nha đam: Lấy 1 nhánh nha đam tươi, dùng dao gọt bỏ vỏ để lấy phần thịt trong suốt bên trong. Rửa sạch thịt nha đam với nước để loại bỏ bớt phần mủ gây kích ứng da sau đó cho vào tủ lạnh để làm mát. Sau 30 phút, lấy thịt nha đam ra rồi dùng để xoa nhẹ lên vùng da cần điều trị.

Lưu ý: Các mẹo trị bệnh mề đay mẩn ngứa có nguồn gốc từ dân gian mang lại hiệu quả khá chậm và chỉ mang lại hiệu quả tích cực đối với những trường hợp mới khởi phát bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mề đay

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bệnh cho trẻ bằng các cách ở trên, mẹ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc da cho trẻ. Chăm sóc da đúng cách sẽ có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương trên da và ngăn ngừa mề đay phát triển lan rộng toàn thân. Dưới đây là một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà:

  • Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng đến làn da. Cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và loại bỏ chúng. Thường xuyên cắt tỉa móng tay và đeo bao tay cho trẻ, tránh để bé dùng tay cào gãi lên vùng da bị tổn thương.
Nên đeo bao tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi gây tổn thương đến làn da
Nên đeo bao tay cho trẻ, tránh để trẻ cào gãi gây tổn thương đến làn da
  • Nếu trẻ đang bị nổi mề đay, mẹ nên dùng nước ấm để vệ sinh da cho trẻ. Tuyệt đối không được dùng hóa chất hoặc xà phòng để tránh gây kích ứng đến làn da.
  • Ở những trường hợp trẻ bị ngứa ngáy thường xuyên quấy khóc, mẹ có thể áp dụng các biện pháp giảm ngứa an toàn cho trẻ như ngâm mình trong nước ấm, chườm mát, thoa kem dưỡng ẩm,…
  • Luôn giữ cơ thể trẻ khô thoáng, vào những ngày hè oi bức mẹ nên thường xuyên thay quần áo và lau mồ hôi cho trẻ. Nên cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi thoải mái, làm bằng chất liệu mềm mại và có độ thấm hút cao.
  • Nếu đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng. Thay vào đó hãy tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Tuyệt đối không được kiêng tắm rửa cho trẻ trong suốt thời gian trị bệnh. Tắm rửa mỗi ngày sẽ có tác dụng làm sạch da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Mẹ có thể nấu nước lá tắm cho trẻ và thời gian tắm chỉ nên kéo dài khoảng 5 phút.
  • Không gian sinh hoạt của trẻ phải thoáng khí và sạch sẽ. Tránh để trẻ ở những nơi có gió lớn, nên có biện pháp phòng hộ khi đưa trẻ đi ra ngoài.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh nổi mề đay ở trẻ sơ sinh bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp cha mẹ có thêm những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh. Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách.