Niềng Răng Mắc Cài Là Gì? Có Những Loại Niềng Răng Mắc Cài Nào?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này giúp khắc phục hiệu quả tình trạng xô lệch răng, răng hô, răng móm… Để tìm hiểu kỹ hơn niềng răng mắc cài là gì, quy trình thực hiện ra sao, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. 

Niềng răng mắc cài là gì? Đối tượng nên thực hiện

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật sử dụng hệ thống các khí cụ nha khoa gồm mắc cài, dây cung, hook, minivis, dây thun tạo nên một vòng cung xung quanh hàm răng để kéo và điều chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm. Khi đó, các mắc cài sẽ được đặt cố định lên răng, dây cung nằm trên các rãnh mắc cài để tạo lực siết giúp răng dịch chuyển. 

Niềng răng mắc cài được đánh giá là phương pháp niềng răng hiệu quả và bảo vệ sức khỏe cho răng thật tốt nhất hiện nay. Bởi khi áp dụng kỹ thuật chỉnh nha khác như bọc răng sứ, phẫu thuật hàm, dán Veneer thì cần phải mài răng và xâm lấn răng thật. Còn đối với phương pháp niềng răng thì giúp bảo tồn răng thật 100%, không gây xâm lấn. 

Review dán răng sứ Veneer: giá bao nhiêu, thời gian và quy trình làm chi tiết.

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh răng khá hiệu quả
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh răng khá hiệu quả

Hơn nữa, niềng răng mắc cài là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng khiếm khuyết trên răng. Cụ thể, các trường hợp nên niềng răng mắc cài như:

  • Răng mọc khấp khểnh, chìa ra ngoài, thụt vào, các răng mọc chồng chéo lên nhau.
  • Răng thưa, có hở kẽ giữa các răng cửa.
  • Răng cắn hở, hai hàm không cắn được với nhau, sai lệch khớp cắn.
  • Răng hô nặng, răng móm gây mất thẩm mỹ. 

Có các loại mắc cài niềng răng nào hiện nay? Ưu và nhược điểm khi thực hiện ra sao?

Với sự phát triển của nha khoa, hiện nay khách hàng có thể lựa chọn và sử dụng nhiều loại mắc cài khác nhau trong niềng răng. Dưới đây là một số loại mắc cài chỉnh nha phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:

Kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài kim loại thường

Các loại niềng răng mắc cài kim loại được chế tác từ hợp kim không gỉ Niken – Titanium kết hợp với dây thun cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Từ đó tạo nên lực kéo ổn định giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí. 

Ưu điểm: 

  • Mắc cài kim loại, dây cung tạo ra lực chỉnh nha ổn định, liên tục nên cho hiệu quả dịch chuyển răng tốt.
  • Niềng răng mắc cài thường có mức giá thấp nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng hiện nay.
  • Dây thun nha khoa có nhiều màu sắc khác nhau rất thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ. 
  • Mắc cài kim loại có độ dày mỏng hơn các mắc cài khác nên ít gây khó chịu, vướng víu. 

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ không cao do màu sắc của kim loại không tương đồng với răng thật và làm lộ rõ mắc cài khi giao tiếp. 
  • Dây thun nha khoa có độ đàn hồi kém, dễ bị đứt giãn và làm bong mắc cài.
  • Mỗi lần siết răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt răng. Hơn nữa, các loại khí cụ có thể cọ xát vào các mô mềm gây tổn thương. 

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ/pha lê thường

Mắc cài được chế tác từ chất liệu pha lê hoặc sứ, kết hợp với dây thun để cố định dây cung và tạo lực kéo cho răng. 

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao vì mắc cài sứ hoặc pha lê có màu sắc tương đồng với răng thật.
  • Mắc cài được chế tác từ chất liệu nguyên chất nên rất an toàn khi tồn tại trong môi trường khoang miệng. 
  • Lực chỉnh nha ổn định, đều đặn giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. 
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ mang lại tính thẩm mỹ cao
Niềng răng mắc cài sứ mang lại tính thẩm mỹ cao

Nhược điểm:

  • Chi phí niềng răng mắc cài sứ/pha lê có mức giá cao hơn so với niềng răng kim loại.
  • Mắc cài làm bằng sứ/pha lê nên rất dễ bong, vỡ khi ăn nhai mạnh hoặc có lực tác động lên răng.
  • Bạn cần vệ sinh mắc cài đúng cách để không bị ám màu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. 

Tham khảo: Giá Răng Sứ Veneer Bao Nhiêu Hiện Nay? Cập Nhật Giá Chi Tiết

Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp sử dụng các mắc cài tiêu chuẩn được làm từ kim loại, sứ hoặc pha lê. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là không sử dụng dây thun mà được thay thế bằng chốt khóa tự động trên mắc cài. Chốt khóa này có chức năng tương tự như dây thun giúp cố định dây cung trong rãnh mắc cài và tạo lực dịch chuyển cho răng. 

Ưu điểm:

  • Chốt khóa tự động cho lực kéo răng ổn định hơn so với dây thun, giúp rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Hạn chế bị đứt, giãn dây thun làm bong mắc cài.
  • Mắc cài tự buộc tạo ra ít lực ma sát khi điều chỉnh răng do không sử dụng dây thun. Điều này giúp giảm lực siết răng, thắt chặt dây thun khiến bạn cảm thấy khó chịu.

 Nhược điểm:

  • Chi phí chỉnh nha bằng mắc cài tự buộc cao hơn niềng răng mắc cài thông thường.
  • Mắc cài gắn vào mặt ngoài thân răng nên gây lộ rõ mắc cài, dây cung khi giao tiếp.
  • Độ dày mắc cài tự buộc lớn hơn so với mắc cài thường nên khi đeo niềng bạn có cảm giác khó chịu, vướng víu. 

Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong sử dụng bộ khí cụ gồm mắc cài, dây cung gắn phía bên trong răng, đối diện với lưỡi chứ không gắn mặt ngoài răng như cách niềng răng truyền thống. 

Ưu điểm:

  • Các khí cụ gắn vào mặt trong của răng nên không để lộ mắc cài ra bên ngoài khi giao tiếp. Từ đó giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi cười và nói chuyện mà không ai phát hiện bạn đang niềng răng.
  • Lực tác dụng của mắc cài mặt trong khá ổn định và giúp khắc phục hiệu quả các khiếm khuyết ở răng.
  • Lực chỉnh nha liên tục, ổn định nên giúp bạn rút ngắn thời gian đeo niềng.

Đừng bỏ lỡ: Niềng răng mắc cài sứ tự buộc giá bao nhiêu? [TỔNG HỢP] Bảng giá không phát sinh thêm chi phí.

Chỉnh nha bằng mắc cài mặt trong được nhiều người lựa chọn
Chỉnh nha bằng mắc cài mặt trong được nhiều người lựa chọn

Nhược điểm:

  • Mắc cài gắn mặt trong thân răng có thể ma sát vào lưỡi, gây kích ứng lưỡi và làm tổn thương môi, má, nướu…
  • Niềng răng mắc cài mặt trong sẽ gây khó khăn trong việc chăm sóc răng miệng. Bởi các thức ăn thừa rất dễ bám xung quanh mắc cài, dây cung và khó lấy ra.
  • Chi phí kỹ thuật niềng răng này khá cao và cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, tay nghề giỏi. 

Quy trình chỉnh nha bằng mắc cài thực hiện ra sao?

Tất cả các loại niềng răng mắc cài đều có chung một quy trình thực hiện. Trong đó bao gồm các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Nha sĩ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân để quan sát cấu trúc hàm, tình trạng sai lệch của răng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chỉnh nha phù hợp và tư vấn cho bệnh nhân trước khi thực hiện.
  • Bước 2: Lấy dấu mẫu hàm: Nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu mẫu hàm giúp mô phỏng chính xác hàm răng và thiết kế mắc cài phù hợp với từng giai đoạn dịch chuyển của răng.
  • Bước 3: Điều trị và vệ sinh răng miệng: Ở bước này, bác sĩ sẽ điều trị triệt để các bệnh lý ở răng miệng mà bạn mắc phải. Đồng thời tiến hành vệ sinh răng miệng để đảm bảo tạo môi trường tốt nhất trong khoang miệng trước khi niềng răng.
  • Bước 4: Đeo mắc cài: Nha sĩ sẽ đeo mắc cài lên thân răng bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Tiếp đó gắn các dây cung lên rãnh mắc cài và cố định lên để tạo lực chỉnh nha phù hợp.
  • Bước 5: Tái khám: Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng ở nhà. Đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra quá trình dịch chuyển của răng.
  • Bước 6: Hoàn tất niềng răng và đeo hàm duy trì: Sau khi răng đã dịch chuyển về vị trí mong muốn, người bệnh sẽ được tháo niềng. Trong khoảng 6 tháng sau đó, bạn cần đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không xô lệch như cũ. 

Giải đáp thắc mắc: Niềng răng có bị hóp má không?

Chi phí thực hiện niềng răng mắc cài bao nhiêu?

Chi phí niềng răng mắc cài bao nhiêu là điều mà mọi người thắc mắc. Dưới đây là mức giá chỉnh nha bạn có thể tham khảo:

  • Niềng răng mắc cài kim loại thường: 25 – 45 triệu/2 hàm.
  • Niềng răng mắc cài sứ/pha lê: 45 – 65 triệu/2 hàm.
  • Niềng răng mắc cài tự buộc: 40 – 50 triệu/2 hàm.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong: 80 – 120 triệu/2 hàm.

Chi phí niềng răng trên chỉ có tính chất tham khảo và sẽ thay đổi tùy thuộc vào địa chỉ thực hiện, mức độ sai lệch của răng, phương pháp chỉnh nha… 

Thực hiện niềng răng mắc cài cần lưu ý điều gì?

Cách chăm sóc răng miệng trong và sau khi niềng răng là rất quan trọng bởi nó quyết định hiệu quả chỉnh nha cuối cùng. Do vậy, người niềng răng cần chú ý một số điều như sau:

  • Khi đeo niềng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và thức ăn dễ vướng vào mắc cài, răng. Do vậy, bạn nên dành nhiều thời gian chăm sóc răng miệng như đánh răng kỹ hàng ngày, dùng chỉ nha khoa và nước muối loại bỏ các thức ăn thừa.
  • Tái khám nha khoa định kỳ để bác sĩ thay mắc cài, dây thun mới, vệ sinh răng miệng như cạo vôi răng, tẩy trắng răng…
  • Bạn nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ nuốt để tránh tác động lên mắc cài.
  • Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, các loại thịt để cung cấp để chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn niềng răng.

Tìm hiểu thêm: Thời gian niềng 2 răng cửa bị hô là bao lâu?

Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, các loại thịt
Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, các loại thịt
  • Hạn chế ăn các thực phẩm có màu vì chúng dễ ám màu lên răng, mắc cài, dây thun gây mất thẩm mỹ.
  • Không ăn nhiều đồ ăn có đường như bánh kẹo ngọt, kẹo mạch nha vì chúng dễ bám dính trên răng gây ra các bệnh lý ở răng miệng. 
  • Răng trong thời gian đeo niềng rất nhạy cảm nên bạn hạn chế ăn nhai quá mạnh hoặc dùng răng để xé đồ. 
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để chăm sóc răng đúng cách tại nhà nhằm đạt hiệu quả niềng răng tốt nhất. 

Gợi ý một số địa chỉ niềng răng uy tín

Nếu có nhu cầu niềng răng chỉnh nha thì khách hàng nên cân nhắc lựa chọn các địa chỉ niềng răng uy tín, làm việc chuyên nghiệp. Đừng ham giá rẻ mà lựa chọn các cơ sở không có thông tin rõ ràng, tay nghề bác sĩ kém. 

Dưới đây là gợi ý một số trung tâm và bệnh viện uy tín bạn có thể lựa chọn để niềng răng:

  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM: Bệnh viện là địa chỉ thăm khám quen thuộc của người dân Sài Gòn và khu vực phía Nam. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện là nơi làm việc của những bác sĩ, giảng viên giỏi trên cả nước. Bệnh viện có đầy đủ các dịch vụ chỉnh nha như niềng răng, bọc răng sứ, trồng răng. Địa chỉ ở 215 Hồng Bàng, Quận 5, TPHCM. 
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM: Đây là tuyến bệnh viện chuyên khoa lớn tại TPHCM. Bệnh viện được đầu tư các thiết bị, vật liệu nha khoa hiện đại từ nước ngoài và đạt chuẩn Bộ Y tế. Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ tình trạng răng miệng và tư vấn giúp bạn lựa chọn kỹ thuật niềng răng phù hợp. Địa chỉ ở 201A Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TPHCM. 
  • Viện Nha khoa Thẩm mỹ Vidental: Viện Nha khoa Thẩm mỹ Vidental là một trong những trung tâm niềng răng uy tín nhất hiện nay. Trung tâm có đa dạng các phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt, niềng răng mặt trong… Khi đến đây, khách hàng sẽ được nha sĩ tư vấn cụ thể về phương pháp, kết quả thực hiện và chi phí. Mọi thông tin bạn có thể liên hệ https://viennhakhoathammy.com/. 
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Thêm một địa chỉ niềng răng mắc cài tốt bạn có thể lựa chọn là bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bệnh viện có quy trình niềng răng được thực hiện bài bản, tỉ mỉ và luôn cho hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Địa chỉ ở 1B Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 
Nên chọn các cơ sở nha khoa uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm
Nên chọn các cơ sở nha khoa uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm

Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn niềng răng mắc cài là gì và ưu nhược điểm của từng loại niềng răng khi thực hiện. Tùy vào sức khỏe răng miệng và mức độ lệch lạc của răng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn kỹ thuật niềng răng phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: