Nội dung chính

Niềng răng có bị hô lại không là thắc mắc chung của khá nhiều người. Chúng ta thường nghe đến niềng răng là phương pháp chỉnh nha đem lại hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, sau khi niềng, nhiều người vẫn gặp phải tình trạng răng bị hô lại. Nếu phòng ngừa đúng cách sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này.

Niềng răng có bị hô lại không? Lý do vì sao?

Để trả lời cho câu hỏi niềng răng xong có bị hô lại không? Thực tế mà nói, đã có khá nhiều trường hợp như vậy. Bản chất của việc niềng răng là như thế nào? Niềng răng chính là dùng một lực tác động lên răng, làm răng di chuyển về hướng cố định. Tình trạng răng vẫn bị chìa ra sau khi niềng khá phổ biến, đặc biệt là trong năm đầu tiên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đặc biệt phải kể đến là:

Đánh giá và làm sai kỹ thuật

Với một bệnh nhân có hàm hô, việc đánh giá hàm răng và lên kế hoạch điều chỉnh là một điều vô cùng quan trọng. Bởi vì, nguyên nhân dẫn đến hàm hô có thể do 2 yếu tố, thứ nhất do răng và thứ 2 là do xương hàm. Cách giải quyết hàm hô trong 2 trường hợp này lại khác nhau:

  • Đối với trường hợp bị hô do răng, chúng ta có thể thực hiện phương pháp niềng răng, các loại niềng răng để chỉnh nha như thông thường.
  • Đối với trường hợp bị hô do xương hàm, lúc này tác động của niềng là không đủ. Lúc này, chúng ta phải thực hiện phẫu thuật hàm (cắt xương và đẩy lùi hàm). Trong trường hợp này nếu nha sĩ cố chấp niềng răng thì chắc chắn sẽ không có hiệu quả.
  • Đối với trường hợp nặng, bệnh nhân bị hô do cả xương hàm và răng, lúc này lại cần có sự điều trị kết hợp cả phẫu thuật và niềng.

Có thể bạn quan tâm: Niềng răng hô bằng nhựa có tốt không? Xem ngay review thực tế.

Niềng răng xong bị hô lại do bác sĩ đánh giá sai tình hình bệnh nhân
Niềng răng xong bị hô lại do bác sĩ đánh giá sai tình hình bệnh nhân

Đánh giá sai tình trạng bệnh nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị không thích hợp là câu trả lời cho việc tại sao sau khi niềng vẫn bị hô lại. Bên cạnh đó, tại một vài cơ sở nha khoa, bác sĩ còn thiếu kinh nghiệm và khí cụ chưa đạt tiêu chuẩn cũng là một yếu tố chi phối đến kết quả điều trị.

Quá trình niềng răng quan trọng nhất là lực kéo của tay bác sĩ, lực kéo vừa và đủ sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy đỡ đau nhức hơn, đồng thời, kết quả cũng chính xác hơn. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo, trước khi bạn có ý định đi niềng răng, hãy tham khảo thật kỹ những cơ sở cũng như bác sĩ chính thực hiện dịch vụ nha khoa.

Chế độ chăm sóc sau khi niềng không chuẩn

Bên cạnh đó, nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng bị hô lại sau khi niềng còn xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng của bạn. Nhiều bệnh nhân sau khi niềng về khá chủ quan, không chú trọng đầu tư chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ.

Thói quen chăm sóc răng miệng của bạn không đúng
Thói quen chăm sóc răng miệng của bạn không đúng

Mặc dù sau khi niềng, răng đã phần nào ổn định về vị trí thích hợp, nhưng lúc này răng vẫn còn khá nhạy cảm, đặc biệt là với những bệnh nhân trong lứa tuổi từ 10 đến 16 tuổi, vẫn còn trong độ phát triển xương hàm. Lúc này cần chăm sóc đúng theo chỉ định, hạn chế sử dụng những đồ ăn cứng và dai, tác động mạnh lên hàm răng.

Niềng Răng Có Bị Hô Lại Không? Tháo niềng khi chưa đủ thời gian

Răng bị hô lại cũng hay gặp phải đó là bác sĩ nhận định sai về quá trình niềng và cho tháo niềng khi chưa đủ tiêu chuẩn về thời gian. Thời gian đeo niềng ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng của mỗi người, đối với răng khấp khểnh nhẹ chỉ cần 1 đến 2 năm, nhưng nghiêm trọng hơn thì cần 3 năm hoặc hơn.

Trong thực tế, đã có một vài bệnh nhân còn tự ý tháo niềng trước thời hạn yêu cầu, khiến răng không chỉ hô lại mà còn gây biến dạng khuôn mặt vì lệch khớp cắn.

Cách phòng ngừa tình trạng niềng răng xong bị hô

Vậy niềng răng xong bị hô lại thì có thể phòng tránh được không và nên phòng như thế nào? Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng tôi đề xuất là 2 phương pháp sau đây.

Đeo hàm duy trì

Đối với một vài bệnh nhân, sau khi tháo niềng răng, nha sĩ vẫn yêu cầu phải đeo hàm duy trì trong giai đoạn đầu. Hàm duy trì là một khí cụ nha khoa hỗ trợ ổn định vị trí răng, duy trì được kết quả lâu dài. Khí cụ này cũng đa dạng, có thể cố định hoặc là dạng niềng răng tháo lắp, là khay nhựa, khung cố định hoặc có thể là dạng móc cài.

Bác sĩ tư vấn: Tự niềng răng tại nhà có hiệu quả không? Tình trạng răng như nào thì nên niềng tại nhà.

Bệnh nhân sau khi tháo niềng răng cần đeo hàm duy trì giúp răng ổn định
Bệnh nhân sau khi tháo niềng răng cần đeo hàm duy trì giúp răng ổn định

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì bạn chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm khi đi ngủ mà thôi. Bởi khi đi ngủ, có thể bạn sẽ nghiến răng, ảnh hưởng đến vị trí của răng. Thời gian đeo hàm duy trì sau niềng đối với người lớn có hàm ổn định là từ 6 tháng đến 1 năm. Còn đối với trẻ em, có thể sẽ phải sử dụng đến khi trưởng thành (kết thúc giai đoạn phát triển xương hàm).

Niềng Răng Có Bị Hô Lại Không? Chăm sóc răng cẩn thận

Sau khi đã tìm hiểu về vấn đề niềng răng có bị hô lại không, bạn cũng nên lưu ý và cẩn thận trong quá trình chăm sóc để hạn chế tình trạng này xảy ra. Để đảm bảo cho chức năng cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng, bạn cần có thói quen chăm sóc và vệ sinh cẩn thận. Chế độ dinh dưỡng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hàm và răng. Các loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung đều đặn đó là:

  • Thực phẩm chứa canxi: Những thực phẩm có thể kể đến là sữa và chế phẩm từ sữa, phô mai, bơ, tôm tép, cá thu, cá hồi, trứng gà,… sẽ hỗ trợ làm răng chắc khỏe hơn.
  • Thực phẩm chứa chất xơ: Chất xơ sẽ giúp tăng tiết nước bọt, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, tái tạo lại mô nướu. Chất xơ tồn tại trong các loại hoa quả và rau xanh sử dụng hàng ngày.

Bên cạnh đó, cũng có một số thực phẩm mà bạn nên dừng sử dụng ngay khi niềng răng, đó là:

  • Các loại hạt cứng: Các hạt này rất dễ để mắc kẹt trong răng, việc cắn chúng sẽ khiến bạn đau nhức.
  • Nước uống có ga: Đồ ngọt và nước uống có ga sẽ phá hủy men răng của bạn. Thay vì sử dụng loại nước uống này, bạn có thể thay thế bằng các loại sinh tố hoặc nước dừa.
  • Các loại thực phẩm khác: Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất kích thích, bánh kẹo để lại nhiều mảnh vụn.

Thông tin quan trọng: Niềng răng có bị hóp má không? Phải làm gì để tránh tình trạng hóp má trong và sau quá trình niềng.

Bên cạnh thói quen ăn uống, bạn cần biết cách vệ sinh răng sạch sẽ
Bên cạnh thói quen ăn uống, bạn cần biết cách vệ sinh răng sạch sẽ

Bên cạnh đó, bạn nên giữ thói quen đánh răng từ 2 đến 3 lần một ngày, sử dụng bàn chải có lông nhỏ, dễ dàng xen kẽ vào các kẽ răng. Người dùng cũng nên kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để giữ vệ sinh tốt nhất cho răng miệng.

Duy trì đủ thời gian niềng

Cách phòng ngừa được xem là hữu hiệu nhất phải kể đến duy trì thời gian đeo niềng theo đúng chỉ định bác sĩ. Tháo niềng quá sớm khi răng chưa ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ thói quen tái khám theo định kỳ, từ 4 đến 6 tháng/ lần. Trong trường hợp phát hiện ra răng đang có dấu hiệu xô lệch, hãy đến thăm khám và chụp chiếu cẩn thận.

Đã từng có trường hợp, bệnh nhân sau khi tháo niềng, lại xuất hiệu tình trạng răng xô lệch. Sau đó, căn cứ vào tình hình, bác sĩ buộc phải cho bệnh nhân đeo niềng trở lại thêm một thời gian.

Niềng răng xong bị hô lại phải làm thế nào?

Sau khi niềng răng hầu hết bệnh nhân đều có kết quả như mong muốn nếu thực hiện tốt theo chỉ định. Nhưng cũng có một vài trường hợp do nhận định sai từ đầu nên kết quả không mong muốn. Nếu bạn bị hô do xương hàm, tốt nhất bạn nên thực hiện phẫu thuật hàm hô để cắt xương hàm.

Phẫu thuật hàm hô là một phương thức nha khoa được thực hiện trong phòng kín. Hiện nay, công nghệ Z-BSSO là công nghệ tiên tiến bậc nhất, được áp dụng tại các địa chỉ niềng răng uy tín, cơ sở nha khoa lớn trong dịch vụ phẫu thuật hàm hô, bạn có thể tham khảo.

Bản chất của phẫu thuật hàm hô đó là, bác sĩ thực hiện một đường mổ ngắn, làm lộ ra xương hàm cần cắt gọt, sau đó nhổ đi 2 chiếc răng số 4 tạo khoảng trống để cắt một phần xương hàm, nẹp vít cố định và băng ép hàm mặt trong 1 tháng. Đây là dịch vụ nha khoa tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao. Chính vì vậy, các bạn hãy tham khảo trước những địa chỉ uy tín trước khi thực hiện.

Niềng răng xong bị móm phải làm sao? Mách bạn các cách khắc phục hiệu quả cần làm ngay.

Niềng răng xong bị hô lại thì bạn nên sử dụng kết hợp phẫu thuật cắt hô và niềng răng
Niềng răng xong bị hô lại thì bạn nên sử dụng kết hợp phẫu thuật cắt hô và niềng răng

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, nha sĩ cũng sẽ chỉ định cho bạn phẫu thuật hàm và đeo niềng kết hợp. Tức là, sau khi phẫu thuật và băng ép hàm mặt trong vòng 4 đến 6 tuần, khi xương hàm đã bắt đầu ổn định trở lại, bệnh nhân sẽ quay lại trung tâm nha khoa, bắt đầu tiến hành lại quy trình niềng răng.

Tuy nhiên, sau khi đã phẫu thuật xương hàm, thời gian niềng răng của bạn cũng sẽ ngắn hơn so với bình thường. Trung bình, tùy thuộc theo tình trạng mà răng chỉ cần niềng trong khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm nữa mà thôi.

Lưu ý khi niềng răng mà bạn cần biết

Trong hầu hết các trường hợp, sau quá trình niềng răng có thể đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi niềng răng có bị hô lại không thì không ai dám chắc chắn. Chính vì vậy, để quá trình niềng răng được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn nha khoa uy tín để thực hiện, kết thúc quá trình niềng răng vẫn tiếp tục thăm khám định kỳ
Chọn nha khoa uy tín để thực hiện, kết thúc quá trình niềng răng vẫn tiếp tục thăm khám định kỳ
  • Cơ sở nha khoa, tay nghề bác sĩ và trang thiết bị tân tiến là những thứ phải quan tâm hàng đầu. Dù chi phí bỏ ra có chênh lệch hơn một chút, đổi lại kết quả chính xác cũng là điều cần thiết. Trên thực tế, vì để tiết kiệm, rất nhiều người đã thực hiện dịch vụ tại những cơ sở không đảm bảo, dẫn đến tiền mất tật mang.
  • Trước khi thực hiện niềng răng, phải trải qua giai đoạn chẩn đoán, chụp chiếu cẩn thận, xác định chính xác tình trạng mà mình gặp phải. Nếu bạn gặp phải một số bệnh lý về nha khoa khác, cần phải vệ sinh sạch sẽ và giải quyết các bệnh đó song song.
  • Trong và sau quá trình niềng răng khiến răng hô nhẹ hay nặng, thì bệnh nhân cũng cần phải tuân thủ đúng theo những chỉ định của bác sĩ, theo dõi sát sao tiến trình điều trị.
  • Kể cả sau khi kết thúc quá trình niềng răng và đeo hàm duy trì, bạn cũng nên thăm khám nha khoa theo định kỳ 6 tháng/ lần, để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc niềng răng có bị hô lại không. Nếu thực hiện đúng phương pháp, chăm sóc đúng cách thì chắc chắn bạn sẽ không gặp phải tình trạng này. Hy vọng những thông tin này sẽ trợ giúp cho bạn một phần nào đó trong quá trình tìm hiểu về các dịch vụ nha khoa.

Đọc thêm:

Câu hỏi liên quan

Niềng răng ở đâu tốt nhất Hà Nội là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có nhu cầu niềng răng. Bởi việc lựa chọn nhầm địa chỉ không chất lượng có thể để...

Xem chi tiết

Niềng răng đang là phương pháp chỉnh hình không cần xâm lấn cứu nguy cho nhiều người có hàm  răng có nhiều khuyết điểm như mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm, thưa… Tuy nhiên,...

Xem chi tiết

Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền là câu hỏi mà những ai đang có nhu cầu chỉnh nha đều băn khoăn và muốn được giải đáp. Được biết, giá niềng răng như thế nào còn...

Xem chi tiết

Niềng răng móm bao nhiêu tiền, phương pháp nào vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người đang muốn thực hiện biện pháp này. Bài viết sau đây...

Xem chi tiết