Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến hiện nay và khiến nhiều người khó chịu, ăn không ngon. Ngoài việc tìm hiểu cách chữa bệnh không ít người thắc mắc nhiệt miệng có lây không. Để giải đáp cho câu hỏi này bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Bệnh viện Favina.

Bệnh nhiệt miệng có lây không?

Nhiệt miệng là tình trạng những vết loét nhỏ, hình tròn hoặc hình bầu dục phát triển bên trong lưỡi, nướu răng, môi hay má. Theo quan niệm từ dân gian, tình trạng này là do nóng trong hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng. Trong khi đó các nhà khoa học cho rằng đây là tình trạng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra. Trong khoang miệng chúng ta tồn tại nhiều vi sinh vật và khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tấn công vào niêm mạc miệng, làm vỡ cấu trúc răng, lưỡi, lợi và gây nhiệt miệng.

Vậy tình trạng nhiệt miệng có lây không? Theo các chuyên gia, điều này còn phụ thuộc vào thể bệnh. Hiện nay nhiệt miệng gồm 3 dạng chính là nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng herpes và nhiệt miệng thể lớn.

Nhiệt miệng có lây không còn phụ thuộc vào thể bệnh
Nhiệt miệng có lây không còn phụ thuộc vào thể bệnh
  • Nhiệt miệng thể nhỏ gặp nhiều hơn thể lớn và các vết loét thường xuất hiện ở niêm mạc má, lợi hoặc ngay trên nướu. 2 dạng nhiệt miệng này không có khả năng lây lan giữa người với người.
  • Nhiệt miệng dạng herpes ít gặp hơn nhưng chúng có thể gây lây lan. Nguyên nhân là do virus herpes gây ra và chúng có thể lây sang người khác nếu có tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống,…

Cách để phân biệt bệnh thông thường và bệnh do virus gây ra khá đơn giản. Nếu bạn thấy vết loét sau 10 ngày không thể tự lành lại dù đã áp dùng các biện pháp chữa trị thì nguyên nhân gây bệnh có thể là do virus herpes gây nên. Còn lại nhiệt miệng thể lớn, thể nhỏ sẽ tự khỏi từ khoảng 7 – 10 ngày.

Thông thường bệnh nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nhưng nó gây nhiều ảnh hưởng đến ăn uống cũng như giao tiếp của người bệnh. Vậy nên nếu mắc bệnh bạn cần khắc phục ngày các triệu chứng bệnh việc dùng thuốc hoặc các mẹo từ thảo dược thiên nhiên.

Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng người bệnh cần nhớ

Khi thấy dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng, bạn có nên sử dụng thuốc để đẩy lùi triệu chứng. Bên cạnh đó bạn cũng cần có lối sống lành mạnh và khoa học, cụ thể như sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh để giúp loại bỏ bệnh, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng.
  • Dùng thuốc chống viêm, giảm đau để làm lành những tổn thương do nhiệt miệng gây ra.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng cũng như phòng tránh bệnh.
  • Hàng ngày nên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm nhiễm cũng như những tổn thương.
  • Hạn chế sử dụng đồ cay nóng, đồ ăn quá mặn và nhiều đường vì có thể khiến các vết loét trầm trọng hơn.
  • Bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như cam, dứa, bắp cải, bưởi, súp lơ,….
Quả cam tốt cho người bị nhiệt miệng
Quả cam tốt cho người bị nhiệt miệng
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày và không dùng quá nhiều rượu, bia, đồ có cồn, thuốc lá,…
  • Không dùng chung đồ với người bệnh nhiệt miệng do virus herpes vì có thể bị lây bệnh.
  • Không hôn nhau, quan hệ tình dục bằng miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Muốn dùng thuốc bôi bạn cần rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết loét.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhiệt miệng có lây không. Bệnh nhiệt miệng khá phổ biến, không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể khiến nhiều người khó chịu. Vậy nên bạn cần lựa chọn biện pháp khắc phục bệnh sớm để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.

Tìm Hiểu Thêm

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe