Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi và thường tạo ra nhiều tổn thương ở trên da. Trong số những phương pháp điều trị, nặn mụn bọc được không ít người tự thực hiện tại nhà, nhưng liệu có nguy hiểm gì không?

Chuyên gia giải đáp có nên nặn mụn bọc không?

Trên các hội nhóm làm đẹp hiện nay, vấn đề bị mụn bọc có nên nặn không luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ bạn đọc. Theo đó, khi bị bất cứ loại mụn nào, chúng ta thường sẽ chủ động tự nặn mụn để lấy nhân ra ngoài. Nhưng các chuyên gia từ lâu đã khuyến cáo rằng, không thể tùy ý nặn mụn vì mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Cụ thể, đối với mụn bọc, chúng ta có thể nặn, tuy nhiên, kỹ thuật nặn mụn bọc sẽ khó hơn mụn ẩn. Bạn cần phải xác định được mụn bọc khi nào nặn được, theo đó, nên tới bệnh viện, các cơ sở phòng khám da liễu để bác sĩ thăm khám và đánh giá cụ thể. Nếu tự ý nặn tại nhà lúc mụn chưa gom cồi hoặc không đảm bảo vấn đề vệ sinh, cách lấy nhân mụn và máu không chính xác sẽ rất dễ làm mụn tái phát viêm nhiễm nặng hơn, tăng nguy cơ bị thâm và sẹo.

Hiện nay các cơ sở thường có dịch vụ nặn mụn bọc, mụn ẩn, mụn trứng cá giá dao động từ 300.000 – 500.000đ/lần. Bạn hãy tham khảo tìm hiểu những nơi uy tín, đáng tin cậy để lấy nhân mụn an toàn.

Có nặn mụn bọc được không? Thực tế có thể nặn nhưng cần đúng cách và đúng thời điểm
Có nặn mụn bọc được không? Thực tế có thể nặn nhưng cần đúng cách và đúng thời điểm

Hướng dẫn cách nặn mụn bọc an toàn nhất

Cách nặn mụn bọc ở mũi hay ở cằm đều tương tự nhau, điều quan trọng nhất chính là mụn đã tới thời điểm có thể nặn và đảm bảo nắm rõ được cách nặn. Theo đó, một quy trình nặn mụn khoa học sẽ cần đảm bảo những bước sau đây:

Vệ sinh mặt

Trước khi nặn mụn bọc hay bất cứ loại mụn nào khác, bạn cần phải vệ sinh làn da sạch sẽ. Đây là phương pháp giúp loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn và các yếu tố có khả năng làm viêm nhiễm ổ mụn trong quá trình nặn. Đồng thời, làm sạch da còn giúp lấy nhân mụn diễn ra dễ dàng hơn, da được làm mềm, nhân mụn nhanh được đẩy ra bên ngoài.

Bạn hãy tẩy trang, rửa mặt và kết hợp thêm xông hơi bằng thảo dược. Không chà xát mạnh trong quá trình rửa mặt để tránh làm da bị đau rát, tổn thương.

Khử trùng dụng cụ nặn mụn, rửa tay

Tiếp theo cần chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ nặn mụn chuyên dụng, bạn có thể dùng các dung dịch sát khuẩn y tế hoặc nước sôi để làm sạch vi khuẩn đồng thời rửa tay sạch sẽ với xà bông. Như vậy chúng ta có thể tránh được các vi khuẩn lây nhiễm từ tay lên da mặt, ngừa nhiễm trùng da.

Tiến hành chích nặn mụn bọc

Sử dụng kim lấy mụn để chích vào đầu nốt mụn bọc, da sẽ xuất hiện một vết rạch nhỏ, từ đây nhân mụn được đẩy ra ngoài thông qua lực tác động. Cách làm này được dùng cho cả trường hợp mụn chưa đẩy đầu nhân lẫn mụn đã có cồi gom rõ rệt.

Kỹ thuật viên sẽ chích đầu mụn để lấy hết toàn bộ nhân
Kỹ thuật viên sẽ chích đầu mụn để lấy hết toàn bộ nhân

Ấn nhân mụn ra ngoài

Sau bước chích đầu mụn, chúng ta tiếp tục dùng que ấn để nhấn lên các miệng nốt mụn. Khi này, cần dùng lực đều để nhân mụn được bật hẳn ra ngoài. Tránh tình trạng mụn bị đứt gãy nhân, phần còn sót lại sẽ khó lấy ra hoàn toàn, gây đau nhức và dễ bị viêm khi chưa hết hẳn gốc.

Tham Khảo: Các cách trị mụn bọc đơn giản mà hiệu quả

Vệ sinh da mặt lần nữa

Khi đã loại bỏ hết toàn bộ nhân và mủ trong các ổ mụn, phải vệ sinh lại da mặt một lần nữa và có thể đắp mặt nạ giảm sưng đỏ. Có thể dùng thêm các dung dịch kháng khuẩn để lau sạch bề mặt da, giúp miệng vết thương se lại nhanh chóng hơn.

Nặn mụn bọc xong nên làm gì?

Sau khi kết thúc quá trình lấy nhân mụn, cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp để đảm bảo da có thể phục hồi một cách nhanh nhất như sau:

  • Vệ sinh da mặt cẩn thận 2 lần mỗi ngày. Trong ngày đầu sau khi nặn mụn, chỉ nên dùng nước muối để lau mặt, không sử dụng bất cứ loại sữa rửa mặt nào để tránh làm da bị kích ứng. Ngoài ra tuyệt đối không cho tay lên sờ vào mặt.
  • Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng, nếu cần thiết, bạn hãy che chắn cho da thật cẩn thận. Vì da còn yếu nên khả năng bị tia UV từ ánh nắng mặt trời tấn công rất cao.
  • Các chị em cũng cần lưu ý không trang điểm trong thời gian này. Cặn mỹ phẩm có thể len lỏi vào trong các vết thương sau nặn mụn, tích tụ lại và hình thành nên mủ viêm rất nguy hiểm. Chỉ tới khi da lành lại hoàn toàn, chúng ta sẽ có các bước skincare và makeup như bình thường.
  • Bổ sung thêm cho làn da các dưỡng chất chống oxy hóa, vitamin C, E, A để da nhanh hồi phục hơn thông qua các loại thực phẩm.
Nên uống bổ sung nước ép từ rau củ quả để cung cấp dưỡng chất cho da hồi phục
Nên uống bổ sung nước ép từ rau củ quả để cung cấp dưỡng chất cho da hồi phục

Bạn Nên Xem: Bị mụn bọc nên làm gì để nhanh khỏi

Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc đã biết có nên nặn mụn bọc không và nặn như thế nào. Theo đó, chúng tôi khuyên rằng nên tới các cơ sở y tế, các thẩm mỹ viện uy tín để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật lấy nhân mụn thay vì tự nặn ở nhà. Như vậy làn da có thể loại bỏ tận gốc mụn, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương có thể phục hồi nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe