Bị nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng rất phổ biến ở hầu hết mẹ bầu, điều này mang đến những khó chịu về sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ và trẻ. Trong trường hợp này, mẹ cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở vùng kín để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nấm âm đạo là gì? Đây là tình trạng nấm men và axit trong khu vực âm đạo bị rối loạn (mất cân bằng) khiến men, nấm tăng sinh, phát triển. Đây là tình trạng rất phổ biến, hơn 75% phụ nữ trưởng thành mắc phải ít nhất một lần trong đời.  Đặc biệt, khi mang thai, chị em có nguy cơ mắc tình trạng này cao hơn bình thường. Bởi trong thời gian mang thai, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

Dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai

Theo các chuyên gia phụ khoa, chị em dễ bị nấm âm đạo trong khoảng thời gian mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Chị em có thể phát hiện sớm tình trạng này thông qua các dấu hiệu như:

  • Lượng khí hư ở nữ giới ra nhiều hơn bình thường, rối loạn khí hư. Đồng thời tính chất khí hư cũng khác bình thường như màu sắc trắng đục hoặc màu lạ chứ không trắng trong, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu.
  • Mẹ bầu gặp phải các cơn đau, ngứa ngáy châm chích, nóng ran hoặc sưng tấy đỏ ở âm đạo
  • Mẹ bầu gặp các tình trạng tiểu khó, tiểu buốt hay tiểu són, tiểu nhiều lần
  • Cơ thể chị em thường trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, không muốn làm việc, không tập trung cho công việc hay đau nhức, mỏi chân tay
Nấm âm đạo khi mang thai khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu
Nấm âm đạo khi mang thai khiến mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu

Ngoài những triệu chứng kể trên, một số mẹ bầu gặp tình trạng lo lắng, tâm lý không ổn định, thường hay bất an, khó ngủ. Tuy nhiên, đây là các dấu hiệu thường gặp trong thai kỳ, khó xác định được có phải biểu hiện của nấm âm đạo hay không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Chắc hẳn đây là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Các chuyên gia cho biết, nấm âm đạo không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng mẹ và bé, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt là có.

Ảnh hưởng đến mẹ

Những triệu chứng ở vùng kín do nấm âm đạo gây ra tuy không quá nghiêm trọng nhưng với phụ nữ mang thai vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch yếu, những biểu hiện đó càng khiến chị em mệt mỏi hơn. Khi bị nấm âm đạo, mẹ bầu thường xuyên bị các cơn ngứa làm phiền, cảm giác châm chích, ngứa râm ran mãi không dứt khiến chị em khó có thể nghỉ ngơi trọn vẹn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý. 

Chưa kể, bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm có thể khiến vi khuẩn, nấm men lây lan gây nên các bệnh lý phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vùng chậu…

Nên đọc: Viêm cổ tử cung là gì? Các biến chứng của bệnh bạn nên biết

Ảnh hưởng đến thai nhi

Đa số, các bệnh nhiễm trùng, nhiễm nấm hoặc có sự tấn công của vi khuẩn, nấm men,… thì đều có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Tuy nhiên, chưa có kết luận chính xác nào về mức độ ảnh hưởng nhất định đối với thai nhi khi mẹ bầu bị viêm nấm âm đạo. Người ta chỉ đưa ra những con đường gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ đang mang thai bị viêm nấm âm đạo như sau:

  • Bệnh gây hại cho mẹ khiến cơ thể mẹ bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng. Từ đây mẹ không đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi và chống lại các tác nhân gây bệnh trong quá trình này, thai nhi vì thế cũng có thể suy yếu hệ miễn dịch
  • Sự tấn công mạnh mẽ của nấm âm đạo khiến màng ối gặp vấn đề, dẫn đến các bất thường khi sinh như sinh non hoặc sẩy thai
  • Khi mẹ bị nhiễm nấm, các bé khi sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về da, mắt hay hô hấp bởi sớm tiếp xúc với nấm từ khi trong bào thai
Bị nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi
Bị nấm âm đạo khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

Nên xem: Top 5 cách trị nấm phụ khoa bằng tỏi hiệu quả, an toàn

Điều trị nấm âm đạo an toàn khi mang thai

Hiện nay, với nền y học phát triển thì việc điều trị dứt điểm nấm âm đạo trong thời gian mang thai không quá khó khăn. Đồng thời, giới khoa học nghiên cứu nhiều loại thuốc lành tính, an toàn dành cho mẹ bầu nên chị em có thể yên tâm điều trị nấm âm đạo khi mang thai. 

Khi gặp các dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng liên hệ đến các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Chữa nấm âm đạo khi mang thai theo tây y

Rất nhiều mẹ bầu nghĩ rằng trong thời gian mang thai không được dùng thuốc tây. Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi ngày nay có rất nhiều loại thuốc dành cho mẹ bầu có khả năng điều trị nấm vùng kín rất hiệu quả, chị em sẽ chấm dứt các biểu hiện khó chịu chỉ sau 1 -2 tuần kiên trì dùng thuốc. 

Bà bầu phần lớn sử dụng thuốc đặt để điều trị nấm
Bà bầu phần lớn sử dụng thuốc đặt để điều trị nấm âm đạo

Loại thuốc phổ biến nhất dành cho mẹ bầu khi bị nấm phụ khoa là viên đặt âm đạo. Tùy tình trạng mỗi người, bác sĩ có thể kê thêm cho chị em dung dịch vệ sinh có khả năng làm sạch để hỗ trợ quá trình điều trị. Một số loại viên đặt dành cho mẹ bầu có thể kể đến như:

  • Thuốc đặt Polygynax
  • Thuốc đặt viêm nấm âm đạo Canesten 500
  • Thuốc đặt phụ khoa chữa nấm Neo – Tergynan
  • Thuốc đặt Chimitol

Tuy được chỉ định sử dụng cho mẹ bầu bị nấm phụ khoa hay các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, tuy nhiên các loại thuốc kể trên vẫn gây tác dụng phụ hay kích ứng tại chỗ nhất định. Trước khi dùng, chị em cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Danh Sách Thuốc Chữa Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Của Nhật Bản Tốt Nhất

Dùng mẹo dân gian tại nhà chữa nấm âm đạo trong thai kỳ

Phương pháp dùng mẹo dân gian từ những cây lá quanh nhà được nhiều chị em lựa chọn. Đặc biệt với mẹ bầu ngại đi lại thăm khám, ngại dùng thuốc tây thì đây quả là phương pháp tốt. Các cách chữa mẹo dân gian khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm chi phí cho chị em, an toàn với mẹ bầu.

  • Sử dụng lá trầu không: Đun sắc với nước rồi chắt lấy nước trầu không, sau đó dùng vệ sinh vùng kín để hỗ trợ khắc phục tình trạng nấm âm đạo.
  • Dùng lá chè xanh: Dùng 1 nắm lá chè xanh rửa sạch, vò hơi nát rồi đun sắc cùng nước đến khi sôi kỹ, tắt bếp, chắt lấy nước chè xanh, để nguội. Chị em dùng nước này để rửa vùng kín khoảng 3-4 lần/ tuần.
  • Sử dụng lá bàng: Với chị em thành phố thì khó kiếm nhưng ở nông thôn thì rất dễ dàng kiếm được 1 nắm lá bàng để làm bài thuốc chữa nấm âm đạo. Chị em lấy từ 3-4 lá bánh tẻ rồi rửa sạch, đun sắc cùng nước cho sôi kỹ. Sau đó dùng nước này rửa vùng kín để kháng khuẩn, trừ nấm, ngăn ngừa ngứa ngáy và viêm nhiễm phụ khoa.

ĐỌC NGAY: TOP 11 Thuốc Trị Nấm Candida Của Nhật Hiệu Quả Cao, An Toàn

Sử dụng mẹo dân gian để điều trị nấm âm đạo được nhiều chị em áp dụng trong thai kỳ
Sử dụng mẹo dân gian để điều trị nấm âm đạo được nhiều chị em áp dụng trong thai kỳ

Ngoài 3 cách trên, mẹ bầu có thể dùng tỏi chữa viêm nấm âm đạo. Chị em lưu ý rằng, trong thời gian mang thai, mọi người không nên thực hiện xông ngâm vùng kín, thế nên chỉ dùng các phương pháp trên để rửa vùng kín. Bên cạnh đó, không nên áp dụng hàng ngày bởi các loại lá trên đều có tính kháng viêm tốt, nếu dùng đều đặn hàng ngày có thể gây khô rát vùng kín.

Tham khảo: TOP 4 Thuốc Điều Chữa Viêm Vùng Chậu Hiệu Quả Cao

Phòng ngừa bệnh nấm âm đạo khi mang thai

Điều trị nấm âm đạo không khó nhưng rất khó để điều trị dứt điểm, vì thế tốt nhất chị em cần có biện pháp phòng ngừa bệnh lý này ngay từ đầu. Một số biện pháp chị em nên thực hiện như:

  • Lựa chọn chất liệu đồ lót thích hợp, thoáng mát và dễ thấm mồ hôi. Đồng thời nên chọn đúng kích cỡ quần lót, tránh mặc quần lót quá chật.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh vùng kín khi mang thai có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên dịu nhẹ, tránh chọn loại dung dịch có tính tẩy rửa cao.
  • Trong thời gian mang thai, cần chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ nhưng lưu ý hạn chế lượng đường từ các sản phẩm dinh dưỡng. Chính lượng đường tăng cao cũng là nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo trong thời gian mang thai.
  • Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh, vận động thường xuyên vừa tốt cho sức khỏe mẹ, vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho thai nhi.
  • Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, đồng thời lưu ý vệ sinh đúng cách và sạch sẽ trước, sau khi quan hệ tình dục.

Tình trạng bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai rất phổ biến, chị em cần cảnh giác để bảo vệ sức khỏe của mình và thai nhi trong thời gian này. Lưu ý rằng, trước khi điều trị bất kỳ phương pháp nào cũng cần tham khảo kỹ ý kiến từ chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến bé. Hi vọng những thông tin về nấm âm đạo trong thời gian mang thai mà chúng tôi tổng hợp sẽ giúp ích cho chị em, chúc chị em sức khỏe!

XEM THÊM:

Câu hỏi liên quan

Nấm phụ khoa là bệnh lý phổ biến hơn 90% chị em mắc phải. Trên thực tế, bệnh lý này không chỉ khiến chị em khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp