Nội dung chính

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là tình trạng hoàn toàn có thể xảy ra khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết nên làm thế nào. Theo đó, các bậc cha mẹ cần biết các nguyên nhân, biểu hiện, phương pháp điều trị phù hợp để có cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là những thông tin chia sẻ chi tiết từ chuyên gia.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là thế nào? Các dấu hiệu thường gặp

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường sẽ gọi là hạt kê hoặc mụn kê. Theo đó, trẻ sau khi chào đời, trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần tuổi sẽ có nguy cơ bị mụn cao nhất. Các nốt mụn không mọc to như người lớn, thay vào đó diện tích nhỏ li ti và có thể rải rác ở nhiều nơi trên cơ thể.

Các thống kê từ những cơ quan y tế cho biết, loại mụn này có thể gặp phải ở khoảng 20% trẻ sơ sinh nhưng thường sẽ tự khỏi sau đó không lâu. Nhưng đồng thời vẫn có những trường hợp bé bị nổi mụn trứng cá kéo dài hơn 3 tháng, cần phải áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ.

Bậc phụ huynh có thể nhận biết mụn trứng cá thông qua những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Làn da của trẻ bắt đầu nổi lên những nốt mụn li ti, chúng mọc rải rác khắp cơ thể và tập trung nhiều nhất hai bên má, trán, cổ và lưng. Mụn có màu trắng hoặc đỏ nhạt và sưng tấy nhẹ.
  • Khi này, trẻ thường có tình trạng quấy khóc nhiều hơn bình thường, nếu gặp phải tiếp xúc từ sữa mẹ, nước bọt sẽ sưng tấy và đỏ nhiều hơn.
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh rất dễ gặp trong thời gian từ 2 - 4 tuần tuổi sau khi chào đời
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh rất dễ gặp trong thời gian từ 2 – 4 tuần tuổi sau khi chào đời

Những nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Khi xác định được những nguyên do gây bệnh, quá trình điều trị cho trẻ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Các chuyên gia da liễu cho biết, trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá có thể là do những yếu tố sau:

  • Hormone ở mẹ bị thay đổi

Khi còn bú sữa mẹ, trẻ sẽ trực tiếp hấp thụ cả hormone từ người mẹ. Lúc này, nếu bạn đang có những rối loạn trong hormone sẽ rất dễ dàng gây ảnh hưởng cho trẻ. Tuyến bã nhờn trên cơ thể bé bị tác động và tiết ra lượng lớn bã nhờn, mụn sẽ hình thành từ đây.

  • Người mẹ đang mang thai hoặc cho con bú dùng các loại thuốc

Đây cũng là tình trạng gặp phải ở không ít người. Trong giai đoạn mang thai hay đang nuôi con bằng sữa mẹ, nếu bạn dùng các loại thuốc sẽ dễ có ảnh hưởng dây chuyền tới trẻ. Các rối loạn trên da và tuyến mồ hôi sẽ nhanh chóng biểu hiện bằng các nốt mụn với mức độ tổn thương khác nhau. Nang lông của trẻ cũng bị bít tắc gây ra ngứa ngáy, da mẩn đỏ khó chịu.

  • Hệ thống bài tiết của trẻ

Khi mới chào đời, rất nhiều chức năng của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, trong đó có hệ thống bài tiết. Theo các chuyên gia đánh giá, ở thời điểm này các lỗ chân lông vẫn chưa đủ khả năng hoạt động, dễ dàng bị tích tụ các loại dầu nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn cùng với tế bào chết. Qua nhiều ngày, bề mặt da xảy ra viêm nhiễm và sẽ xuất hiện mụn trứng cá.

  • Không vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Da của trẻ sơ sinh rất mẫn cảm với các tác động từ môi trường, khi bạn không biết cách vệ sinh sạch sẽ cho con sẽ gây ra nguy cơ nổi mụn trứng cá rất cao. Theo đó, bé cũng cần được tắm rửa vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Đặc biệt khi trẻ lại dễ dàng đổ mồ hôi hơn người trưởng thành bởi thân nhiệt tương đối cao. Da dính nhiều mồ hôi, tế bào chết,… trở thành nơi sinh sôi lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mụn.

Xem Ngay: Bé nhà bạn có bị phát ban dạng mụn trứng cá và cách điều trị

  • Trẻ bị dị ứng với các chất liệu quần áo, mỹ phẩm

Đây cũng là trường hợp khá thường gặp hiện nay ở các gia đình. Một số loại quần áo của trẻ có chất liệu vải không tốt, khó thấm hút và thô cứng, hay các loại mỹ phẩm sữa tắm, dầu gội đều có thể gây mụn cho trẻ. Khi này, phụ huynh hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho con. Đồng thời ưu tiên dùng các bộ đồ có chất liệu vải mềm mại, dễ thấm hút cho trẻ.

Uống các loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Uống các loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây ra mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Như vậy có thể thấy rằng, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phụ huynh cần hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc con hàng ngày để có thể ngăn chặn tình trạng này tốt nhất.

Phân loại chi tiết nhóm mụn

Các bác sĩ cho biết, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không phải loại nào cũng giống nhau. Sẽ có dạng mụn khá lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ và sẽ tự khỏi sau ít ngày. Nhưng cũng có những nốt mụn xuất phát từ bệnh lý, gây cản trở tới quá trình phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:

Nhóm mụn sữa

Mụn trứng cá sơ sinh hay nang kê còn được gọi là mụn sữa. Đây chính là loại mụn hầu như các bé khi mới sinh đều dễ gặp phải. Thông thường, mụn sẽ tồn tại trong khoảng vài tuần cho tới vài tháng. Nhưng cũng có trường hợp đặc biệt trẻ sẽ bị mụn sữa khi tới 2 tuổi.

Loại mụn này không mọc cố định ở một vị trí trên cơ thể, chúng có thể xuất hiện ở toàn thân với hình dáng nhỏ li ti, không có đầu đen hay nhân mụn hở.

Mụn cũng dễ dàng biến mất dù không áp dụng các biện pháp chữa trị y tế và cũng không nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên đưa con tới thăm khám để tránh tình trạng mụn bất ngờ chuyển biến thành dạng mụn viêm, mụn bọc.

Mụn sữa hay mụn trứng cá sơ sinh tương đối lành tính
Mụn sữa hay mụn trứng cá sơ sinh tương đối lành tính

Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị mụn bọc nên ăn gì cho nhanh khỏi, không để lại sẹo

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thể rôm sảy

Các bậc phụ huynh chắc hẳn đều đã rất quen thuộc với tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ. Y học xác định đây cũng là một thể mụn trứng cá, chúng khởi phát khi trẻ bị nóng trong bởi thời tiết, cũng có thể do mẹ cho con mặc quần áo quá dày. Khi đó, tuyến mồ hôi của trẻ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn và dẫn tới bít tắc nang lông, nốt mụn dần xuất hiện và càng nhiều lên nếu cơ thể trẻ không dịu đi.

Bên cạnh đó, khi bé bị ốm sốt cao, bé ở trong lồng kính cũng có thể xảy ra tình trạng rôm sảy. Chuyên gia cho biết, rôm sảy có dấu hiệu tương tự như mụn trứng cá và màu khá đỏ, mọc ở diện tích lớn trên cơ thể. Khi này các con thường có biểu hiện quấy khóc bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy cần chú ý tới thân nhiệt của trẻ để có cách điều chỉnh giúp con cảm thấy dễ chịu nhất.

Viêm da thể tạng

Có thể bạn chưa biết, khi trẻ trong độ tuổi từ 3 tới 6 tháng tuổi sẽ có nguy cơ bị viêm da thể tạng cao nhất. Bệnh được nhận biết bằng các triệu chứng gồm: Nhiều nốt mụn nhỏ li ti ở trên da, làn da khi sờ vào thấy khá khô ráp, trẻ cũng bị ngứa ngáy khó chịu gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và việc ăn uống.

Cũng có những trường hợp bị nặng sẽ xuất hiện thêm tình trạng mụn rò nước và lâu ngày đóng thành các lớp vảy cứng ở trên da. Đối với nhóm mụn này, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng vì bệnh không đe dọa tính mạng. Nhưng về sau da của bé có thể để lại các vết sẹo khá rõ, gây mất thẩm mỹ cho da.

Mụn do viêm da thể tạng gây ra có thể để lại sẹo thâm
Mụn do viêm da thể tạng gây ra có thể để lại sẹo thâm

Bệnh mề đay

Thực tế, mụn do mề đay gây ra không giống với mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thông thường. Trẻ nhỏ bị nổi mề đay sẽ có các dấu hiệu mụn nhỏ màu đỏ gây ngứa và khó chịu cho làn da, nhưng bản chất khác hoàn toàn mụn trứng cá. Do đó, phụ huynh cần chú ý phân biệt đúng để có cách chăm sóc con sao cho phù hợp.

Xem thêm: Mụn Trứng Cá Đầu Trắng Biểu Hiện Thế Nào, Làm Sao Chữa Trị Triệt Để?

Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cho biết bé đang bị mụn trứng cá ở thể nào. Nếu là loại mụn lành tính sẽ không cần sử dụng tới các phương thuốc điều trị. Nhưng nếu mụn do bệnh lý hoặc có dấu hiệu chuyển nặng, gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của trẻ sẽ cần phải được chữa nhanh chóng.

Hiện nay, có các cách chữa mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh đảm bảo an toàn như sau:

Thuốc Tây y

Thông thường, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu nổi mụn trứng cá ở lưng, cằm, mặt…, phần đông phụ huynh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị của Tây y. Theo đó, thuốc sẽ cho hiệu quả rất nhanh, giảm cơn ngứa ngáy cho trẻ và hạn chế mụn phát triển rộng trên da. Để có được đơn thuốc phù hợp nhất, bạn cần đưa con tới các cơ sở y tế uy tín và tiến hành thăm khám kiểm tra cẩn thận.

Một số thuốc thường có nhất trong đơn điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Được dùng cho những bé có mức độ mụn trứng cá khá nặng và nguy cơ có sẹo cao. Thuốc dùng nhiều nhất là erythromycin và isotretinoin. Tuy nhiên cần phải được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối phụ huynh không tự ý mua về cho con dùng vì có thể sai liều lượng gây ra rất nhiều nguy hiểm.
  • Thuốc bôi chứa thành phần benzoyl peroxide: Hoạt chất benzoyl peroxide nồng độ 2.5% sẽ giúp kiểm soát các nốt mụn nhanh chóng, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Ngoài ra, thuốc cũng giúp làn da của bé tái tạo nhanh hơn, kích thích lớp vảy sừng bong tróc hiệu quả sau vài ngày sử dụng.

Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết phác đồ điều trị mụn trứng cá Bộ Y Tế

Thuốc Tây điều trị nhanh chóng các nốt mụn trứng cá
Thuốc Tây điều trị nhanh chóng các nốt mụn trứng cá

Mẹo chữa từ dân gian

Ngoài thuốc Tây, phụ huynh có thể dùng một số mẹo nhỏ của dân gian để điều trị mụn cho con.Tuy nhiên, cách làm này được khuyến cáo chỉ nên dùng khi mụn ở mức độ nhẹ và đã được sự đồng ý từ các bác sĩ.

Bạn có thể tham khảo các mẹo nhỏ giúp giảm mụn dưới đây:

Lá riềng:

  • Phụ huynh chuẩn bị khoảng 200g lá riềng, đem cạo bỏ hết phần lông trên mặt lá rồi mang đi rửa sạch. Sau đó cần ngâm trong nước muối 20 – 25 phút.
  • Lá riềng vớt ra mang nấu với 2 lít nước, khi nước sôi vặn nhỏ lửa đun tiếp trong 5 phút.
  • Đợi cho nước nguội bớt sẽ hòa thêm nước mát và tắm cho trẻ.
  • Hàng tuần nên thực hiện mẹo chữa này 2 đến 3 lần để các nốt mụn nhanh chóng biến mất.

Lá trà xanh:

  • Phụ huynh cũng chuẩn bị lá trà xanh tương tự liều lượng lá riềng, sau khi đã rửa và ngâm nước muối sẽ mang đi vò nát và cho vào nồi cùng 2 lít nước.
  • Nấu sôi nước lá trà trong 5 phút và đổ nước ra chậu sạch, thêm nước mát và tắm cho bé như bình thường.
  • Mỗi tuần nên tắm nước lá trà xanh cho trẻ 3 lần để da nhanh được phục hồi.
Phụ huynh có thể dùng lá trà xanh nếu mụn ở thể nhẹ
Phụ huynh có thể dùng lá trà xanh nếu mụn ở thể nhẹ

Lá khế:

  • Dùng một nắm lá khế bánh tẻ, rửa hết bụi bẩn và cũng ngâm trong nước muối 20 phút.
  • Tiếp đó, bạn cho lá khế vào nồi nấu sôi với 2 lít nước.
  • Sau khi nước nấu xong sẽ hòa với nước mát để tắm rửa cho trẻ đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần.

Y học cổ truyền trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh cũng có thể điều trị bằng thuốc Đông y với các dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên. Cách chữa này sẽ giúp triệt để loại bỏ những nguyên do gây mụn, phục hồi da nhanh chóng, an toàn. Nhưng tốt nhất, phụ huynh cần đưa con trực tiếp tới thăm khám ở các cơ sở Y học cổ truyền uy tín, nổi tiếng. Qua đó, thầy thuốc sẽ đánh giá chi tiết tình trạng trẻ đang gặp phải để kê đơn thuốc cho phù hợp.

Bạn cần biết: Cách sử dụng bài thuốc chữa mụn trứng cá bằng Đông Y

Mỗi cơ địa sẽ có những khả năng đáp ứng riêng với từng loại thuốc. Vì vậy, phụ huynh không tự ý mua thuốc ở ngoài về dùng cho trẻ sẽ có nguy cơ gây ra quá liều rất nguy hiểm.

Một số bài thuốc Đông y có thể dùng để trị mụn ngoài da cho trẻ nhỏ
Một số bài thuốc Đông y có thể dùng để trị mụn ngoài da cho trẻ nhỏ

Cách chăm sóc cho trẻ khi bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có nguy cơ phát triển mạnh nếu phụ huynh không biết cách chăm sóc. Khi này, các chế độ ăn uống và vệ sinh cơ thể đều cần đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng cho các bậc cha mẹ:

  • Cần tắm rửa, vệ sinh thân thể cho con đều đặn hàng ngày để ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi và bã nhờn tích tụ trên da. Đối với các sản phẩm sữa tắm cần dùng loại dành riêng cho trẻ nhỏ, có thành phần lành tính, dịu nhẹ để tránh gây kích ứng da. Tuyệt đối không sử dụng sữa tắm của người lớn cho các bé.
  • Khi tắm không chà xát mạnh làm da của trẻ bị tổn thương. Ngoài ra cũng nên kết hợp massage nhẹ nhàng giúp da được thông thoáng, sạch sẽ, máu lưu thông tốt sẽ giúp sức đề kháng của da ổn định hơn, mụn trứng cá từ đó có thể thuyên giảm sớm.
  • Không chạm lên làn da của bé khi tay đang bẩn, dính các loại hóa chất, mỹ phẩm.
  • Giữ môi trường trong phòng của bé luôn sạch, thoáng, vệ sinh đều đặn hàng ngày để tránh tạo điều kiện cho các loại nấm khuẩn sinh sôi.
  • Không đưa trẻ tới những nơi có nhiều bụi bẩn, khói ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với những người đang mắc bệnh da liễu.
  • Khi thấy trẻ đổ nhiều mồ hôi, phụ huynh hãy dùng khăn sạch để thấm khô cho trẻ.
  • Lựa chọn các bộ quần áo có khả năng thấm hút tốt, chất liệu vải mềm mại sẽ hạn chế các ma sát mạnh trên da, bé cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Tuyệt đối không thoa nước muối loãng hoặc nước bọt lên các nốt mụn, vết muỗi đốt trên cơ thể của trẻ. Như vậy mụn trứng cá sẽ càng bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Luôn sử dụng các loại thuốc điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh đúng với chỉ dẫn của các bác sĩ. Không tự thay đổi đơn thuốc hoặc liều lượng thuốc.
  • Nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc cần phải ngay lập tức đưa con tới cơ sở y tế để các bác sĩ kịp thời kiểm tra.
  • Không thoa những loại kem dưỡng có chứa dầu lên da của trẻ vì thành phần này càng làm cho da bị bít tắc, viêm nhiễm phát triển mạnh hơn.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có biểu hiện thế nào, nguyên nhân và các cách điều trị đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết. Qua đây hy vọng sẽ giúp ích cho các phụ huynh trong quá trình chăm sóc, cải thiện sức khỏe cho con.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Mụn trứng cá có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, theo đó chúng ta cũng có không ít biện pháp điều trị như uống thuốc, bôi kem, đắp mặt nạ,... Nhưng liệu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp