Mụn trứng cá ở mũi gây ra những cơn đau nhức khó chịu, dễ sưng viêm và có mủ bên trong. Nếu tự ý nặn ở nhà, mụn hoàn toàn có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng hơn, dễ để lại thâm và sẹo. Để có thể xử lý mụn an toàn nhất, cần nắm rõ được các thông tin quan trọng trong bài viết sau đây.

Mụn trứng cá ở mũi là gì?

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên gương mặt cũng như cơ thể. Trong đó, mũi là nơi có nguy cơ nổi mụn cao nhưng lại khó xử lý hơn các vị trí khác. Loại mụn này gặp ở mọi độ tuổi, giới tính, thường xảy ra khi làn da bị bít kín lỗ chân lông, quá nhiều dầu thừa, bụi bẩn và da chết tích tụ trong nang lông. Làn da không được vệ sinh cẩn thận sẽ nhanh chóng hình thành mụn và thường có kích thước tương đối lớn, đem đến cảm giác đau nhức khó chịu. Ngoài ra, cũng có trường hợp nổi mụn bởi nguyên nhân bệnh lý gây ra và dễ bị nhầm lẫn.

Hiện nay, mụn trứng cá ở mũi có thể hình thành với các thể gồm: Mụn bọc, mụn mủ, mụn đầu đen, đầu trắng, nằm dọc ở đầu mũi hoặc khu vực hai bên cánh mũi.

Mụn trứng cá ở mũi có thể xuất hiện với nhiều dạng khác nhau
Mụn trứng cá ở mũi có thể xuất hiện với nhiều dạng khác nhau

Khái niệm: Mụn đầu đen là gì? Các thông tin nên biết về mụn

Nguyên nhân mụn xuất hiện do đâu?

Mụn trứng cá ở mũi có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động tới làn da cũng như cơ địa bên trong. Những nguyên nhân cụ thể bạn cần quan tâm gồm:

  • Làn da bị vi khuẩn gây mụn tấn công, đặc biệt P.acnes có thể dẫn tới nhiều loại mụn khác nhau và dễ dàng lây lan nhanh chóng.
  • Tiếp xúc thường xuyên với những môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí độc hại, nguồn nước nhiễm bẩn.
  • Lạm dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc dùng phải hàng giả, hàng nhái đều dễ dàng kích thích da nổi mụn, thậm chí mụn lan khắp mặt và tốn rất nhiều thời gian để chữa trị khỏi hoàn toàn.
  • Mụn trứng cá ung ở mũi có thể xuất hiện khi nội tiết tố thay đổi, bạn bước vào giai đoạn dậy thì, đang ở chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.
  • Thường xuyên ăn uống không lành mạnh, nạp nhiều đồ ăn có lượng muối, đường cao, đồ ăn cay nóng, các thực phẩm đóng hộp hoặc đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ sẽ kích thích tuyến bã nhờn, da mất nước và hình thành mụn.
  • Cũng có những trường hợp bệnh nhân nổi mụn trứng cá ở mũi do vấn đề căng thẳng quá độ, thức khuya, thường xuyên mất ngủ.

Gợi Ý: Ăn GÌ Để Hết Mụn Bọc? Top Thực Phẩm Vàng Cho Làn Da Mụn

Ăn nhiều đồ dầu mỡ làm tăng nguy cơ nổi mụn
Ăn nhiều đồ dầu mỡ làm tăng nguy cơ nổi mụn

Mũi nổi mụn trứng cá cảnh báo bệnh gì?

Ngoài các vấn đề về cơ địa, thói quen sinh hoạt, mụn trứng cá trên mũi còn có thể là lời cảnh báo rằng sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Cụ thể một số bệnh lý có khả năng gây ra mụn gồm:

  • Bệnh về hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày hoặc các cơ quan nội tạng nóng trong, tích tụ nhiều độc tố sẽ bộc phát qua da bằng các nốt mụn sưng viêm.
  • Chức năng gan bị rối loạn, bệnh nhân có thể mắc xơ gan, viêm gan và sẽ khó nhận biết được nếu không thăm khám sớm.
  • Tình trạng huyết áp cao cũng gây ra mụn bọc, mũi luôn trong trạng thái sưng phù và có mụn trứng cá ửng đỏ.
  • Niêm mạc mũi bị viêm hoặc trầy xước dẫn tới mụn bọc ở trong mũi vô cùng đau nhức.

Đọc thêm: Mụn Trứng Cá Dạng Nang Là Gì? Bệnh Có Mấy Giai Đoạn, Làm Sao Chữa Khỏi?

Chuyên gia giải đáp có nên nặn mụn không?

Mụn có thể điều trị bằng việc dùng thuốc, kem bôi, nặn mụn. Nhưng không phải lúc nào mụn trứng cá ở mũi cũng có thể nặn. Việc nặn sai cách, nặn quá sớm hoặc không nắm được kỹ thuật xử lý mụn hoàn toàn có khả năng làm mụn trở nặng, viêm nhiễm nghiêm trọng, để lại nhiều sẹo thâm và rỗ ăn sâu vào da.

Với mụn trứng cá thông thường, khi nhân mụn đã khô lại và được đẩy lên bề mặt da, chúng ta hoàn toàn có thể lấy nhân mụn một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nặn mụn trứng cá ở mũi, cụ thể là mụn bọc được các bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện tại nhà. Loại mụn này chỉ được phép nặn khi đã có đầu khô cứng và trồi lên, cần được thực hiện ở các bệnh viện, phòng khám hay các cơ sở thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên môn.

Không nên tự ý nặn mụn trứng cá ở mũi
Không nên tự ý nặn mụn trứng cá ở mũi

Cách trị mụn trứng cá ở mũi nhanh chóng

Mụn trứng cá khi mọc ở mũi có thể chữa trị bằng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc một số mẹo nhỏ của dân gian đối với mụn thể nhẹ. Tùy theo từng tình trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn phù hợp cho bệnh nhân. Vì vậy, trước tiên bạn cần tới bệnh viện da liễu, các cơ sở y tế đáng tin cậy để thăm khám cẩn thận.

Phương pháp điều trị bằng y học hiện đại

Tây y khi điều trị mụn trứng cá ở mũi thường sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc với nồng độ và liều lượng từ nhẹ tới nặng phụ thuộc theo mức độ mụn cũng như sức khỏe của làn da.

Cách chữa mụn trứng cá ở mũi bằng thuốc Tây sẽ có thuốc không kê đơn và thuốc theo toa. Cụ thể gồm:

Nhóm thuốc không kê đơn dùng cho những bệnh nhân từ nhẹ tới trung bình, sử dụng kết hợp một số axit và kem bôi để nhanh chóng làm dịu các nốt mụn.

  • Acid Salicylic: Dùng phổ biến trong liệu trình điều trị các loại mụn hiện nay, nhanh chóng kiểm soát mụn. Thuốc sẽ làm sạch sâu các lỗ chân lông, da không còn bị bít tắc bởi bã nhờn, bụi bẩn và da chết, từ đó mụn mới không có nguy cơ hình thành. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng cản trở quá trình da tiết dầu, vì vậy khi dầu nhờn vẫn hoạt động mạnh, bạn vẫn có thể bị nổi mụn mới.
  • Benzoyl Peroxide: Thuốc được dùng cho những trường hợp mụn trứng cá ở mũi nhẹ hơn, cải thiện các tổn thương ở  trên da. Vi khuẩn trú ngụ sẽ được loại bỏ nhanh chóng, da lành vết thương. Các bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh dùng thuốc trong khoảng 1 tháng, tuy nhiên bạn có thể bị khô da, da bong tróc.
  • Retinol bôi ngoài da: Khi bị mụn trứng cá, bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng retinol khá nhiều nhằm ngăn chặn mụn phát triển lan rộng trên da. Hơn nữa, da cũng được làm sạch, nang lông thông thoáng. Ngoài ra, khi mới bắt đầu dùng thuốc, bạn có thể thấy mụn có vẻ tiến triển xấu đi, nhưng đây là trạng thái bình thường, sau đó khoảng 1 tuần mụn sẽ giảm đi rõ rệt.
Acid Salicylic cho hiệu quả trị mụn khá nhanh
Acid Salicylic cho hiệu quả trị mụn khá nhanh

Nhóm thuốc theo toa: Với trường hợp mụn trứng cá ở mũi bị viêm nặng, u nang, sưng to và đỏ, sẽ có thêm nhiều thuốc kê toa được chỉ định để khắc phục mụn hiệu quả hơn. Các loại thuốc chủ yếu là Dapsone, axit azelaic, retinoids, isotretinoin,…

Mặc dù thuốc trị mụn trứng cá ở mũi của Tây y luôn cho hiệu quả nhanh, rõ rệt, kiểm soát tốt để ngăn chặn mụn lan rộng và hạn chế các ảnh hưởng nặng nề cho làn da nhưng cũng vẫn có nguy cơ xảy ra một số tác dụng phụ như: Da bị khô hơn, dễ đau đầu, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc nhiều (tạm thời),…

Có Thể Tham Khảo: Tìm Hiểu Phác Đồ Điều Trị Mụn Trứng Cá Bộ Y Tế Chi Tiết

Dùng cách chữa của dân gian

Nếu bạn chỉ bị 1 – 2 nốt mụn trứng cá ở mũi, mụn nhẹ, có nhân rõ ràng, chúng ta có thể dùng mẹo dân gian để làm khô cồi mụn, làm lành nốt mụn một cách an toàn, hiệu quả. Có một số biện pháp được khá nhiều người chia sẻ, cho thấy có tác dụng rõ rệt nhất hiện nay gồm:

Chườm đá lạnh: 

Đá lạnh khi chườm lên da sẽ thông qua nguồn nhiệt thấp để giảm sưng đỏ, giảm viêm nhiễm, nhân mụn có thể gom lại nhanh chóng hơn. Cách làm này đã có rất nhiều người áp dụng và đều cho thấy có hiệu quả rõ rệt.

Bạn chỉ cần dùng một vài viên đá bọc vào khăn vải mỏng và sạch, sau đó áp nhẹ nhàng lên các nốt mụn, di đều khoảng 5 phút rồi ngừng, để da nghỉ 5 phút và tiếp tục chườm thêm lần nữa. Hàng ngày có thể sử dụng đá nhiều lần để nhanh chóng thấy được sự thay đổi.

Kem đánh răng:

Silica, Sodium Pyrophosphate, Triclosan, Hydrogen Peroxide trong kem đánh răng có khả năng làm giảm các nốt mụn trứng cá, đẩy nhân mụn bật ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, kem ngăn chặn nốt mụn chuyển sang viêm nhiễm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại rất tốt. Bạn hãy vệ sinh vùng mũi thật sạch, sau đó lau khô rồi chấm đều kem lên nốt mụn, massage và để trong 5 – 10 phút. Cuối cùng làm sạch da với nước mát. Lưu ý chỉ dùng kem đánh răng màu trắng.

Giấm táo:

Cách trị mụn trứng cá ở mũi tại nhà bằng giấm táo cũng được không ít người dùng và cho thấy sự thay đổi rất rõ rệt của làn da. Tình trạng sưng viêm không còn, mụn se lại nhanh chóng và vùng mũi cũng giảm dầu nhờn rõ rệt. Chỉ với một vài giọt giấm thoa đều lên da, sau 20 phút rửa mặt sạch sẽ, bạn sẽ thấy hôm sau nốt mụn dịu đi đáng kể. Tuy nhiên, khi dùng nên pha giấm táo với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 để tránh nồng độ giấm quá mạnh làm da bị châm chích và bong tróc.

Đọc thêm: Mụn Trứng Cá Xung Quanh Miệng: Cách Chữa Trị Và Phòng Ngừa Tốt Nhất

Bạn có thể dùng giấm táo để giảm mụn sưng viêm
Bạn có thể dùng giấm táo để giảm mụn sưng viêm

Xem chi tiết: Danh Sách Các Loại Thuốc Chữa Mụn Trứng Cá Cho Da Nhờn Tốt Nhất

Gợi ý cách phòng mụn trứng cá ở mũi hiệu quả nhất

Mụn trứng cá ở mũi hay bất cứ vị trí nào khác đều có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi thời điểm. Chúng ta nên có những cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể hàng ngày cẩn thận, kết hợp các thói quen sinh hoạt và ăn uống phù hợp để ngăn chặn mụn một cách tốt nhất. Cụ thể dưới đây là một số biện pháp ngừa mụn bạn nên tham khảo:

  • Luôn chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, da sạch và thoáng sẽ giúp ngăn chặn được rất nhiều loại mụn khác nhau. Rửa mặt 2 lần vào các buổi sáng và tối bằng sữa rửa mặt. Như vậy, làn da có thể sạch bã nhờn, bụi bẩn, mồ hôi và các vi khuẩn gây bệnh.
  • Lựa chọn sản phẩm vệ sinh da phù hợp, tránh dùng các sữa rửa mặt có độ pH quá cao sẽ gây khô da, mất nước, da bị bong tróc và suy yếu hàng rào bảo vệ. Không nên dùng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần là gốc dầu, chúng sẽ làm da bị bết dính, lỗ chân lông bít tắc và ứ đọng bụi bẩn ở bên trong.
  • Sau mỗi lần trang điểm, cần tẩy trang thật cẩn thận, với những vùng có lớp trang điểm dày, lâu trôi, nên dùng dầu tẩy trang thay vì dạng nước.
  • Tẩy da chết cho mặt mỗi tuần 1 – 2 lần, bạn có thể dùng sản phẩm dạng vật lý hoặc hóa học. Nếu mới bắt đầu làm quen với peel da, nên thử từ nồng độ thấp sau đó dần dần nâng cao khi da đã tiếp nhận các acid dễ dàng hơn.
  • Thoa kem chống nắng đầy đủ khi ra ngoài, các tác hại từ tia cực tím hoàn toàn có khả năng kích thích da đổ nhiều dầu nhờn, mất nước và dễ bị nổi mụn hơn.
  • Duy trì việc uống nước đầy đủ hàng ngày, bổ sung 2 lít nước để cơ thể đào thải độc tố hiệu quả, hạn chế tình trạng da đổ nhiều dầu do thiếu nước.
  • Có chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau củ, các loại hoa quả tươi. Nạp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ sẽ rất tốt cho làn da. Tránh dùng các thực phẩm cay nóng, lượng muối hoặc đường cao, các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn và đồ đóng hộp, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…
  • Không nên tự ý nặn mụn vì có thể làm tình trạng viêm nhiễm lan rộng, mụn phát triển mạnh hơn khiến da ngày càng tổn thương nặng nề.
Cần vệ sinh da mặt đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa mụn
Cần vệ sinh da mặt đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa mụn

Mụn trứng cá ở mũi cần dựa theo tình trạng cụ thể, mức độ tổn thương trên da để điều trị. Do đó, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà. Hãy tới bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phác đồ trị mụn hiệu quả nhất. Ngoài ra, chú ý tới các nguyên nhân khởi phát để từ đó có biện pháp ngăn chặn mụn quay trở lại tốt nhất.

Có thể bạn chưa biết:

Câu hỏi liên quan

Mụn trứng cá có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, theo đó chúng ta cũng có không ít biện pháp điều trị như uống thuốc, bôi kem, đắp mặt nạ,... Nhưng liệu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dịch vụ & Giải pháp