Phải làm gì khi bị mụn bọc ở trán, có thể dùng thuốc hay các nguyên liệu tự nhiên không? Mụn bọc là một thể mụn có thể phát triển lan rộng trên mặt, muốn điều trị tốt cần phải biết được nguyên nhân là gì. Để giải đáp cho những vấn đề này, mời bạn đọc hãy theo dõi những kiến thức quan trọng trong bài viết sau.

Do đâu xuất hiện mụn bọc ở trán?

Mụn bọc ở trán cũng tương tự như nhiều vị trí khác trên mặt, mụn hình thành khi gặp phải các nguyên nhân sau đây:

Hormone rối loạn

Hormone bị rối loạn thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Chủ yếu trong giai đoạn mang thai, sau sinh, trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố thay đổi, dầu nhờn sẽ tiết ra nhiều hơn khiến bề mặt da luôn bị bết dính, dễ ứ đọng bụi bẩn và cả da chết.

Đối với lứa tuổi dậy thì, cả nam và nữ đều có nguy cơ nổi mụn bọc ở trán khá cao. Đây là dấu hiệu sinh lý tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, mức độ nặng hay nhẹ sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da hàng ngày.

Khi cơ thể rối loạn nội tiết sẽ gây ra mụn
Khi cơ thể rối loạn nội tiết sẽ gây ra mụn

Cách vệ sinh da mặt

Khi chúng ta vệ sinh da mặt chưa đủ sạch, da sẽ tồn đọng không ít bã nhờn và bụi bẩn, các lớp cặn trang điểm dẫn tới bít tắc lỗ chân lông và nổi nhiều loại mụn khác nhau. Bên cạnh đó, rửa mặt quá sạch, cụ thể là rửa nhiều lần trong ngày, chà xát mạnh lên da cũng được coi là yếu tố gây mụn bọc ở trán. Vì da lúc này bị mất cân bằng pH, quá khô, tuyến dầu nhờn sẽ hoạt động mạnh để cân bằng lại độ ẩm đã mất. Khi này, tình trạng dầu thừa sẽ thường thấy, da nổi mụn nhanh chóng.

Các thói quen hàng ngày gây mụn bọc ở trán

Hiện nay, có rất nhiều người mắc các thói quen vô tình làm kích thích mụn bọc mọc ở trán, có thể kể tới gồm:

  • Dùng mũ bảo hiểm lâu ngày không giặt: Mũ bảo hiểm là vật dụng rất dễ tích tụ nhiều mồ hôi, gàu, bụi bẩn, bã nhờn và cả vi khuẩn. Khi bạn sử dụng liên tục trong thời gian dài sẽ dễ trở thành môi trường lý tưởng cho mụn phát triển mạnh mẽ trên trán.
  • Để tóc mái: Nuôi tóc mái là sở thích của đông đảo nữ giới để có những kiểu tóc xinh xắn. Nhưng tóc mái lại là yếu tố khá dễ gây mụn bọc nếu bạn thuộc da dầu. Dầu tiết ra sẽ bết dính vào tóc, khi chúng ta không vệ sinh cẩn thận sẽ làm da vùng trán luôn bị bí, vi khuẩn và bã nhờn từ tóc cọ vào da sẽ nhanh chóng gây mụn bọc và các loại mụn trứng cá khác.
  • Nặn mụn sai cách: Khi tự ý nặn mụn tại nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh, nặn bằng tay không, nhân mụn không được lấy hết, mụn bọc chắc chắn sẽ hình thành. Khi này, nốt mụn chuyển sang dạng viêm nhiễm, da bị sưng đau và mụn có thể lan nhanh xuống khắp mặt.

Xem Thêm: Có nên nặn mụn bọc và lời giải đáp chi tiết từ bác sĩ

  • Cho tay lên sờ mặt: Thói quen cho tay lên sờ vào mặt liên tục cần phải loại bỏ nhanh chóng. Bởi tay là nơi có chứa rất nhiều vi khuẩn, khi đưa lên da mặt sẽ nhanh chóng tạo cơ hội cho chúng sinh sôi và phát triển trong các lỗ chân lông.
Mụn bọc ở trán có thể phát triển khi nặn mụn sai cách
Mụn bọc ở trán có thể phát triển khi nặn mụn sai cách

Mỹ phẩm gây mụn

Những người trang điểm thường xuyên, sử dụng nhiều loại mỹ phẩm trên da sẽ nhận thấy rằng da khá sần sùi, kém sắc và nổi nhiều mụn. Cặn mỹ phẩm liên tục bám lên da mỗi ngày gây bít tắc lỗ chân lông, cản trở khả năng tiết dầu để cân bằng độ ẩm. Cùng với đó, nếu không may dùng phải hàng giả, hàng kém chất lượng, các hóa chất cũng sẽ gây ra không ít tác hại đối với làn da.

Mụn bọc nổi trên trán báo hiệu bệnh gì?

Ngoài các vấn đề về cách vệ sinh da mặt, các thói quen sinh hoạt hay do nội tiết, mụn bọc ở trán còn có thể là lời cảnh báo cho những bệnh lý sau:

  • Bệnh về đường ruột: Khi ruột xảy ra các vấn đề rối loạn, khả năng hoạt động bị cản trở sẽ gây tích tụ độc tố và bộc phát qua da bằng các nốt mụn bọc sưng đau và ửng đỏ.
  • Bệnh về gan: Suy giảm chức năng gan làm gan hạn chế khả năng bài tiết độc tố ra ngoài. Cũng tương tự như đường ruột, độc từ gan sẽ chuyển qua da và dẫn tới mụn, bã nhờn, da bị nổi sần li ti.
Gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều loại mụn
Gan bị tổn thương sẽ gây ra nhiều loại mụn

Trán nổi mụn bọc có đáng lo ngại không?

Nhiều người khá chủ quan khi bị mụn bọc ở trán, cho rằng mụn sẽ không gây hại gì cho da. Tuy nhiên, đây lại là một loại mụn nặng hơn rất nhiều so với các mụn trứng cá thông thường khác. Để điều trị dứt điểm sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức, mụn cũng có nguy cơ lan rộng cao.

Xem Ngay: Nguyên nhân điển hình khiến bạn hay bị mụn bọc ở cằm 

Chưa kể, mụn bọc chữa sai cách còn để lại nhiều sẹo rỗ và thâm rất nặng nề, khó để chữa khỏi hoàn toàn về sau. Khi này, gương mặt sẽ bị giảm tính thẩm mỹ, làm người mắc bị tự ti, mặc cảm.

Có thể bạn chưa biết, mụn bọc ở trán nếu chậm trễ điều trị còn có thể dẫn tới áp xe, hoại tử, nhiễm trùng da do vi khuẩn sinh sôi quá mạnh, gây viêm nhiễm ăn sâu xuống da.

Các cách trị mụn bọc ở trán cho tác dụng tốt nhất

Như chúng tôi vừa chia sẻ ở trên, nếu không chữa trị sớm và đúng cách, mụn bọc sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho làn da. Để hạn chế tối đa các tổn thương này, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị từ sớm. Hiện nay, mụn bọc ở trán có thể chữa bằng thuốc Tây y, Đông y, các kỹ thuật công nghệ cao và mẹo trong dân gian.

Thuốc Tây trị mụn bọc ở trán

Cách trị mụn bọc trên trán bằng thuốc Tây y được đa số người bệnh áp dụng vì thuốc cho hiệu quả nhanh, đẩy lùi tốt các nốt mụn bọc sưng đau, tái tạo làn da rõ rệt sau một thời gian ngắn. Đối với y học hiện đại, để có thể kiểm soát tốt các nốt mụn, sẽ có cả thuốc uống và thuốc bôi kết hợp. Liều lượng thuốc ở từng người sẽ có sự khác biệt để đảm bảo cơ thể đáp ứng tốt.

Nhóm thuốc bôi tại chỗ

  • Acid Salicylic: Thuốc bôi chứa thành phần acid salicylic rất quen thuộc trong các đơn thuốc trị mụn hiện nay. Thuốc cho tác dụng giảm đau nhức, giảm viêm nhiễm, làn da không còn ửng đỏ và ngứa ngáy do mụn gây ra. Bên cạnh đó, salicylic còn được dùng với mục đích cản trở các nốt mụn phát triển, ngừa mụn bọc mới, làm sạch sâu cho từng lỗ chân lông, tạo sự thông thoáng cho da.
  • Isotretinoin: Thuốc là một dạng dẫn xuất của vitamin A, cho khả năng trị mụn bọc, mụn trứng cá rất mạnh mẽ. Isotretinoin giúp kiểm soát lượng dầu nhờn tiết ra, ngăn chặn tình trạng lỗ chân lông bít tắc. Các tổn thương đau nhức, viêm loét cũng được giảm thiểu một cách rõ rệt.
  • Benzoyl Peroxide: Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, làm khô da, liền các tổn thương, kích thích gom nhân mụn để quá trình nặn mụn dễ dàng hơn.

Nhóm thuốc uống

Với những ca mụn nặng, dù đã dùng nhiều loại thuốc bôi nhưng không có hiệu quả, thuốc uống sẽ được chỉ định. Bệnh nhân thường sẽ dùng Tetracycline, Clindamycin, Minocycline để có thể giảm viêm, diệt khuẩn, kích thích da tái tạo và phục hồi.

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc Tây nào để trị mụn bọc ở trán, các bạn cũng lưu ý chỉ dùng theo chỉ dẫn của các bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về chữa mụn tại nhà, thay đổi đơn hoặc liều lượng thuốc. Những hành động này đều sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng cho làn da nói riêng, cơ thể nói chung.

Các loại thuốc được kê tùy vào tình trạng mụn của mỗi người
Các loại thuốc được kê tùy vào tình trạng mụn của mỗi người

Tham Khảo: Tim hiểu cách làm sao để hết mụn bọc ở má cực hiệu quả ngay tại nhà

Áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại

Cùng với thuốc Tây, nhiều người lựa chọn dùng thêm các biện pháp công nghệ cao, các kỹ thuật hiện đại để loại bỏ mụn bọc ở trán. Về hiệu quả, những phương pháp này đạt được rất nhanh chóng, rõ rệt, tác dụng tốt, làn da có thể phục hồi một cách đáng kể qua từng lần thực hiện.

Những kỹ thuật được đánh giá tốt nhất gồm:

  • Kỹ thuật lấy nhân mụn: Khi nổi mụn bọc ở trán, việc loại bỏ hết nhân mụn sẽ giúp tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi lan rộng, làm sạch lỗ chân lông, da được tái tạo tốt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ thực hiện lấy nhân mụn khi mụn đã gom cồi đẩy lên bề mặt da. Tuyệt đối không được nặn mụn không nhân để tránh gây viêm nhiễm và sẹo lõm nguy hiểm.
  • Bắn laser: Kỹ thuật laser không chỉ cho tác dụng cao trong việc điều trị nám, tàn nhang, các nốt mụn bọc cũng có thể được loại bỏ hoàn toàn. Phương pháp này sẽ dùng nguồn tia laser có bước sóng phù hợp chiếu lên da, tiêu diệt các vi khuẩn, kích thích tế bào sản sinh và tái tạo. Hơn nữa, các liên kết collagen cũng được củng cố để da khỏe và săn chắc hơn.
  • Tiêm thuốc corticoid: Tiêm corticoid thực tế chỉ nên dùng khi các biện pháp điều trị trước đó đều không cho hiệu quả như mong muốn. Thuốc phải được tiêm bởi các bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đảm bảo thích hợp về liều lượng, nồng độ. Corticoid khi đi vào da sẽ nhanh chóng làm tiêu viêm, giảm sưng đau, tăng cường khả năng phục hồi cho làn da.

Đọc thêm: Nặn Mụn Bọc Có Được Không? Cần Thực Hiện Quy Trình Thế Nào?

Nếu mụn bọc trên trán quá nặng sẽ tiêm corticoid
Nếu mụn bọc trên trán quá nặng sẽ tiêm corticoid

Mẹo dân gian loại bỏ mụn bọc

Khi bị mụn bọc ở trán, không phải ai cũng bị số lượng lớn, mụn dày đặc. Vẫn có những trường hợp chỉ bị một hai nốt sưng đau. Khi này, bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị mụn thay cho các loại thuốc. Trong dân gian có khá nhiều công thức loại bỏ mụn khác nhau, chi phí rẻ, hiệu quả tốt và cũng an toàn với da như sau:

Tinh dầu tràm trà

Trong tinh dầu tràm trà, có chứa chứa rất nhiều thành phần mang tới khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, kích thích mụn gom cồi, làm lành các tổn thương và ngăn chặn mụn lan rộng. Qua một vài lần sử dụng, các nốt mụn giảm sưng đỏ đáng kể, da không còn căng tức, đau nhức.

Cách dùng tinh dầu tràm trà cũng khá đa dạng, bạn có thể áp dụng theo 1 trong 4 mẹo sau.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Thoa trực tiếp dầu tràm trà lên các nốt mụn bọc vào buổi tối trước lúc đi ngủ. Sáng hôm sau sẽ rửa lại mặt với nước mát.
  • Cách 2: Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào máy xông hơi để xông mặt trong khoảng 15 phút.
  • Cách 3: Thêm 2 giọt dầu tràm trà vào sữa rửa mặt, tạo bọt và rửa mặt như bình thường.
  • Cách 4: Dùng 1 – 2 giọt dầu trộn chung 1 thìa sữa chua không đường để đắp mặt nạ trong 15 phút.

Có Thể Bạn Chưa Biết: Các cách để mụn bọc nhanh chín cực nhanh

Rau diếp cá

Giống với tràm trà, diếp cá là loại rau có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, đã được cả Tây y và Đông y ghi nhận. Rau diếp cá giúp làm dịu các nốt mụn bọc ở trán, giảm đau, giảm sưng đỏ, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng hơn. Các tế bào da bị tổn thương có thể phục hồi nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Là diếp cá chuẩn bị một nắm, đem rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho hết vi khuẩn.
  • Sau đó vớt lá ra và cho vào máy xay nhuyễn, thêm nước lọc để ép nước cốt.
  • Phần nước diếp cá bạn thoa đều lên da, đợi sau 15 phút rửa mặt bằng nước mát.
Diếp cá trị mụn, kháng viêm an toàn
Diếp cá trị mụn, kháng viêm an toàn

Lá nha đam

Có rất nhiều thành phần dưỡng chất trong nha đam như: Vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, E cùng các khoáng chất như crom, kẽm, chất anthraquinone và nước. Đây đều là các yếu tố góp ích cho quá trình trị mụn bọc ở trán, giảm viêm nhiễm, làm dịu sưng đau, kích thích nhân mụn đẩy ra ngoài. Làn da được làm sạch hiệu quả, giảm bít tắc lỗ chân lông và tái tạo sau tổn thương tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 1 lá nha đam đã rửa sạch, gọt hết lớp vỏ để lấy phần thịt.
  • Đem xay nhuyễn nguyên liệu rồi đắp lên mặt trong 15 – 20 phút.
  • Sau cùng bạn dùng nước mát để rửa lại lớp nha đam trên mặt.

Cách chữa mụn bọc ở trán với thuốc Đông y

Thuốc Đông y được nhiều người đánh giá cao về hiệu quả trị mụn bọc ở trán, làm giảm sưng đau, ửng đỏ, đẩy lùi viêm nhiễm an toàn, tác dụng lâu dài. Thuốc sử dụng dược liệu quý trong thiên nhiên để tác động vào căn nguyên gây mụn, triệt để loại bỏ các yếu tố kích thích mụn hình thành và phát triển. Hiện nay, những bài thuốc chữa mụn bọc ở trán được dùng nhiều nhất phải kể tới gồm:

Bài thuốc 1:

  • Vị thuốc: Hoài sơn, thục địa, ngũ vị, bạch linh, ngưu tất, trạch tả, đan bì, mạch môn.
  • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc chung 5 bát nước. Phần nước đợi đến khi cạn còn 3 bát sẽ chắt ra để uống 3 bữa mỗi ngày.

Đọc Thêm: Các loại kem trị mụn bọc hiệu quả nhất hiện nay

Bài thuốc 2:

  • Vị thuốc: Liên kiều, sinh địa, cam thảo, bồ công anh, hồng hoa, kinh giới, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, huyền sâm.
  • Cách dùng: Bệnh nhân sắc thuốc với liều lượng 1 lít nước cho mỗi thang. Nước thuốc cạn còn ⅓ sẽ dừng sắc và uống hết thuốc trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Vị thuốc: Đan sâm, hồng hoa, đương quy, thục địa, hoàng kỳ, đẳng sâm, quế nhục, bạch truật, cam thảo.
  • Cách dùng: Thuốc sắc với 4 – 5 bát nước cho tới khi cạn còn 2 bát con. Uống thuốc đều đặn hàng ngày cho tới khi mụn đã khỏi hẳn.
Các bài thuốc Đông y loại bỏ tận gốc căn nguyên gây mụn
Các bài thuốc Đông y loại bỏ tận gốc căn nguyên gây mụn

Làm thế nào để phòng ngừa mụn bọc ở trán?

Mụn bọc ở trán rất dễ hình thành nếu chúng ta không có biện pháp chăm sóc da phù hợp. Theo đó, bạn có thể thực hiện một số cách phòng ngừa như sau:

  • Luôn đảm bảo vệ sinh da mặt đầy đủ mỗi ngày 1 lần với các sản phẩm phù hợp. Tìm hiểu rõ nguồn gốc của mỹ phẩm trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh mũ bảo hiểm, các loại mũ nón, chăn, ga, gối thường xuyên để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo cân bằng dưỡng chất, tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, đồ nhiều cay nóng.
  • Tạo thói quen uống 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống thêm nước ép hoa quả.
  • Sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài, che chắn cho da bằng mũ, khẩu trang.
  • Hạn chế thức khuya hay dùng các đồ uống có chứa chất kích thích.

Mụn bọc ở trán nên điều trị sớm để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu cho làn da. Theo đó, bạn có thể tham khảo các biện pháp chữa mụn ở trên để giúp da hồi phục tốt. Đồng thời, cần thăm khám cẩn thận tại các cơ sở y tế để được tư vấn cách chăm sóc da phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Hiện nay, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về mụn bọc bị chai, thậm chí nhầm lẫn rằng đây chính là mụn nang. Điều này dẫn tới sai lệch trong phương pháp điều...

Xem chi tiết

Có nên nặn mụn bọc không là câu hỏi được gửi tới rất nhiều cho các chuyên gia tại Favina trong thời gian gần đây. Mụn bọc có thể xảy ra ở mọi đối tượng,...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp