Do Đâu Bị Mụn Bọc Ở Má? Có Nên Nặn Không, Chữa Bằng Cách Gì?

Mụn bọc ở má thuộc một trong số những loại mụn nghiêm trọng, khó điều trị, gây ra nhiều đau nhức và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe của làn da. Nhiều người khi thấy mụn thường sẽ cho tay lên nặn nhưng vô tình làm mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn những biện pháp điều trị phù hợp, giúp làn da nhanh chóng phục hồi khỏe mạnh.

Mụn bọc ở má xảy ra do những nguyên nhân nào?

Yếu tố chủ yếu nhất gây ra mụn bọc ở má là quá trình làn da bị các loại vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi, dầu tích tụ trong lỗ chân lông lâu ngày. Chúng dần làm bít tắc da, tạo điều kiện cho khuẩn P.acnes hoạt động mạnh mẽ dẫn tới mụn viêm mủ đau nhức. Các nốt mụn tại vùng má cũng tương tự như nhiều vị trí khác trên mặt, chúng sưng to, ửng đỏ, đau nhức, mụn chứa mủ, nhân mụn và cả máu độc và khả năng bị vỡ khá cao. Để có thể loại bỏ cũng như phòng ngừa mụn quay trở lại, cần xác định được nguyên nhân chính xác dẫn tới mụn là gì.

Xem Ngay: 22 Kem Trị Mụn Bọc Hiệu Quả Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay 

Mụn bọc ở má có thể phát triển mạnh khi gặp các điều kiện thích hợp
Mụn bọc ở má có thể phát triển mạnh khi gặp các điều kiện thích hợp

Theo các đánh giá y khoa cho thấy, mụn bọc ở má thường xảy ra bởi những yếu tố sau đây:

Cho tay lên mặt thường xuyên

Thường cho tay lên sờ mặt là một thói quen xấu không ít người gặp phải hiện nay. Tay vốn là nơi có rất nhiều vi khuẩn tiếp xúc hàng ngày thông qua các hoạt động cầm, nắm, lao động tay chân,… Việc bạn đưa tay lên mặt sẽ dễ dàng làm vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ và lâu ngày gây ra viêm nhiễm da.

Nội tiết tố rối loạn gây mụn bọc ở má

Nội tiết tố rối loạn là nguyên nhân gây ra rất nhiều loại mụn khác nhau, bao gồm cả mụn bọc. Khi này, làn da có sự thay đổi rất lớn về hoạt động của tuyến dầu nhờn, da luôn bết dính, lỗ chân lông mở rộng khiến mụn xuất hiện nhiều và phát triển trên diện rộng.

Da không được vệ sinh sạch

Thuộc top những nguyên do gây mụn bọc rất thường thấy hiện nay, vệ sinh da kém không chỉ xuất hiện mụn còn làm da nhanh lão hóa, da yếu, mất khả năng tự bảo vệ. Nếu bạn chỉ rửa mặt bằng nước thay vì kết hợp với sữa rửa mặt, tẩy trang hay tẩy da chết, da sẽ bị tích tụ rất nhiều bụi bẩn và bã nhờn, vi khuẩn.

Ngoài ra, cũng có trường hợp sử dụng sản phẩm chăm sóc da mặt kém chất lượng, hàng trôi nổi không rõ xuất xứ đều sẽ gây ra những tổn thương nhất định trên da.

Da mặt không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ nổi mụn
Da mặt không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ nổi mụn

Quá trình trao đổi chất xảy ra rối loạn

Cơ thể khi xảy ra các vấn đề ở hệ thống trao đổi chất sẽ dễ thể hiện ra ngoài bằng tình trạng da nổi mụn liên tục, lúc này, mụn bọc và nhiều loại mụn khác sẽ đồng thời xuất hiện. Đặc biệt khi bạn dùng các loại bia rượu, đồ ăn cay nóng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng hoạt động của thận và gan, làm cản trở quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể.

Chăn gối không được làm sạch định kỳ

Nhiều người không biết rằng, khi chăn, gối, đệm nằm ngủ không giặt thường xuyên sẽ tích tụ rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn gây mụn. Nếu bạn sử dụng trong thời gian dài, da mặt sẽ trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố này mỗi ngày, chưa kể mồ hôi và bã nhờn tiết ra sẽ càng làm da có nguy cơ bị mụn cao hơn. Nếu không vệ sinh thay vỏ chăn gối, mụn sẽ khó chấm dứt.

Nên xem: Mụn trứng cá là bệnh gì? Có nguy hiểm không 

Có nên nặn mụn không?

Nặn mụn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bàn luận trong thời gian gần đây. Có ý kiến cho rằng không nên nặn, thay vào đó để cho mụn tự xẹp, nhưng cũng có người cho biết quan điểm cần phải nặn mụn để loại bỏ nhân.

Với mụn bọc ở má, chúng ta có thể nặn nhưng cần biết được thời điểm mụn đã chín cồi và đảm bảo đúng kỹ thuật lấy nhân mụn, để không gây ra các tổn thương về sau. Nặn mụn sai cách, không đảm bảo vệ sinh hoàn toàn có thể làm da bị viêm nhiễm nặng, để lại sẹo không thể khắc phục.

Chúng ta chỉ nên nặn mụn bọc ở má khi thấy mụn đã rõ đầu nhân và đẩy lên bề mặt da. Đồng thời, phải dùng các dụng cụ nặn mụn chuyên dụng, nặn mụn bằng tay không sẽ làm các vi khuẩn từ tay xâm nhập ngược vào da.

Hiện nay, một quy trình nặn mụn thường sẽ trải qua những bước sau đây:

  • Vệ sinh dụng cụ lấy nhân mụn và rửa tay sạch sẽ.
  • Rửa mặt, xông hơi để làm sạch da và giãn nở các lỗ chân lông, khi lấy mụn không bị nhiễm trùng cũng như giảm đau nhức.
  • Sử dụng kim để chích đầu mụn, sau đó dùng que nhấn mụn để đẩy hết nhân ra ngoài.
  • Nếu thấy có máu hay mủ cần phải loại bỏ sạch hoàn toàn để mụn không tái phát.
  • Sau khi lấy nhân mụn xong cần vệ sinh lại da, sát trùng và thoa kem, thuốc giảm sưng đỏ, ngừa sẹo.

Ngoài ra, nếu bạn đang bị mụn và gặp phải các dấu hiệu dưới đây, tuyệt đối không tự nặn mụn tại nhà:

  • Làn da xuất hiện các nốt mụn bọc sưng to bất thường, mụn khi chạm vào khá mềm và ngày càng ửng đỏ hơn.
  • Mụn có mủ trắng, dễ bị vỡ, khi mụn vỡ có mùi rất hôi và tanh.
  • Bị sốt cao khi nổi mụn bọc.

Tham Khảo Chi Tiết: Mụn Trứng Cá Có Nên Nặn Không? Tìm Hiểu Cách Hạn Chế Nổi Mụn Trứng Cá

Không nặn mụn nếu chưa có nhân trồi lên bề mặt da
Không nặn mụn nếu chưa có nhân trồi lên bề mặt da

Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất bạn nên biết

Có rất nhiều cách chữa mụn bọc ở má, người bị cần phải tới bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định tình trạng tổn thương để tư vấn cho bạn phương pháp phù hợp. Chúng ta không tự mua thuốc hay dùng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà khi chưa có sự chỉ định từ các bác sĩ.

Cụ thể các biện pháp trị mụn bọc trên má như sau:

Thuốc Tây chữa mụn bọc ở má

Tây y hiện nay sử dụng khá đa dạng thuốc trị mụn bọc ở má cũng như nhiều loại mụn khác. Bệnh nhân sau quá trình thăm khám sẽ được bác sĩ kê đơn với liều lượng phù hợp, đáp ứng tình trạng mụn, sức khỏe của làn da cũng như cơ địa.

Thuốc được phân chia thành loại bôi và uống như sau:

Nhóm thuốc bôi

  • Sulfur: Được sử dụng nhằm làm sạch da chết, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nấm da. Các sản phẩm thuốc hiện nay chứa thành phần này khá nhiều, cho tác dụng nhanh và rõ rệt.
  • Benzoyl Peroxide 2.5 – 10%: Nồng độ thuốc được chỉ định cụ thể cho từng trường hợp bệnh nhân để phát huy tốt khả năng kháng khuẩn, trị mụn, tái tạo làn da.
  • Acid Salicylic: Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong trị mụn bọc hiện nay với công dụng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết, từ đó viêm nhiễm không có khả năng lan rộng.
  • Retinoids: Thuốc làm dịu các nốt mụn sưng viêm, ngăn ngừa mụn phát triển mạnh hơn, kích thích da sản sinh thêm collagen để tái tạo sau tổn thương và cân bằng quá trình tiết dầu nhờn.

Nhóm thuốc uống

Đối với những người bị mụn nặng, dù đã dùng nhiều loại thuốc bôi nhưng hiệu quả chưa thật sự cao, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống. Thường bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh như: Minocycline, Tetracycline hoặc Doxycycline. Các loại thuốc này đều cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự kê đơn về dùng tại nhà.

Tiêm thuốc Steroid hoặc Corticoid

Hiện nay, có khá nhiều người lựa chọn tiêm thuốc Corticoid hoặc Steroid khi mụn đã viêm nhiễm quá nặng. Cơ chế hoạt động của thuốc là nhanh chóng đi vào sâu trong tầng da, giảm viêm nhiễm, giảm sưng đau, các tế bào da được phục hồi hiệu quả rất nhanh chóng. Thường chỉ sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy các nốt mụn bọc ở má có sự thay đổi rất rõ rệt.

Khi tiêm, thuốc sẽ được các bác sĩ pha loãng để đảm bảo khả năng đáp ứng trên da, hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần chú ý rằng, liệu pháp tiêm thuốc chỉ dùng khi thật sự cần thiết vì thuốc nếu không được tiêm đúng cách, tiêm ở những cơ sở không đảm bảo có bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm sẽ rất dễ để lại sẹo hoặc thậm chí làm teo da. Đặc biệt bạn cũng không được mua thuốc về tiêm tại nhà.

Thuốc chữa mụn bọc ở má có thể dùng kháng sinh nếu viêm nặng
Thuốc chữa mụn bọc ở má có thể dùng kháng sinh nếu viêm nặng

Tham khảo: TOP 18 Serum Điều Trị Mụn Trứng Cá Đáng Đồng Tiền Bát Gạo Nhất

Liệu pháp thẩm mỹ

Cùng với việc dùng thuốc Tây trị mụn bọc, không ít người sẽ chọn thêm liệu pháp thẩm mỹ tại các spa, trung tâm chăm sóc sắc đẹp hiện nay thông qua phương pháp lấy nhân mụn và bắn laser.

  • Bắn laser

Hiện nay, laser được sử dụng không chỉ trong điều trị mụn bọc ở má, nhiều loại mụn khác cũng được ứng dụng kỹ thuật này trong quá trình phục hồi làn da.

Laser không gây ra đau đớn, không xâm lấn, hiệu quả ngay tức thì sẽ giúp tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây mụn trú ngụ trên da, tăng khả năng tái tạo cho các tế bào, thu nhỏ các lỗ chân lông cũng như xóa thâm mụn, ngừa sẹo. Với mỗi người, bước sóng laser sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp để đạt được kết quả trị mụn tốt nhất.

  • Lấy nhân mụn

Như chúng tôi có đề cập tới trước đó, mụn bọc ở má có thể tiến hành lấy nhân khi mụn đã chín cồi đẩy lên bề mặt da. Khi này, để chắc chắn rằng loại bỏ được tận gốc nhân mụn, không để lại máu độc, mủ trong ổ mụn, không làm da bị nhiễm khuẩn, bạn nên tới các cơ sở spa, thẩm mỹ viện uy tín để thực hiện.

Bạn cần quan tâm tới các vấn đề như: Mức độ nổi tiếng, quy trình thực hiện, bảng giá dịch vụ, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên, các sản phẩm sử dụng trong quá trình lấy nhân mụn, các máy móc, dụng cụ hỗ trợ, cơ sở vật chất và giấy phép hoạt động,… để có sự yên tâm. Chi phí cho mỗi lần nặn mụn hiện nay khoảng từ 200.000 – 500.000đ/lần.

Nhiều người chọn cách lấy nhân mụn ở spa
Nhiều người chọn cách lấy nhân mụn ở spa

Có thể bạn quan tâm: Chi Tiết Phác Đồ Trị Mụn Trứng Cá Bộ Y Tế Mới Nhất

Mặt nạ tự nhiên trị mụn bọc ở má

Trong trường hợp bạn chỉ có một vài nốt mụn bọc ở má, mụn không có dấu hiệu bất thường, chúng ta có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để dùng một số nguyên liệu tự nhiên như sau:

Mặt nạ cốt chanh

Chúng ta đều biết rằng, chanh là nguyên liệu rất nổi tiếng với khả năng trị mụn, diệt khuẩn, tiêu viêm và làm sáng da, làm sạch lỗ chân lông. Do đó, mụn bọc ở má có thể điều trị bằng chanh nếu bạn kiên trì áp dụng thường xuyên.

Cách dùng:

  • Vắt nước cốt chanh và pha thêm một chút nước lọc.
  • Bạn rửa mặt rồi chấm đều hỗn hợp lên da, đợi khoảng 15 phút cho các hoạt chất phát huy tác dụng rồi rửa lại mặt.

Nước cốt tỏi

Có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, tỏi cũng xuất hiện khá thường xuyên trong các công thức trị mụn của dân gian. Tuy nhiên, tỏi chỉ nên dùng ở vùng da nhỏ và không thoa lên các khu vực da khỏe mạnh khác.

Cách dùng:

  • Bóc vỏ tỏi, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
  • Bạn trộn thêm một lượng nhỏ mật ong và nước lọc vào tỏi, khuấy đều rồi thoa lên da.
  • Qua 10 – 15 phút chúng ta rửa mặt lại với nước mát.

Bột nghệ

Cũng tương tự như tỏi hay chanh, bột nghệ cho tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau, tiêu diệt vi khuẩn mạnh mẽ. Hơn nữa nguyên liệu này còn giúp làn da ngừa thâm sẹo, da sản sinh tế bào mới khá nhanh sau một thời gian kiên trì sử dụng.

Cách dùng:

  • Dùng một lượng bột nghệ vừa đủ trộn với sữa chua không đường.
  • Rửa sạch mặt và thoa đều lên da, qua 20 phút sẽ vệ sinh mặt một lần nữa bằng nước mát.

Đừng Bỏ Lỡ: Cách Trị Mụn Bọc Tại Nhà Hiệu Qủa Ít Tiền, Ai Cũng Làm Được

Tỏi cho khả năng kháng viêm, giảm sưng do mụn gây ra khá tốt
Tỏi cho khả năng kháng viêm, giảm sưng do mụn gây ra khá tốt

Thuốc Đông y

Làm sao để hết mụn bọc ở má an toàn, hiệu quả? Bạn có thể tham khảo dùng thuốc chữa mụn bọc của Đông y. Các bài thuốc này đều sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, giúp trị mụn, cải thiện các tổn thương trên da, đào thải độc tố và tăng cường khí huyết.

Những bài thuốc chữa mụn bọc ở má trong Đông y có thể kể tới gồm:

Bài thuốc số 1:

  • Vị thuốc: Hạ khô thảo, đan bì, hoàng bá, kim ngân hoa.
  • Cách dùng: Thuốc đem rửa sạch, sau đó sắc chung 5 bát nước con cho đến khi cạn còn khoảng một nửa. Bạn chia thuốc ra 3 bữa uống hết mỗi ngày.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Hoàng cầm, đại hoàng, hoàng liên, binh lang, hoàng bá.
  • Cách dùng: Thuốc đem sấy cho thật khô rồi tán thành dạng bột mịn. Mỗi lần dùng sẽ lấy lượng vừa đủ hòa nước và thoa lên mặt.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Tô mộc, hoàng liên, đại hoàng, uất kim, hoàng cầm, kim ngân hoa.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 1 lít nước, khi nước cạn còn khoảng 200ml sẽ lấy ra để uống.

Xem Chi Tiết: Dùng Thuốc Đông Y Chữa Mụn Trứng Cá Đem Lại Hiệu Qủa Cao

Trị mụn mủ ở má bằng thuốc Đông y đảm bảo được tính an toàn
Trị mụn mủ ở má bằng thuốc Đông y đảm bảo được tính an toàn

Các lưu ý quan trọng nên biết khi bị mụn mủ ở má

Mụn bọc ở má có thể thuyên giảm tốt hay không sẽ không chỉ phụ thuộc vào cách bạn dùng thuốc, kem. Theo đó, có một số điều khá quan trọng bạn nên biết như sau:

  • Cần tạo thói quen vệ sinh da mặt đầy đủ hàng ngày, không để da mặt tích tụ nhiều bụi, vi khuẩn cũng như bã nhờn. Nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần dịu nhẹ, pH phù hợp để tránh gây kích ứng da. Đặc biệt, hãy ưu tiên dùng các loại sữa rửa mặt có thêm tác dụng trị mụn, giảm viêm.
  • Khi bị mụn bọc ở má hay bất cứ loại mụn nào, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Chúng ta hãy tuân thủ việc dùng thuốc để làm dịu mụn, giảm mủ và gom cồi. Sau đó các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về thời điểm nặn mụn.
  • Cần tránh việc trang điểm trong thời gian này, để các nốt mụn không bị tích tụ thêm các cặn bẩn cũng như những hoá chất sử dụng trong mỹ phẩm.
  • Hãy thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài giúp làn da không bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với tia UV.
  • Nên xây dựng chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, khoa học và lành mạnh. Tích cực sử dụng các loại trái cây tươi, rau củ nhiều vitamin, chất xơ, khoáng chất. Tránh đồ ăn có tính nóng hoặc cay, đồ nhiều dầu mỡ.

Mụn bọc ở má có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bạn cần dựa vào tình trạng thực tế của bản thân để có được cách chữa phù hợp. Ngoài ra, hãy nghiêm túc thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ để đảm bảo nhanh chóng phục hồi làn da.

Thông Tin Liên Quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.