Mụn Bọc Mủ: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Là Gì?

Mụn bọc mủ có các dạng tổn thương khá nặng trên da, dễ để lại thâm, sẹo lõm nhưng không phải ai cũng nắm được biện pháp điều trị phù hợp. Với loại mụn này, cần kiên trì trong thời gian dài, vệ sinh da đúng cách và tuân thủ đúng những hướng dẫn từ bác sĩ da liễu. Mời bạn cùng tìm hiểu một số kiến thức chăm sóc da quan trọng sau đây.

Mụn bọc mủ là gì, làm sao để nhận biết?

Mụn bọc có mủ là nhóm mụn xuất hiện khi những tổn thương do mụn gây ra chuyển sang dạng viêm nhiễm. Khởi phát ban đầu của loại mụn này cũng tương tự như những nốt mụn khác, chúng hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc lâu ngày, vi khuẩn gặp điều kiện phù hợp để sinh sôi gây mụn.

Nhiều người hiện nay cho biết, họ vẫn nhầm lẫn mụn bọc mủ với các loại mụn trứng cá thông thường, từ đó gây ra tình trạng chữa trị sai cách, khiến các tổn thương ở trên da càng trở nên nặng nề hơn.

Mụn bọc mủ về cơ bản không có quá nhiều khác biệt với mụn bọc bình thường, tuy nhiên trong mỗi nhân mụn đều có chứa lượng dịch mủ ít hoặc nhiều khác nhau, mủ có màu vàng nhạt hoặc trắng. Việc tự ý nặn mụn hoặc vô tình làm mụn vỡ, chảy dịch mủ ra ngoài sẽ rất dễ lây lan mụn trên diện rộng, khi này làn da gần như đã mất kiểm soát.

Người bị mụn bọc mủ ở mặt cũng sẽ có triệu chứng đau nhức, sưng tấy, khi ấn vào gặp phải các cơn đau buốt khắp mặt vô cùng khó chịu. Da thường đỏ, căng tức quanh chân mụn.

Tham Khảo Thêm: Nổi Mụn Bọc Phải Làm Sao? Tìm Hiểu Cách Khắc Phục Hậu Qủa 

Mụn bọc mủ là tình trạng da nổi mụn có dịch mủ, máu ở trong
Mụn bọc mủ là tình trạng da nổi mụn có dịch mủ, máu ở trong

Mụn sẽ tiến triển qua mấy giai đoạn?

Mụn bọc mủ có các giai đoạn phát triển khá rõ rệt, thường sẽ phân chia thành 3 thời kỳ cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Các nốt mụn trứng cá xuất hiện, sau khi bị vi khuẩn gây viêm nhiễm xâm nhập sẽ dần phát triển sang dạng mụn bọc chứa mủ. Khi này, mụn vẫn ở kích thước khá nhỏ, tương tự như các loại mụn khác.
  • Giai đoạn thứ 2: Nốt mụn qua 3 – 4 ngày càng to dần, sưng và ửng đỏ, vùng da quanh chân mụn khá căng. Một số nốt mụn sẽ thấy được dịch mủ ẩn dưới lớp da mỏng. Chạm vào mụn mềm và có nguy cơ vỡ cao.
  • Giai đoạn thứ 3: Các nốt mụn đến giai đoạn chín sẽ tự vỡ, khi này bạn sẽ thấy chảy cả mủ, dịch vàng và máu, sau khi đã lấy hết mủ có thể xuất hiện vết thâm.

Chuyên gia giải đáp mụn bọc mủ có nên nặn không?

Thực tế, khi thấy xuất hiện mụn, mọi người đều có thói quen sẽ nặn ngay để loại bỏ chúng. Nhưng bạn cần biết rằng phải xác định được thời điểm mụn đã chín cồi và không phải loại mụn nào cũng có thể nặn. Đối với mụn bọc mủ, rất nhiều chị em đã đặt ra câu hỏi trong các hội nhóm chia sẻ kiến thức làm đẹp là liệu có nên nặn không. Theo đó, tự ý nặn mụn tại nhà có thể gây ra những nguy cơ sau đây:

  • Làn da bị nhiễm trùng, mụn càng viêm nhiễm nặng bởi khi nặn mụn không vệ sinh tay cẩn thận, các dụng cụ nặn mụn chưa tiệt trùng. Vi khuẩn từ tay sẽ truyền lên các vết mụn hở và gây ung nhọt, mụn tiếp tục nổi mủ và nhiều máu độc, da quanh mụn thâm tím rất nặng nề.
  • Các nốt mụn lây lan mạnh mẽ trên mặt vì mủ, máu và vi khuẩn từ vết mụn vừa nặn không được xử lý đúng cách. Những vùng da xung quanh bị dính mủ và máu sẽ nhanh chóng xảy ra các phản ứng viêm, nổi mụn mới. Khi này, sẽ rất khó để có thể điều trị dứt điểm mụn bọc mủ.
  • Tự ý nặn mụn tại nhà dù đã có dụng cụ nhưng không đảm bảo được vấn đề tiệt trùng cũng như kỹ thuật nặn sẽ có nguy cơ bị sẹo rất cao. Khi này, thường bạn sẽ bị sẹo lõm, thâm mụn và để có thể hồi phục da hoàn toàn về trạng thái ban đầu gần như là không.

Nên Xem: Nặn Mụn Bọc Có Được Không? Những Lưu Ý Khi Nặn Mụn 

Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc có mủ tại nhà
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc có mủ tại nhà

Tìm hiểu các nguyên nhân gây mụn bọc có mủ

Thông thường, những người có làn da dầu sẽ chiếm tỷ lệ nổi mụn cao hơn so với da khô hoặc da thường. Ngoài ra, còn có khá nhiều yếu tố tác động tới da được các bác sĩ chia sẻ cụ thể như sau:

Vấn đề vệ sinh da

Làn da cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày 2 lần, đặc biệt những người da dầu, mặt sẽ luôn trong tình trạng dính, nhờn, dễ tích tụ không ít bụi bẩn, mồ hôi và cả vi khuẩn. Nếu các thao tác làm sạch da không đảm bảo, những yếu tố này sẽ trở thành nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông, da từ đó hình thành nên mụn bọc có mủ, mụn trứng cá, mụn ẩn,…

Làm sạch da không cẩn thận là một trong các nguyên nhân gây mụn
Làm sạch da không cẩn thận là một trong các nguyên nhân gây mụn

Chế độ ăn uống và sinh hoạt gây mụn bọc mủ

Mụn bọc có mủ còn xuất hiện bởi vấn đề ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày. Cụ thể, những người thường ăn đồ cay nóng, các món ăn nhiều đường, muối, đồ chiên rán dầu mỡ hoặc đồ ăn đóng hộp sẽ để lại rất nhiều độc tố ở thận và gan. Khi 2 cơ quan này hoạt động quá tải, rối loạn chức năng sẽ có những biểu hiện cảnh báo là mụn nổi hàng loạt.

Trong khi đó, chế độ sinh hoạt cũng tác động tới làn da tương tự như việc ăn uống. Thức khuya liên tục, thường sử dụng các thiết bị điện tử đêm muộn, ngủ thiếu giấc gây rối loạn đồng hồ sinh học sẽ bị mụn và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Lúc này, hệ miễn dịch và đề kháng của da cũng suy giảm đáng kể.

Tham khảo thêm định nghĩa: Mụn bọc ở cằm nguyên nhân do đâu? Các biện pháp phòng tránh nổi mụn ở cằm

Rối loạn tuyến dầu dưới da

Có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng rối loạn hoạt động của tuyến dầu nhờn dưới da, có thể do nội tiết tố mất cân bằng, thận và gan suy giảm chức năng, môi trường bên ngoài tác động. Theo đó, làn da sẽ bị đổ rất nhiều dầu, luôn bóng nhờn khó chịu và khó tránh khỏi mụn bọc mủ. Khi cân bằng lại quá trình tiết dầu, da luôn được giữ sạch sẽ, khô ráo, mụn sẽ tự động thuyên giảm dần.

Da đổ quá nhiều dầu sẽ dễ bị vi khuẩn gây mụn tấn công
Da đổ quá nhiều dầu sẽ dễ bị vi khuẩn gây mụn tấn công

Yếu tố di truyền

Nhiều người không biết rằng, mụn bọc mủ còn xảy ra do vấn đề di truyền trong gia đình. Mặc dù chưa thể đưa ra những kết quả nghiên cứu chính xác nhất, nhưng theo số liệu thống kê cho thấy, trong gia đình có bố hoặc mẹ bị mụn bọc mủ, con cái về sau cũng có tỷ lệ mắc mụn cao hơn những đứa trẻ khác.

Tìm hiểu thêm: Chia Sẻ 11 Cách Trị Bệnh Dị Ứng Da Mặt Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

Cách điều trị mụn bọc mủ cho kết quả tốt nhất

Chữa mụn bọc mủ như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Đối với loại mụn này, bắt buộc cần có phương pháp chữa trị từ sớm, vì mụn không thể tự khỏi và sẽ càng ngày càng nặng hơn nếu bạn không tác động. Tùy từng trường hợp sẽ có các hướng trị mụn khác nhau, cụ thể như sau:

Thuốc Tây trị mụn bọc có mủ sưng to

Khi mụn bọc có mủ sưng to, chúng ta cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu. Khi này, những kem bôi giảm mụn thông thường sẽ không thể trị mụn dứt điểm, cần kết hợp các loại thuốc dùng ngoài da và cả thuốc uống. Cụ thể đơn thế nào, liều lượng ra sao sẽ do bác sĩ da liễu chỉ định, bệnh nhân không tự ý xin đơn thuốc trị mụn bọc của người khác về sử dụng.

Về các loại thuốc bôi được sử dụng phổ biến nhất, có thể kể tới gồm:

  • Benzoyl Peroxide: Thuốc có công dụng cuốn hết tế bào chết và làm sạch bã nhờn tích tụ trên da.
  • Acid Salicylic: Làm sạch da và đánh bật các nốt sần.
  • Kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong lỗ chân lông, giảm thiểu viêm nhiễm da.
  • Retinoids: Thuốc được sử dụng với mục đích làm sạch lỗ chân lông, kháng khuẩn, loại bỏ các yếu tố gây mụn trên da, tái tạo các tế bào da.

Ngoài thuốc bôi, thuốc uống sẽ được sử dụng cho nhóm bệnh nhân có mụn bọc mủ nặng, mụn liên tục tái phát dù đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác. Chủ yếu người bệnh sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh liều cao, tùy thuộc từng trường hợp sẽ có sự thay đổi về thời gian sử dụng. Có người chỉ cần uống thuốc trong 1 – 2 tuần nhưng có trường hợp dùng thuốc đến 3 – 4 tháng.

Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc uống chữa mụn bọc có mủ sau:

  • Isotretinoin: Hiện nay, khi điều trị mụn bằng thuốc uống, Isotretinoin được chỉ định sử dụng rất nhiều. Thuốc làm dịu nhanh các nốt mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ, hồi phục các vùng da bị tổn thương rất mạnh mẽ.
  • Thuốc tránh thai: Được dùng khi người bệnh nổi mụn bởi vấn đề nội tiết tố, thuốc sẽ cân bằng lại hormone và hạn chế tình trạng da đổ nhiều dầu.

Ngoài phương pháp dùng thuốc, y học hiện đại còn có thêm một số kỹ thuật công nghệ cao để điều trị mụn bọc có mủ. Bạn có thể sử dụng liệu pháp ánh sáng xanh, tiêm corticoid, bắn laser nhưng chi phí sẽ tốn kém nhiều hơn.

Thuốc Tây được dùng rất nhiều khi chữa mụn bọc mủ
Thuốc Tây được dùng rất nhiều khi chữa mụn bọc mủ

Để có được đơn thuốc cụ thể, bạn cần tới các bệnh viện da liễu thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tổn thương của da, xác định nguyên nhân gây mụn, từ đó kê đơn phù hợp với từng người. Ngoài ra, cũng cần biết rằng, thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài liên tục sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, da khô, bong tróc, vàng da, rụng tóc,…

Đọc thêm: TOP 18 Serum Trị Mụn Trứng Cá Đáng Đồng Tiền Bát Gạo Nhất

Cách điều trị mụn của dân gian

Ở những trường hợp mụn bọc mới chuyển sang thể mủ, không có quá nhiều mụn trên mặt, bạn có thể tham khảo dùng thêm một số loại mặt nạ dân gian với các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm.

Có một số công thức được ưa chuộng dùng nhiều nhất gồm:

Nha đam trị mụn bọc mủ tại nhà: Trong nha đam có chứa nhiều nước, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu đối với quá trình hồi phục da, loại bỏ mụn. Các nốt mụn bọc có mủ được làm dịu đi nhanh chóng, da tái tạo hiệu quả, không còn sưng đỏ, đau nhức.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 1 lá nha đam đã rửa sạch và gọt vỏ, tách lấy phần thịt để đem đi xay nhuyễn.
  • Nha đam xay xong sẽ đem đắp trực tiếp lên da trong khoảng 15 – 20 phút và rửa lại mặt với nước mát.
  • Hàng tuần nên thực hiện công thức 3 lần.

Mẹo dùng tỏi: Tỏi có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, đồng thời còn giúp làm sạch lỗ chân lông, hạn chế đổ dầu thừa. Do đó tỏi có thể dùng để kìm hãm sự phát triển của mụn. Cách trị mụn bọc mủ tại nhà với tỏi đã có rất nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả khá tốt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh tỏi, bóc vỏ và rửa cho sạch hết bụi bẩn.
  • Nghiền nhuyễn tỏi rồi đắp trực tiếp lên da trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Sau đó bạn rửa mặt bằng nước mát thật sạch, lặp lại công thức 2 lần trong tuần.
Tỏi giảm viêm và kháng khuẩn tốt
Tỏi giảm viêm và kháng khuẩn tốt

Đu đủ chín: Đu đủ chứa nhiều vitamin có lợi cho làn da, có thể làm dịu những nốt mụn sưng viêm, kích thích da tái tạo và làm lành các tổn thương. Dùng đu đủ còn giúp chúng ta hạn chế các vết thâm mụn, da giữ được độ sáng đều màu, không còn ửng đỏ khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng 1 miếng đu đủ chín xay nhuyễn, thêm vào một chút sữa chua không đường.
  • Đắp hỗn hợp lên da trong 15 phút rồi rửa lại mặt với nước mát.
  • Hàng tuần nên đắp mặt nạ đu đủ trị mụn bọc mủ 3 lần.

Nên Xem: Trị Mụn Bọc Tại Nhà An Toàn, Hiệu Qủa Ai Cũng Làm Được 

Y học cổ truyền

Thuốc trị mụn bọc mủ của y học cổ truyền được đánh giá rất cao về tính an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Những dược liệu quý sẽ được tận dụng để phát huy tốt khả năng tiêu viêm, giải độc, giảm tiết bã nhờn trên da. Làn da được cung cấp thêm các dưỡng chất kích thích tái tạo khỏe khoắn hơn, da có sức đề kháng tốt, những tổn thương do mụn mủ gây ra được đẩy lùi nhanh chóng.

Trong số các bài thuốc trị mụn bọc mủ của Đông y hiện nay, các bệnh nhân đang sử dụng nhiều nhất những liệu trình sau:

Bài thuốc trị mụn bọc mủ Hoàn Nguyên 2:

  • Vị thuốc: Xuyên khung, bạch linh, diệp hạ châu, đan sâm, nấm lim xanh, ké đầu ngựa, đương quy, bồ công anh, tỳ giải, liên kiều, …
  • Cách dùng: Bệnh nhân được kê đơn thuốc gồm viên uống và sản phẩm bôi ngoài da, duy trì đều đặn cho hết liệu trình được hướng dẫn sẽ thấy da thay đổi rất tích cực.

Bài thuốc số 2:

  • Vị thuốc: Cam thảo, nhân sâm, tỳ bà diệp, hoàng liên, hoàng bá, tang bạch bì,…
  • Cách dùng: Bài thuốc sắc với 4 bát nước con, khi nước thuốc sôi cạn còn khoảng 2 bát sẽ lấy ra để uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Vị thuốc: Chi tử, hoàng bá, sinh địa, xích thược, nhân trần, hoàng cầm, ý dĩ, đại hoàng, cam thảo, bồ công anh.
  • Cách dùng: Bài thuốc sắc 1 thang mỗi ngày, cho khoảng 1 lít nước vào ấm để đun sôi cạn còn khoảng 1 bát con, nên uống thuốc ấm sẽ tốt nhất.

Thông Tin Liên Quan: Đông Y Chữa Mụn Trứng Cá – Phương Pháp Hiệu Qủa Ít Được Biết Đến 

Thuốc Đông y điều trị mụn tận gốc và an toàn
Thuốc Đông y điều trị mụn tận gốc và an toàn

Những lưu ý khác khi chữa trị mụn bọc mủ

Mụn bọc mủ có thể điều trị tốt hay không sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào cách chúng ta chăm sóc làn da, cơ thể mỗi ngày. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số bí quyết nổi bật sau:

  • Bên cạnh các loại thuốc trị mụn bọc mủ, bạn có thể kết hợp một số mỹ phẩm chăm sóc da để sử dụng hàng ngày. Lựa chọn các sản phẩm phù hợp, có thành phần kháng viêm, trị mụn an toàn với da.
  • Không trang điểm khi mụn bọc mủ chưa chữa trị khỏi hoàn toàn để tránh làm mụn ngày càng viêm nặng hơn.
  • Khi ra ngoài, cần che chắn cẩn thận cho làn da, cuối ngày phải vệ sinh da thật sạch sẽ.
  • Nên ăn nhiều rau củ, trái cây để da được cung cấp các dưỡng chất đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi, giảm viêm sưng.
  • Không nên dùng các sản phẩm tẩy da chết hóa học có nồng độ cao vì chúng có thể gây ra kích ứng cho các nốt mụn.

Chăm sóc da như thế nào khi bị mụn bọc mủ đã được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết này. Bạn đọc hãy chú ý tham khảo thông tin, lắng nghe sự tư vấn từ các bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp, kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống ngày sẽ giúp da nhanh chóng được phục hồi.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.