Cổ họng vướng víu, khó chịu và ngứa rát là những biểu hiện thường xuyên xuất hiện đặc biệt là vào khoảng thời gian giao mùa. Làm sao để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân được tốt nhất trong tình huống này? Cùng tìm hiểu ngay TOP 8 mẹo trị ngứa cổ họng đơn giản, dễ dàng áp dụng ngay tại nhà nhưng cho hiệu quả cực kỳ rõ rệt. 

8 mẹo trị ngứa cổ họng cực hay và hiệu quả tại nhà

Ho là một phản xạ tự nhiên của chúng ta, đa phần cơ ho xuất hiện do cơ thể gặp phải các bệnh lý đường hô hấp, dị ứng hay các rối loạn khác. Khi bị ho, người bệnh thường có thêm một vài biểu hiện kèm theo trong đó phổ biến nhất là ngứa cổ họng.  Triệu chứng ho có kèm theo ngứa cổ họng dù không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh không được điều trị kịp thời có thể khiến cho viêm nhiễm trở nặng, cổ họng đau rát và giọng nói khàn đặc.

Ngứa họng, đau rát và khó chịu là biểu hiện nhiều người gặp phải khi bị viêm đường hô hấp, dị ứng,...
Ngứa họng, đau rát và khó chịu là biểu hiện nhiều người gặp phải khi bị viêm đường hô hấp, dị ứng,…

Để cải thiện nhanh tình trạng ngứa cổ họng, người bệnh có thể tham khảo một vài phương pháp dưới đây. Những mẹo dân gian này tuy đơn giản nhưng mang đến hiệu quả tốt và được nhiều người dùng phổ biến.

Gừng tươi làm ấm họng

Củ gừng trong Đông y được dùng nhiều bởi công dụng ôn trung, tán hàn của nó. Các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là chứng ngứa rát cổ họng đều có thể trị khỏi nhờ các bài thuốc từ gừng tươi. Lượng tinh dầu trong loại củ này khi đi vào cơ thể cũng giúp tăng tuần hoàn tiết dịch, chống buồn nôn và tăng cường sức đề kháng.

Với gừng tươi, người bệnh có thể dùng kết hợp thêm với mật ong để gia tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng vẫn là trị ngứa họng, viêm họng với trà gừng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Củ gừng tươi.
  • Nước ấm.
  • Đường phèn hoặc mật ong.

Thực hiện: 

  • Chuẩn bị gừng tươi rửa sạch rồi cho vào trong cối giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Cho vào trong nồi nước đã chuẩn bị sẵn để đun sôi nhỏ lửa trong vòng 30 phút để gừng tiết ra phần tinh chất.
  • Bỏ đi phần bã gừng, thêm vào nước đó một chút đường phèn hoặc mật ong tùy ý rồi dùng để uống vào buổi sáng và tối.

Nghệ chữa ho và ngứa họng

Tương tự với gừng, củ nghệ cũng được biết đến là một giải pháp tốt giúp hạn chế những cơn ngứa cổ họng do ho. Những hoạt chất Curcumin có trong nghệ giúp chống viêm, phục hồi nhanh những tổn thương ở vùng niêm mạc họng. Nhờ đó tình trạng khàn tiếng, đau rát họng sẽ giảm bớt nhanh chóng.

Mẹo trị ngứa cổ họng đơn giản và nhanh chóng tại nhà bằng củ nghệ tươi
Mẹo trị ngứa cổ họng đơn giản và nhanh chóng tại nhà bằng củ nghệ tươi

Ngoài ra, dùng nghệ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Người bệnh dùng nghệ trong bài thuốc như sau:

  • Lấy một thìa bột nghệ mang pha cùng khoảng 200ml nước ấm.
  • Thêm một ít đường phèn rồi uống trực tiếp khi nước nghệ còn ấm.
  • Nếu không có bột nghệ, bạn có thể dùng chính củ nghệ tươi giã lấy nước để uống đều được.

Mẹo trị ngứa cổ họng bằng chanh

Nước chanh ấm là một mẹo dân gian chữa đau rát cổ họng được nhiều người áp dụng và cho kết quả rất tốt. Phương pháp này không chỉ lành tính, an toàn cao mà còn rất dễ áp dụng cho mọi lứa tuổi. Với lượng vitamin C dồi dào trong thành phần, chanh có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, làm loãng đờm và loại bỏ những dị vật trong cổ họng.

Cách thực hiện mẹo chữa ngứa họng bằng chanh tươi và mật ong như sau:

  • Chuẩn bị chanh cắt đôi quả, vắt lấy phần nước cốt.
  • 3 thìa cà phê mật ong hòa chung với 200ml nước ấm, sau đó thêm nước cốt chanh vào.
  • Uống ngay khi nước vừa pha còn ấm sẽ mang đến hiệu quả tốt nhất.
  • Với nước chanh mật ong, bạn nên ngậm và nuốt từ từ để dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu.

Bài thuốc quất chưng cách thủy với đường phèn

Tương tự như với chanh, quất cũng là một loại quả cung cấp nhiều vitamin C với công dụng nâng cao sức khỏe và hệ đề kháng. Trong vỏ quất được nghiên cứu có chứa thành phần tinh dầu với khả năng giảm ngứa họng, cải thiện những cơn ho kéo dài.

Bài thuốc quất chưng cách thủy với đường phèn mang đến vị ngọt ấm, giúp làm dịu họng
Bài thuốc quất chưng cách thủy với đường phèn mang đến vị ngọt ấm, giúp làm dịu họng

Đường phèn với vị ngọt thanh khi kết hợp cùng quất không chỉ giúp dịu cổ họng nhanh chóng mà còn giúp bài thuốc dễ dùng hơn. Ngay cả trẻ nhỏ hay người lớn tuổi đều dễ dàng sử dụng phương pháp điều trị này.

  • Chuẩn bị 4 – 5 quả quất bổ làm đôi, 2-3 viên đường phèn.
  • Cho quất và đường phèn vào bát, mang đi hấp cách thủy trong vòng 10 phút.
  • Lấy bát ra rồi chắt lấy phần nước để uống, riêng đối với người lớn có thể ăn cả phần cái để nâng cao hiệu quả bài thuốc.
  • Ngoài chưng với đường phèn, bạn cũng có thể dùng với mật ong để thay thế.

Dùng lá hẹ trị bệnh

Cây hẹ trong Đông y được biết đến với vị cay ngọt, tính ấm giúp ôn trung, tán hàn, bổ phế, điều hòa khí huyết và chức năng tạng phủ rất tốt. Do đó, người ta hay dùng loại lá này để điều trị tình trạng ho ngứa cổ họng, viêm họng hay cảm lạnh. Hẹ được trồng phổ biến trong tự nhiên và hầu như nhà nào cũng có cho mình một khóm hẹ. Vì vậy đây là biện pháp chữa ngứa họng được nhiều người tìm đến để áp dụng.

Ngoài ra, những hoạt chất Sunfit, Allicin,… được tìm thấy trong thành phần của lá hẹ cũng được chứng minh có khả năng kháng sinh mạnh mẽ, làm loãng dịch đờm. Cách dùng bài thuốc từ lá hẹ như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, 2 – 3 viên đường phèn.
  • Lá hẹ rửa thật sạch với nước và nước muối loãng, cắt từng khúc nhỏ để cho vào chén.
  • Đường phèn viên nghiền nhỏ, cho chung với lá hẹ rồi mang đi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Hỗn hợp sau khi chưng bạn nên dùng để uống luôn kho còn ấm.

Mật ong

Bên cạnh việc kết hợp với những dược liệu khác nhằm gia tăng công dụng, người bệnh có thể dùng mật ong để chữa viêm họng –  đây là cách để cải bệnh nhanh chóng. Trong mật ong có nhiều vitamin cùng các khoáng chất tốt nên được dùng nhiều trong bài thuốc trị bệnh đường hô hấp.

Mật ong là một vị thuốc Đông y được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp
Mật ong là một vị thuốc Đông y được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp

Khi mật ong đi vào cơ thể, chúng sẽ làm dịu nhanh chóng những tổn thương đang gặp phải và tiêu diệt vi khuẩn đang hoạt động. Vì thế đây mà một mẹo trị ngứa cổ họng bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt.

Chuẩn bị nước ấm mật ong: 

  • 1 cốc nước ấm 200ml.
  • 1 thìa cà phê mật ong đặc.

Thực hiện: 

  • Cho một thìa mật ong vào nước ấm rồi khuấy đều.
  • Uống nước mật ong khi còn ấm, mỗi ngày nên uống 2 lần vào buổi sáng và tối để mang đến tác dụng tốt nhất.
  • Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một chút nước cốt chanh để pha cùng nếu muốn nhằm tăng hiệu quả của bài thuốc.

Dùng lá tía tô

Lá tía tô là một loại cây vô cùng dễ thấy tại Việt Nam, chúng được trồng nhiều và sử dụng như một loại rau gia vị trong các bữa ăn. Ngoài công dụng này, tía tô còn được biết đến là một vị thuốc lành tính, giúp cải thiện nhanh chóng dịch tiết ở phế quản, giảm đau và ngứa họng khi ho.

Với tía tô bạn có thể áp dụng phương pháp đun lá lấy nước uống trực tiếp như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá tía tô, nước ấm.
  • Cho lá tía tô rửa sạch với nước, để khô rồi cho vào chảo sao vàng cho đến khi khô hẳn.
  • Lấy lá tán nhỏ thành bột mịn, sau đó cho vào pha chung với nước ấm mỗi lần uống.
  • Bạn có thể bảo quản bột lá tía tô vào hũ thủy tinh, dùng dần mỗi khi bị ngứa cổ họng.

Mẹo trị ngứa cổ họng – Xông hơi bằng lá bạc hà

Trong lá bạc hà được chứng minh có chứa một lượng lớn tinh dầu tốt, vitamin A, C,… Những hoạt chất này đều có thể tiêu viêm, diệt khuẩn, tăng cường dẫn lưu dịch trong khoang mũi, giảm nhanh những triệu chứng ho và ngứa ở cổ họng của bệnh nhân.

Mẹo trị ngứa cổ họng nhanh chóng với lá bạc hà xông hơi
Mẹo trị ngứa cổ họng nhanh chóng với lá bạc hà xông hơi

Phương pháp xông hơi với lá bạc hà trị ngứa họng như sau:

  • Chuẩn bị lá bạc hà tươi và nước sôi.
  • Lá bạc hà rửa sạch với ngâm sơ qua với nước muối để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Cho lá bạc hà giã nhuyễn, sau đó hòa tan cùng với nước sôi và chờ một chút cho tinh chất ra nước.
  • Lấy một chiếc khăn sạch để trùm lên phía đầu nhằm xông hơi với nước bạc hà trong khoảng 10 phút.
  • Lau sạch vùng mặt, đầu và cổ để hơi nước lạnh sau đó không ngấm vào người.

Những lưu ý khi điều trị và phòng ngừa bệnh ngứa họng

Áp dụng những mẹo trị ngứa cổ họng tại nhà có thể đem đến cho bạn những kết quả tốt. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến sức khỏe, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý một vài điều sau:

  • Chọn lựa những nguyên liệu sử dụng đảm bảo tiêu chí an toàn và chất lượng. Những loại lá hay củ nên còn tươi mới, không chứa chất bảo quản hay hóa chất bảo vệ thực vật.
  • Những mẹo điều trị trên chỉ mang đến tác dụng tốt nhất đối với những trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn áp dụng trong vòng 1 tuần liên tục nhưng kết quả không khả quan, hãy thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn chữa trị chuyên sâu hơn.
  • Hiệu quả của phương pháp này sẽ khác nhau tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của mỗi cá nhân. Do đó bạn cần hết sức kiên trì trong khi điều trị, tránh nôn nóng dùng quá liều lượng hay bỏ dở giữa chừng.
  • Song song với quá trình điều trị bệnh, bạn cũng nên chú ý hơn đến chế độ sinh hoạt của bản thân. Một số vấn đề bạn cần lưu ý để bệnh không tái phát:
  • Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất cho cơ thể và làm sạch cổ họng. Chúng giúp giảm đi những con ho, đảm bảo sức đề kháng tốt cho bạn.
  • Ưu tiên ăn những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, thực phẩm lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống chọi lại bệnh tật.
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn phát sinh. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đến các bệnh lý đang tồn tại trong răng hay dạ dày.
Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn phát sinh
Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày để loại bỏ nguy cơ vi khuẩn phát sinh

Trên đây là 8 mẹo trị ngứa cổ họng nhanh chóng, hiệu quả một cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện đơn giản tại nhà. Chúc bạn đọc có thể lựa chọn được phương án chữa trị ngứa họng phù hợp và sớm khỏi bệnh.

Đọc nhiều nhất

Câu hỏi liên quan

Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể gây biến chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Kể cả khi bệnh nhẹ, thủy đậu...

Xem chi tiết

Yếu sinh lý nữ là như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao,... là những vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm đến. Bởi tình trạng này ngày trở...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa