Mất Ngủ Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tình trạng mất ngủ hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa và trở thành vấn đề đáng quan tâm trong xã hội hiện nay. Vậy tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Nên cải thiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng mất ngủ này.

Tìm hiểu về vấn đề mất ngủ ở người trẻ tuổi

Chứng mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến hơn ở người trẻ. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 25% người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 30 thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Tình trạng này ngày càng có xu hướng phổ biến hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở người trung niên và người cao tuổi

Triệu chứng thường gặp của bệnh mất ngủ có thể kể đến như:

  • Khó ngủ dù trời đã khuya.
  • Ngủ không sâu giấc, dễ thức dậy vào nửa đêm.
  • Khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, mất sức vào sáng hôm sau.
  • Ban ngày cảm thấy buồn ngủ, không thể tập trung vào công việc và học tập.
  • Cảm thấy cáu gắt, lo lắng, bồn chồn, tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Trí nhớ kém, khó tập trung và hay bị quên.

Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh dễ bị lo âu, dễ cáu gắt, hiệu suất làm việc giảm sút mà còn khiến cho bạn phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm như: Huyết áp, tim mạch, tiểu đường, béo phì, động kinh.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Đối với người trẻ tuổi, những nguyên nhân mất ngủ thường do các yếu tố sau:

Áp lực công việc

Cuộc sống hiện đại khiến người trẻ phải quay cuồng trong công việc. Những vấn đề như deadline, học hành, thi cử khiến cho hệ thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Sử dụng các thiết bị điện tử

Một số người trẻ có thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ. Tuy nhiên ánh sáng xanh và sóng điện thoại là nguyên nhân hàng đầu khiến hệ thần kinh bị kích thích, gây mỏi mắt, mất ngủ, đau đầu vào sáng hôm sau.

Sử dụng các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây mất ngủ
Sử dụng các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây mất ngủ

Ngủ trưa quá nhiều

Một số người trẻ hay có thói quen ngủ trưa quá nhiều, có khi ngủ đến tận chiều muộn. Điều này khiến cho bạn dễ bị mất ngủ vào ban đêm. Do đó vào buổi trưa bạn chỉ nên ngủ từ 15-30 phút để giúp cơ thể được nghỉ ngơi.

Thừa gốc tự do

Các chuyên gia cho biết, khi người bệnh bị căng thẳng, stress kéo dài, thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn uống không khoa học sẽ làm tăng sinh gốc tự do quá mức. Khi các mảng gốc tự do sản sinh quá nhiều chúng sẽ tấn công vào mạch máu, làm hình thành các mảng xơ vừa và cục máu đông làm hẹp động mạch. Khiến cho quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não bị cản trở. Đây là một trong những tác nhân khiến người bệnh bị mất ngủ.

Thói quen ăn uống

Nếu bạn có thói quen ăn khuya, ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến cho cơ thể phải làm việc để tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến cho hệ thần kinh nhận thấy bạn bị căng thẳng quá mức, gây mất ngủ. Không chỉ vậy việc ăn khuya còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các bệnh tim mạch, béo phì, ung thư,…

Sử dụng chất kích thích

Một số chất kích thích dễ gây mất ngủ như cà phê, trà, rượu, bia,… sẽ khiến cho não bộ bị hưng phấn, tỉnh táo và khiến bạn không còn cảm giác buồn ngủ. Vì thế vào buổi chiều và buổi tối bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích này.

Sử dụng chất kích thích khiến bạn khó ngủ, mất ngủ
Sử dụng chất kích thích khiến bạn khó ngủ, mất ngủ

Mất cân bằng hưng phấn

Lịch trình ngủ nghỉ và làm việc của người trẻ gần như không cố định. Cuộc sống của họ khá sôi động nên thường hay có thói quen tụ tập vui chơi bạn bè vào ban đên. Việc nghỉ ngơi không theo nhịp sinh học sẽ khiến hormone bị rối loạn. Điều này gây ra chứng mất ngủ của người trẻ và nhiều vấn đề khác như bệnh xương khớp, bệnh dị ứng, bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể,…

Hiểm họa từ việc mất ngủ ở người trẻ

Thiếu ngủ ở người trẻ tuổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng có thể khiến bạn phải đối mặt với vấn đề sau:

Ảnh hưởng đến công việc

Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Lúc này não bộ của bạn sẽ dành ít thời gian cho trạng thái ngủ sâu giấc. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy ì ạch, chậm chạp và mệt mỏi sau khi thức dậy. Việc ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt, gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, thậm chí còn khiến bạn dễ cáu gắt, vui buồn thất thường.

Mất ngủ gây ảnh hưởng đến công việc
Mất ngủ gây ảnh hưởng đến công việc

Mắc bệnh tim mạch và huyết áp

Thường xuyên bị mất ngủ kéo dài sẽ khiến thần kinh bị căng thẳng và quá tải. Cơ thể sẽ phản ứng lại với vấn đề này bằng cách tăng nhịp tim và tăng huyết áp. 

Bị béo phì

Mất ngủ kéo dài có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng lượng glucose và cholesterol trong máu. Điều này dẫn đến béo phì, tăng cần, tích tụ mỡ dưới da, nhất là ở vùng bụng.

Teo não, đột ngụy

Một nghiên cứu được công bố trên cuốn tạp chí ở Mỹ cho thấy, chứng mất ngủ kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị teo não lên đến 25%, tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 8 lần so với người bình thường.

Ung thư

Bị mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải 2 căn bệnh ung thư chính đó là ung thư vú và ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do hiện tượng mất ngủ sẽ làm ức chế sản sinh hormone melatonin – một loại hormone có tác dụng chống lại sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Trầm cảm

Thiếu ngủ sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi, cáu kỉnh, gia tăng cảm xúc tiêu cực. Thức khuya còn khiến bạn thường lo âu, nghĩ ngợi về nhiều vấn đề về cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm ở người trẻ tuổi.

Nên biết: Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Tác hại bệnh mất ngủ sụt cân là gì, cách cải thiện bệnh hiệu quả

Mất ngủ khiến người bệnh bị trầm cảm
Mất ngủ khiến người bệnh bị trầm cảm

Cách trị mất ngủ ở người trẻ hiệu quả nhất

Có khá nhiều phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ, bao gồm cả việc dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể như sau:

Sử dụng thuốc Tây y

Dưới đây là một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng mất ngủ bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc bình thần: Bao gồm các loại thuốc  Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… có tác dụng giúp người bệnh dễ ngủ ngay lập tức. Những loại thuốc này dùng cho trường hợp bị mất ngủ cấp tính, bệnh chưa nghiêm trọng bởi nếu dùng nhiều sẽ gây quen thuốc, nhờn thuốc.
  • Thuốc ngủ: Bao gồm các loại thuốc Phenobarbital, Zolpidem,… có tác dụng giúp trị mất ngủ cực mạnh, tương tự các loại thuốc bình thần. Do đó nhóm thuốc này cũng được chỉ định sử dụng ngắn hạn không quá 3 ngày.
  • Thuốc kháng histamin: Bao gồm các loại thuốc  Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… có tác dụng chống dị ứng và kích thích buồn ngủ mạnh. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp bệnh nhân bị ngứa do hắc lào, mề đay, tổ đỉa, chàm eczema,…
  • Thuốc an thần kinh mới: Bao gồm các loại thuốc như: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… có tác dụng an thần và gây ngủ cực mạnh. Thuốc được chỉ định cho trường bị mất ngủ do căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm. 
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Bao gồm các loại thuốc Clomipramine, Mirtazapine,… có tác dụng điều trị tình trạng mất ngủ kéo dài. Tuy nhiên thuốc lại không có tác dụng ngay, phải sử dụng liên tục trong 3-4 tuần các triệu chứng của bệnh mới được cải thiện. 

Các loại thuốc Tây y có tác dụng giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, táo bón, bí tiểu, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu. Do đó trong quá trình sử dụng các loại thuốc này bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng thuốc Tây y
Có thể cải thiện tình trạng mất ngủ bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Đông y

Nếu người bệnh lo ngại tới những tác dụng phụ do thuốc Tây y gây ra thì có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc Đông y trị mất ngủ cực kỳ hiệu quả như sau:

Bài thuốc 1 Định An Thần

Bài thuốc được chia thành 2 nhóm chính bao gồm, nhóm thuốc trừ tà, nhóm thuốc phục chính. Trong đó:

  • Nhóm thuốc trừ tà: Bao gồm các thành phần: Củ bình vôi, long nhãn, dạ giao đằng lạc tiên, liên nhục, viễn chí,… có tác dụng giúp điều trị mất ngủ, kích thích thần kinh, giúp người bệnh không còn cảm giác hồi hộp, lo lắng, tim mạch nhanh,…
  • Nhóm thuốc phục chính: Bao gồm các thành phần: Phục thần, Toan táo nhân, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đại táo… có công dụng dưỡng tâm an thần, hỗ trợ bài thuốc trừ tà.

Bài thuốc số 2 cải thiện chứng mất ngủ do âm hư

  • Thành phần: Hoài sơn 12g, đan sâm 12g, thăng ma 12g, đẳng sâm 12g, bá tử nhân 16g, phục thần 16g, quy đầu 16g, chu sa  2g, viễn trí 6g, cát cánh 6g, ngũ vị 6g, liên nhục 6g, lá vông 16g, lạc tiên 16g, sinh địa 16g, táo nhân 20g, phục thần 20g, mạch môn 20g.
  • Thực hiện: Các dược liệu trên rửa sạch, đem tán thành bột mịn, sau đó làm thành viên hoàn, chu sa dùng làm vỏ. Mỗi lần dùng 12g, thực hiện liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra người bệnh có thể dùng sắc uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc số 3 trị mất ngủ do tỳ hư

  • Thành phần: Táo nhân 20g, thục địa 20g, bá tử nhân 20g, hoài sơn 20g, liên nhục 12g, quy đầu 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, long nhãn 12g, phục thần 8g, viễn trí 8g, liên nhục 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, quy đầu 12g, long nhãn 12g, đẳng sâm, lá vông và liên nhục mỗi thứ 16g, mộc hương 6g, sinh khương 5g.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu sau đó sắc uống uống mỗi ngày 1 thang để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ
Bài thuốc Đông y trị mất ngủ

Bài thuốc số 4 trị mất ngủ do đờm nhiệt

  • Thành phần: Lạc tiên 16g, lá vông 16g, hoàng liên 6g, sinh khương 3 lát, bạch linh 12g, chi tử 12g, cam thảo 4g, táo 2 quả, bán hạ 8g, trần bì 8g.
  • Thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên, sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi tình trạng mất ngủ được cải thiện.

Bài thuốc số 5 trị mất ngủ do trường vị bất hòa

  • Thành phần: Bạch truật 12g, thần khúc 12g, mạch nha 12g, bạch linh 12g, lạc tiên 12g, táo nhân 12g, sơn tra 8g, bán hạ 8g, trần bì 8g, chỉ thực 8g, mộc hương 8g, liên nhục 20g, lá vông 16g và cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau đó đem sắc kỹ. Ngày dùng 1 thang đến khi chứng mất ngủ thuyên giảm.

Tham khảo thêm: Tổng hợp các bài thuốc chữa mất ngủ bằng thảo dược được nhiều người sử dụng

Áp dụng các mẹo dân gian

Dưới đây là những mẹo dân gian chữa mất ngủ tại nhà an toàn, hiệu quả, được nhiều người áp dụng:

Tâm sen

Tâm sen có chứa thành phần hoạt chất nuciferin và nelumbin, có tác dụng an thần rất tốt. Bên cạnh đó, tâm sen còn có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu, giúp ổn định thần kinh, hạ huyết áp, chống rối loạn nhịp tim. Để điều trị tình trạng mất ngủ bằng tâm sen, bạn chuẩn bị một lượng tâm sen vừa đủ, rửa sạch và đem hãm vào nước trà. Dùng nước này để hãm trà uống mỗi ngày sẽ có tác dụng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

Cây trinh nữ

Cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, có tác động vào kinh phế. Trong dân gian người ta thường dùng cây trinh nữ để điều trị tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, suy nhược cơ thể. Để chữa chứng mất ngủ bằng cây trinh nữ bạn chuẩn bị 20gr cây trinh nữ khô, đem rửa sạch và sắc cùng với 200ml nước. Đến khi nước cạn còn 1 nửa thì gạn lấy nước để uống.

Gừng

Gừng là một nguyên liệu phổ biến có vị cay, tính ấm, có tác dụng giúp làm căng thẳng, đau đầu, dễ ngủ, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài cách sử dụng trà gừng, bạn còn có thể nấu nước gừng ấm để ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nguyên liệu này được xem là một trong những cách chữa chứng mất ngủ không cần dùng thuốc vô cùng hiệu quả.

Mật ong

Mật ong có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Các nhà nghiên cứu cho thấy trong thành phần của mật ong có chứa rất nhiều axit amin tryptophan có khả năng chuyển hóa thành serotonin. Chất này có tác dụng dẫn truyền kích thích sản sinh melatonin, tạo ra cơn buồn ngủ. Bạn chỉ cần hòa 2 thìa mật ong vào 250ml nước ấm, khuấy đều cho tan hết rồi uống. Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như quế, gừng, chanh, hoa cúc, sữa,.. để làm tăng hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Chữa mất ngủ bằng mật ong
Chữa mất ngủ bằng mật ong

Phòng ngừa và lưu ý khi điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi, dưới đây là những lưu ý bạn cần quan tâm:

  • Nên áp dụng các biện pháp như nghe nhạc, đọc sách, trước khi đi ngủ để giúp dễ ngủ hơn.
  • Tập yoga trị mất ngủ hoặc vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ 30 phút.
  • Sử dụng các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà hoa đậu biếc, trà mộc lan.
  • Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, thơm tho, nhiệt độ thích hợp để giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Có thể xông phòng bằng các loại tinh dầu giúp trị chứng mất ngủ như: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa nhài,…
  • Duy trì thời gian đi ngủ nhất quán, không nên thức quá khuya, kể cả vào cuối tuần.
  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, chè đặc vào buổi chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Không nên ăn quá nhiều, ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề mất ngủ ở người trẻ tuổi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng mất ngủ kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.