Nội dung chính

Trào ngược dạ dày không chỉ gây ra các tổn thương cho dạ dày, thực quản mà còn có thể gây viêm họng, hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày nên chú ý việc vệ sinh họng và răng miệng sạch sẽ khi mắc căn bệnh này. Dưới đây là 7 cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày đơn giản, hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo.

⇒Xem ngay: 9 Món Ăn Tốt Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày Bạn Nên Thử

Tại sao cần làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng các chất chứa trong dạ dày như acid dịch vị, thức ăn thoát khỏi dạ dày và trào ngược lên thực quản, cổ họng. Họng hay cổ họng là 1 phần của hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, đóng vai trò như một chốt chặn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại xâm nhập, gây hại đến sức khỏe.

Làm sạch họng giúp ngừa viêm họng, làm giảm ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày đến họng và răng miệng
Làm sạch họng giúp ngừa viêm họng, làm giảm ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày đến họng và răng miệng

Theo thống kê, có đến 70% người mắc trào ngược dạ dày bị viêm họng. Nguyên nhân là do pepsin và axit trong dịch vị dạ dày phá hủy các chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc họng và thực quản. Tạo điều kiện cho acid HCL, dịch mật và các chất khác phá hủy niêm mạc họng, khiến cổ họng bị tổn thương, phù nề. Đây là lý do mà khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cũng thường gặp phải các triệu chứng như khó nuốt, rát họng, ho, khàn giọng.

Không chỉ gây ảnh hưởng đến cổ họng, bệnh còn gây viêm nhiễm, sưng tấy và thu hẹp thực quản, làm tổn thương dây thanh quản. Ngoài ra, người bệnh cũng rất dễ bị nấm miệng, bị hôi miệng hay viêm lưỡi khi bị trào ngược. Do dịch vị và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng, nếu miệng và họng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn, nấm và mầm bệnh có điều kiện phát triển, tấn công gây hôi miệng, viêm lưỡi nấm miệng.

Như vậy, với thắc mắc tại sao cần phải làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày thì câu trả lời chính là làm sạch họng để bảo vệ cổ họng và răng miệng, đồng thời giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Sau khi trào ngược, thời gian sau đó, acid dịch vị sẽ chảy từ miệng, cổ họng và thực quản xuống trở lại dạ dày. Đây cũng là lý do mà khi bị trào ngược, chúng ta có cảm giác đắng miệng, nước bọt tiết ra nhiều hơn và cần phải làm sạch miệng để phòng bệnh.

7 Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khó điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát nhất là ở những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học. Bệnh không chỉ gây ra những ảnh hưởng tại dạ dày và thực quản mà còn ảnh hưởng đến cổ họng và sức khỏe răng miệng. Vì thế, người bị trào ngược nên thường xuyên súc miệng, súc họng và vệ sinh họng đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Dưới đây là một số cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày mà bạn có thể tham khảo:

1. Dùng chanh và mật ong

Mật ong và chanh đều có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn, không chỉ có thể giúp làm sạch họng mà còn có thể làm dịu cổ họng, giảm buồn nôn, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, chanh có chứa axit, người bị trào ngược dạ dày chỉ nên dùng một lượng nhỏ chanh, để tránh tình trạng axit citric làm gia tăng các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện:

  • Cho 1 – 2 thìa mật ong vào cốc chứa 150ml nước ấm
  • Thêm 1 thìa nhỏ nước cốt chanh hoặc vắt trực tiếp một miếng chanh nhỏ vào
  • Khuấy đều, uống trực tiếp, nhấm nháp từ từ, nuốt từng ngụm để làm sạch cổ họng.

Lưu ý: Thận trọng  khi dùng mật ong nếu bạn bị tiểu đường, huyết áp thấp, lượng đường trong máu thấp, rối loạn chức năng đường ruột, có cơ địa dễ dị ứng…

[Mẹo hay bạn nên biết]: Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà An Toàn, Dễ Thực Hiện

2. Dùng nước muối sinh lý

Một trong những cách làm sạch họng đơn giản nhất đó chính là sử dụng nước muối sinh lý. Bạn có thể dễ dàng mua được ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu niêm mạc, có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn theo cơ chế rửa trôi. Chúng ta có thể dùng nước muối sinh lý hoặc pha 1 thìa muối hạt với 1 cốc nước rồi khuấy đều để súc họng đều được.

Sử dụng nước muối sinh lý là phương pháp giúp làm sạch họng hiệu quả được nhiều người đánh giá cao
Sử dụng nước muối sinh lý là phương pháp giúp làm sạch họng hiệu quả được nhiều người đánh giá cao

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ly nước ấm (khoảng 250 – 300ml) cho vào 1 thìa cà phê muối biển
  • Khuấy đều cho tan, dùng nước này súc miệng 1 – 2 lần
  • Sau đó, dùng phần nước muối còn lại ngậm khò súc họng 1 – 2 lần cho sạch họng
  • Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả

Lưu ý: Trường hợp bạn dùng nước muối sinh lý thì có thể rót nước muối ra cốc, dùng nước này súc miệng rồi mới khò nước muối để súc họng. Tuyệt đối không dùng nước muối đặc hoặc ngậm trực tiếp muối hạt để tránh làm ảnh hưởng đến men răng.

3. Dùng gừng tươi làm sạch họng

Gừng tươi còn gọi là sinh khương, có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, ức chế các chủng virus gây viêm họng, cảm lạnh, cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, giảm đau, giảm ho và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Gừng tươi có chứa hợp chất Gingerol, có tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Không chỉ vậy, gừng cũng giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất như phenolic, có thể giảm buồn nôn, giảm các cơn co thắt dạ dày…

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, xắt lát, cho vào cốc hãm với 250ml nước sôi
  • Sau 10 – 15 phút, thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào, khuấy đều, dùng khi còn ấm
  • Sử dụng 1 – 2 lần/ngày, nhất là trước khi đi ngủ 1 tiếng nếu bị trào ngược dạ dày gây ho, khó ngủ về đêm.

Ngoài ra, bạn có thể lấy 1 ít gừng tươi, rửa sạch, ngậm sát vùng hầu họng để giúp làm sạch họng và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.

Lưu ý: Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người mắc bệnh gan, bệnh sỏi mật người hay bị xuất huyết, có tiền sử chảy máu cao không nên dùng gừng. Phụ nữ mang thai nửa cuối chu kỳ, người bị cảm mạo phong nhiệt, người bị trúng nắng cũng tuyệt đối không được dùng gừng. Thận trọng khi dùng gừng cho người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch thời kỳ tiến triển, người âm hư hỏa vượng, cơ địa nhiệt táo…

4. Sử dụng nước súc miệng

Người bị trào ngược dạ dày nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đồng thời, nên sử dụng các loại nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch miệng, diệt khuẩn, bảo vệ răng miệng và họng, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hôi miệng. Nước súc miệng là các dung dịch có tác dụng khử mùi, giảm hình thành cao răng, ngừa viêm nướu, sâu răng.

Chúng ta có thể dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn nhưng không nên lạm dụng. Nếu dùng nước súc miệng quá thường xuyên, các vi khuẩn có lợi cũng sẽ bị loại bỏ, dẫn đến mất cân bằng trong khoang miệng. Chỉ dùng nước súc miệng, không nên dùng thuốc súc họng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Nước súc miệng giúp làm sạch răng miệng rất tốt, tuy nhiên không nên lạm dụng
Nước súc miệng giúp làm sạch răng miệng rất tốt, tuy nhiên không nên lạm dụng

Khi sử dụng nước súc miệng thì cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, độ an toàn, lành tính cao
  • Sản phẩm phải có khả năng kháng khuẩn, làm sạch miệng và họng, đồng thời có thể loại bỏ hỗ trợ điều trị hôi miệng
  • Khi dùng nước súc miệng, cần súc miệng trước, sau đó dùng nước muối sinh lý khò cổ họng sẽ giúp làm sạch họng tốt hơn.

⇒Tham khảo ngay: Cách Dùng Mật Ong Chữa Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả

5. Chải lưỡi sau khi đánh răng

Nấm miệng và viêm lưỡi là những bệnh lý khoang miệng thường gặp ở người bị trào ngược dạ dày. Trong đó, bệnh nấm lưỡi xuất hiện do bicarbonate có trong nước bọt không đủ để trung hòa acid khiến niêm mạc miệng, họng bị bào mòn. Không chỉ vậy, khi acid dịch vị trào ngược, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển gây bệnh.

Bệnh viêm lưỡi cũng có thể xuất hiện ở người bị trào ngược dạ dày. Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như có nhiều bợn trắng trên lưỡi, lưỡi khô, rát, nuốt có cảm giác đắng… Vệ sinh lưỡi sạch sẽ cũng là một trong những điều quan trọng, không thể bỏ qua khi làm sạch miệng và họng sau đợt trào ngược dạ dày.

Cách thực hiện: 

  • Đưa lưỡi ra ngoài khoang miệng càng nhiều càng tốt
  • Dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải có mặt cạo lưỡi, đưa vào trong cuống lưỡi
  • Dùng lực vừa phải, cạo lưỡi để loại bỏ mảng bám từ cuống lưỡi về phía đầu lưỡi
  • Dùng nước ấm hoặc nước súc miệng súc lại miệng sạch sẽ và rửa dụng cụ vệ sinh cho sạch.

Lưu ý: Dụng cụ vệ sinh lưỡi có thể chứa nhiều vi khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, sau mỗi lần cạo lưỡi, bạn nên rửa sạch, để nơi khô ráo cho lần dùng tiếp theo.

6. Uống nhiều nước

Bên cạnh những biện pháp làm sạch họng và răng miệng đã đề cập, một trong những cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày đơn giản, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua chính là uống nhiều nước. Uống nhiều nước không chỉ giúp đẩy acid dịch vị dạ dày trong miệng, niêm mạc họng, thực quản xuống dạ dày nhanh chóng mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Bạn nên uống nước ấm để giúp trung hòa acid dịch vị dạ dày dư thừa và thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi uống nước, bạn chỉ nên uống từ từ từng chút một, không uống nước quá no, quá nhiều, không uống lúc bụng quá đói vì sẽ khiến triệu chứng buồn nôn, khó chịu dạ dày thêm nghiêm trọng hơn.

7.  Dùng trà thảo mộc

Có nhiều loại trà thảo mộc vừa có tác dụng làm sạch họng vừa giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Có thể kể đến như:

  • Trà hoa cúc mật ong: Cúc La Mã có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Bạn có thể lấy 3 – 5g trà cúc La Mã, hãm với 200ml nước sôi, ủ trong 5 – 10 phút. Sau đó thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều, thưởng thức khi còn ấm.
  • Trà cam thảo: Rễ cam thảo không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn giúp bảo vệ thực quản và niêm mạc họng. Bạn có thể lấy 5g rễ cam thảo hãm với 250ml nước sôi trong 10 – 15 phút. Uống từ từ từng ngụm để các thành phần trong cam thảo thấm sâu vào niêm mạc hầu họng.
  • Trà bạc hà: Bạc hà có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, tinh dầu menthol trong thảo dược này giúp làm mát và làm dịu niêm mạc họng, giảm ho, ngứa cổ họng do trào ngược dạ dày. Ngoài ra, trong bạc hà có chứa axit rosmarinic, giúp cải thiện tình trạng co thắt phế quản quá mức. Trà bạc hà cũng giúp làm dịu cảm giác nóng rát thượng vị, cải thiện hoạt động nhu động ruột. Bạn có thể lấy 1 nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, vò xát nhẹ, cho vào ấm hãm với 250ml nước sôi, sau 10 – 15 phút, thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều, uống khi còn ấm.
Trà bạc hà giúp giảm hôi miệng, làm sạch họng và cải thiện các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra
Trà bạc hà giúp giảm hôi miệng, làm sạch họng và cải thiện các triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra

Lưu ý: Người bị tiểu đường không nên uống trà bạc hà, người bị huyết áp cao không nên uống nhiều trà cam thảo. Người có cơ địa thể hàn, tỳ vị kém, hay bị lạnh bụng nên thận trọng khi dùng trà hoa cúc.

[Giải đáp chi tiết]: Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Có Lây Không? Cách Phòng Tránh

Lời khuyên cho người bị trào ngược dạ dày

Có thể thấy, có rất nhiều phương pháp làm sạch họng sau trào ngược dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc họng, ngăn ngừa bệnh viêm họng, bệnh về thực quản và các bệnh lý răng miệng an toàn, hiệu quả. Khi áp dụng các phương pháp này, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương cổ họng, việc làm sạch họng là cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta nên làm sạch họng đúng cách, không nên lạm dụng để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe khác.
  • Để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần ăn chậm nhai kỹ, hạn chế ăn nhanh uống vội. Hạn chế ăn đồ cay nóng nhiều gia vị, thức ăn chứa nhiều axit, nhiều đường, nhiều muối, nhiều dầu mỡ để tránh kích thích dạ dày.
  • Buổi tối nên ăn nhẹ, chọn các thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó ngủ, mất ngủ, trào ngược dạ dày.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, thức uống có cồn, giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress, cân đối thời gian làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân đối các nhóm dưỡng chất. Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày như sữa chua, bột yến mạch, bánh mì, dưa gang, dưa lưới, bơ, đu đủ chín, dưa chuột, việt quất, nước dừa…

Trên đây là một số cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị trào ngược dạ dày, bạn nên sắp xếp thời gian kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám, bệnh viện có chuyên khoa Tiêu Hóa để được tư vấn và can thiệp điều trị đúng cách, tuyệt đối không nên chủ quan trước tình trạng bệnh của mình.

⇒Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Có Gây Đau Lưng Không? Cách Điều Trị

Câu hỏi liên quan

Bị trào ngược axit dạ dày có chữa khỏi không là mối bận tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có thể chữa khỏi nếu tích cực điều...

Xem chi tiết

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa