Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực quản là mẹo điều trị dựa trên kinh nghiệm dân gian. Với tác dụng kích thích tiêu hóa và kháng khuẩn mạnh, lá trầu có thể thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ một số triệu chứng khó chịu như ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là mẹo điều trị dựa trên kinh nghiệm dân gian

Lá trầu không có chữa được trào ngược dạ dày?

Lá trầu không là loài thực vật dây leo mọc nhiều tại các địa phương ở nước ta. Thảo dược này được nhân dân tận dụng để chữa trị một số bệnh lý thường gặp như mề đay mẩn ngứa, nám da, đau họng, ho suyễn, phong thấp và đau nhức xương khớp. Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng lá trầu không.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh tiêu hóa thường gặp ở người trưởng thành. Chứng bệnh này đặc trưng bởi tình trạng dịch vị, thức ăn bên trong dạ dày trào ngược lên thực quản, phổi, thanh quản hoặc thậm chí là khoang miệng. Khi tiếp xúc với dịch vị, toàn bộ vùng thực quản có thể bị nóng rát, đau và khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn,…

Theo kinh nghiệm dân gian, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng hành khí, chỉ thống và kích thích tiêu hóa. Sử dụng thảo dược này có thể giải phóng hàn tích tụ ở tỳ vị và thúc đẩy chức năng tiêu hóa. Nhờ vậy có thể làm giảm tình trạng trào ngược, đồng thời cải thiện chứng khó tiêu, bụng đầy trướng và ăn uống kém.

Công năng, dược tính của lá trầu không không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học. Một số nghiên cứu được thực hiện cho thấy, dịch chiết từ thảo dược này có tác dụng diệt virus, kháng khuẩn và chống nấm hiệu quả. Do đó, sử dụng lá trầu không có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng niêm mạc thực quản bị viêm loét và phòng ngừa các chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa thường gặp.

Dù được áp dụng khá rộng rãi nhưng cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không chưa được công nhận trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa này. Ngoài ra cần lưu ý, mẹo chữa từ lá trầu không hoàn toàn không thể thay thế cho các phương pháp y tế. Vì vậy bên cạnh mẹo chữa dân gian, bệnh nhân cần sử dụng thuốc và tổ chức lại lối sống theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem chi tiết: Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh chất giúp ức chế các loại vi khuẩn

3 Cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày thực quản

Lá trầu không là thảo dược quen thuộc với người Việt. Đây là vị thuốc tự nhiên an toàn và không chứa độc tính. Nếu đang có ý định áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng lá trầu không, bệnh nhân có thể tham khảo và cân nhắc thực hiện 1 trong 3 cách chữa sau:

1. Uống nước lá trầu không

Uống nước lá trầu không là một trong những mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản theo kinh nghiệm dân gian. Mẹo chữa này có tác dụng thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thúc đẩy chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh trào ngược như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,…

Ngoài tác dụng giảm trào ngược, dùng nước lá trầu không còn giúp phòng ngừa viêm đường ruột do ký sinh trùng, virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, trầu không có tính nóng nên cần tránh sử dụng với liều lượng cao. Lạm dụng cách chữa này quá mức có thể gây ra chứng nóng trong và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.

chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Uống nước lá trầu không là một trong những cách chữa bệnh trào ngược dạ dày theo dân gian

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 6 lá trầu không.
  • Rửa sạch trầu không và ngâm rửa với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút để làm sạch hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn và xác động vật.
  • Sau đó, cho trầu không vào nồi cùng với 1 lít nước.
  • Đun sôi trong vòng 3 – 5 phút rồi để nguội.
  • Dùng nước sắc lá trầu không chia thành nhiều lần uống trong ngày.

BẠN CÓ BIẾT: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa Không? Cách Sử Dụng

2. Nhai lá trầu không

Ngoài cách đun nước lá trầu không, bệnh nhân cũng có thể dùng lá trầu nhai trực tiếp để cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản. Như đã đề cập, dịch chiết từ lá trầu có đặc tính kháng sinh mạnh nên có thể phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất menthol trong thảo dược này còn giúp làm mát và giảm tình trạng ngứa, đau rát cổ họng do dịch vị trào ngược lên khoang miệng.

Tuy nhiên, lá trầu già thường có vị cay nồng và dễ gây ra tình trạng nóng rát thượng vị. Vì vậy để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế tình trạng nói trên, bệnh nhân nên lựa chọn lá trầu còn non nếu áp dụng mẹo chữa này.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị vài lá trầu non, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng và để ráo.
  • Sau đó, nhai từng lá trầu và nuốt lấy nước.
  • Nên dùng 2 lần/ ngày sau bữa ăn để kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn nhằm hạn chế hiện tượng trào ngược và cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

3. Đắp lá trầu không và muối biển

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ nóng mà còn gây ra tình trạng đau dạ dày, đầy hơi và chướng bụng. Vì vậy ngoài các bài thuốc uống, bệnh nhân cũng có thể dùng lá trầu kết hợp với muối biển để chườm đắp bụng. Mẹo chữa này có thể làm dịu thực quản – dạ dày và giảm tình trạng trào ngược do cơ quan tiêu hóa co thắt quá mức.

lá trầu không chữa bệnh trào ngược dạ dày
Chườm đắp lá trầu không và muối biển có thể làm dịu tình trạng đau thượng vị, đầy hơi và chướng bụng

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không và 2 thìa muối biển lớn
  • Ngâm rửa lá trầu, sau đó giã nhuyễn cùng với muối ăn
  • Cho hỗn hợp vào nồi sao nóng và dùng khăn vải bọc lại
  • Kế tiếp, dùng hỗn hợp chườm đắp ở vùng bụng để làm dịu cơn đau và cảm giác đầy hơi, chướng bụng
  • Khi chườm đắp, bệnh nhân nên kết hợp với massage bụng để cải thiện các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản gây ra

Đọc thêm: TOP 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà Cực Hiệu Quả

Tác dụng phụ khi điều trị trào ngược dạ dày bằng lá trầu không

Lá trầu không là cây thuốc nam quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hiện nay, tác dụng chữa bệnh của thảo dược này đã được nghiên cứu và chứng minh trên phương diện khoa học. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản của lá trầu không chưa được nghiên cứu cụ thể mà chủ yếu được lưu truyền trong phạm vi nhân dân.

Do đó để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa từ thảo dược này. Lá trầu không có tính nóng, vị cay nồng nên nếu sử dụng liều lượng cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Nóng rát thượng vị
  • Cồn cào
  • Tiêu chảy
  • Đau rát cổ họng
  • Nóng trong người

Ngoài ra, dược tính của lá trầu không cũng có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của một số loại thuốc điều trị. Vì vậy, bệnh nhân nên tránh áp dụng đồng thời các mẹo chữa từ lá trầu với các loại thuốc nếu chưa tham vấn y khoa.

Có thể bạn quan tâm: Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Trà Không? Dùng Loại Nào Tốt?

Một số câu hỏi liên quan khi sử dụng lá trầu chữa trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc mà người bệnh hay đặt ra khi sử dụng lá trầu không để chữa bệnh trào ngược dạ dày. Tuy lá trầu không mang lại không ít công dụng tuyệt vời cho người dùng nhưng không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng. Để sử dụng an toàn bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tham khảo kinh nghiệm của nhiều người để có phương án điều trị tốt nhất. 

Uống nước lá trầu có hại không?

Như chúng tôi đã đề cập trước đó, việc uống nước lá trầu không có hiệu quả cực tốt trong việc giảm đau dạ dày. Không chỉ giảm đau mà chúng còn có tác dụng rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị táo bón, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn thay vì cảm giác sợ ăn khi bị trào ngược dạ dày thực quản.

Uống nước trầu không không có hại nếu được sử dụng đúng cách
Uống nước trầu không không có hại nếu được sử dụng đúng cách

Tuy có những lợi ích tuyệt vời nhưng bạn cũng cần sử dụng chúng một cách hợp lý để gia tăng tính hiệu quả, tránh lạm dụng. Nên uống nước ngay sau đã đun sôi để nguội và không để qua đêm hay đun lại nhiều lần làm mất tác dụng của lá trầu không. 

Lá trầu không được xem là thần dược tự nhiên vì những công dụng tuyệt vời mà nó sở hữu. Việc chữa trị bằng lá trầu không an toàn với cơ thể người bệnh, dễ làm và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, chúng cũng rất thuận lợi khi thực hiện cũng như hiệu quả mang lại khá cao nếu dùng đúng cách và đúng liều lượng. 

Có thể bạn quan tâm: Trào Ngược Dạ Dày Ăn Rau Gì? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Có thể dùng lá trầu cho trẻ em được không?

Từ xưa các mẹ đã truyền tai nhau việc sử dụng lá trầu không tắm và xông hơi cho trẻ sẽ giúp giảm tình trạng hăm tã, rôm sảy…. Nhiều người còn đun lá trầu không để tắm cho trẻ hoặc bôi lá trầu không lên da cho bé để chữa rôm sảy. Vì lá trầu có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch sâu da, giảm ngừa và tiêu sưng. Có tác dụng trong việc điều trị các tình trạng liên quan tới làn da nhạy cảm của bé. 

Việc dùng lá trầu tắm cho trẻ có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn nên cha mẹ cũng cần lưu ý. Nếu lá trầu không chưa được rửa kỹ thì bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá sẽ gây hại cho bé. Trường hợp nước lá trầu không quá đặc mà không pha thêm nước thì da bé sẽ bị bong tróc và trở nên khô hơn. Vậy nên cha mẹ cần hết sức lưu ý những vấn đề này để đem lại hiệu quả điều trị an toàn cho bé. 

Trầu không được sử dụng rất phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ
Trầu không được sử dụng rất phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ nhỏ

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì lá trầu không lại rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, chúng có thể giúp cải thiện chứng đầy hơi. Cha mẹ có thể hơ nóng lá trầu không qua lửa rồi chà nhẹ quanh vùng bụng trẻ, đồng thời massage nhẹ nhàng để giúp trẻ thoải mái và cải thiện hệ tiêu hóa cho các con tốt hơn. 

Tóm lại việc sử dụng lá trầu không cho trẻ cần chú ý vì cơ thể trẻ yếu và nhạy cảm hơn nên cha mẹ cần phải nắm rõ kiến thức và thực hiện theo đúng hướng dẫn của những người có chuyên môn. 

Mẹ bầu có thể sử dụng lá trầu khi bị trào ngược dạ dày không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày. Để không phải sử dụng thuốc Tây y thì rất nhiều mẹ đã tìm tới phương pháp sử dụng mẹo dân gian bằng lá trầu không. 

Mẹ bầu có thể dùng lá trầu không hơ qua lửa rồi chà nhẹ lên vùng bụng kèm theo các động tác massage nhẹ nhàng để làm giảm triệu chứng. Lưu ý không nên hơ quá nóng hay chà quá mạnh vì sẽ làm da bị sưng đỏ và phỏng rộp.

Ngoài ra, thai phụ có thể nhai lá trầu không trực tiếp để lấy được dưỡng chất nhiều nhất từ lá trầu không. Để sử dụng chắc chắn và an toàn thì các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này sẽ giúp giảm tối đa tác dụng phụ cũng như không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tìm hiểu thêm: TOP 12 Thuốc Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Bà Bầu Hiệu Quả Nhất

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là mẹo chữa dựa trên kinh nghiệm dân gian và chưa thực sự được công nhận trên cơ sở khoa học. Do đó trước khi áp dụng mẹo chữa này, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề như:

lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Ngoài cách dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa trào ngược bằng lá trầu không để đảm bảo an toàn. Tránh tình trạng tự ý áp dụng các mẹo chữa được lưu truyền trong dân gian vì đa phần các biện pháp này chưa được nghiên cứu nhiều trên cơ sở khoa học.
  • Tương tự như các mẹo dân gian khác, cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng lá trầu không thường có tác dụng chậm hoặc thậm chí không mang lại bất cứ cải thiện nào. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tiến hành các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể dị ứng với lá trầu không. Để đảm bảo an toàn, nên ngưng áp dụng mẹo chữa này nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như phát ban, nổi mề đay, ngứa da, tiêu chảy, buồn nôn, ngứa cổ họng, sưng mí mắt,… Trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm sau 24 giờ hoặc có mức độ nặng, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
  • Ngoài mẹo chữa từ lá trầu không, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên đã được chứng minh trên cơ sở khoa học như trị trào ngược dạ dày bằng dầu dừa, mật ong, bột nghệ, nghệ tươi,…
  • Để quá trình chữa trị đạt kết quả tốt, bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị.

Việc sử dụng lá trầu không có mang lại hiệu quả, làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ. Nhưng đây không phải cách chữa tối ưu, không điều trị được gốc rễ của bệnh. Đối với trường hợp nặng, lá trầu không không đủ dược tính để chống lại yếu tố gây trào ngược dạ dày. Cần thuốc đặc trị mới có thể điều trị triệt để tình trạng này. Việc tìm được đúng bài thuốc là yếu tố tiên quyết, quyết định khả năng khỏi bệnh.

Nếu bệnh nhân muốn lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, không tái phát. Thì đừng bỏ qua bài thuốc dạ dày Đỗ Minh dưới đây. Bài thuốc này đã chữa khỏi dạ dày cho hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước. Được đánh giá cao về hiệu quả cũng như sự lành tính. 

Bài viết liên quan

Câu hỏi liên quan

Chỉ khi nắm rõ được độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày, người bệnh mới biết mình cần nên làm gì để đối mặt với các biến chứng nguy hiểm do loại bệnh này...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, bệnh lý này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng đến tim, huyết áp không là mối bận tâm của nhiều bệnh nhân. Thực tế, bệnh lý này có thể gây khó thở, đau thắt ngực nhưng hoàn...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản nên nằm bên nào là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bởi điều chỉnh tư thế ngủ là biện pháp kiểm soát giúp chứng trào ngược về...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày có lây không? Đây là một câu hỏi mà được rất nhiều người thắc mắc, kể cả bệnh nhân lẫn người chưa mắc bệnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới...

Xem chi tiết

Trào ngược dạ dày thực quản được chia thành 5 mức độ bao gồm độ 0, độ A, B, C và D theo thang phân loại Los Angeles. Các cấp độ của bệnh được phân...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa