Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở là thắc mắc chung của rất nhiều chị em khi không may gặp phải những tổn thương trên da. Bên cạnh việc vệ sinh đúng cách, chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian hồi phục cũng như mức độ lành tính của vết thương. Nếu bạn không kiêng khem đúng cách rất có thể hình thành sẹo lồi, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Định nghĩa về vết thương hở và quá trình hồi phục da

Vết thương hở là những chấn thương bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ví dụ như da bị rách, trầy xước hoặc đâm thủng,… Những dấu hiệu nhận biết vết thương hở là chảy máu, sưng đỏ xung quanh vết thương, kèm theo đó người bệnh sẽ thấy đau buốt, nhức, khó chịu trên bề mặt da.

Đối với các vết thương hở diện tích nhỏ bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương lớn, mức độ tổn thương sâu, chảy nhiều máu bạn nên đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý đúng cách.

Vết thương hở là những chấn thương bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Vết thương hở là những chấn thương bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ nói về quá trình làm liền vết thương hở như thế nào để bạn điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp.

  • Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ bắt đầu thắt chặt lại để ngăn tình trạng mất máu và tạo thành cục máu đông. Lúc này các tế bào bạch cầu dần chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và thành phần vi sinh vật khác. Các tế bào da tự động nhân lên và phát triển trên khắp bề mặt của vết thương.
  • Giai đoạn nguyên bào sợi: Trong giai đoạn này những sợi protein và collagen sẽ bắt đầu phát triển bên trong của vết thương. Quá trình này sẽ kích thích các cạnh của vết thương từ từ co vào và đóng lại.
  • Giai đoạn tái tạo: Lúc này cơ thể sẽ liên tục, tự động bổ sung collagen và tinh chỉnh vùng da bị tổn thương. Điều này lý giải vì sao vết sẹo sẽ có xu hướng mờ dần theo thời gian.

Tùy theo từng giai đoạn mà mức độ lành tính của sẹo sẽ có sự khác biệt. Bên cạnh việc chăm sóc da khoa học, chế độ ăn uống kiêng khem của người bệnh cũng vô cùng quan trọng. Vì thế bạn nên chủ động tìm hiểu kiêng ăn gì khi bị vết thương hở để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo thâm mất thẩm mỹ.

Đọc thêm: Bệnh Nhân Thủy Đậu Kiêng Gì Để Không Để Lại Sẹo? Một Số Lưu Ý Cho Bạn

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở để tránh hình thành sẹo?

Vết thương hở nếu để nặng, không điều trị đúng cách có thể hình thành sẹo hoặc gây nên những biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm. Vì vậy để tránh những bất lợi này, người bệnh nên nắm rõ những thực phẩm cần kiêng ăn khi bị vết thương hở.

Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề không nên ăn gì khi bị vết thương hở để bạn đọc nắm rõ. Cụ thể như sau:

Bị vết thương hở không nên ăn gì? Thịt chó

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở? Thịt chó chính là đáp án trả lời cho vấn đề này. Theo đó, thịt chó là thực phẩm chứa rất nhiều năng lượng và protein có lợi cho sức khỏe con người. Đối với người bình thường, thịt chó rất tốt, thế nhưng người đang có vết thương hở không nên ăn thực phẩm này.

Người có vết thương hở nên kiêng ăn thịt chó
Người có vết thương hở nên kiêng ăn thịt chó

Bởi lẽ, thịt chó sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi trên da. Theo Đông y, thịt chó có tính nóng, không thích hợp với người đang trong giai đoạn phục hồi vết thương. Chúng sẽ khiến da bị rạn và trở nên sần cứng hơn. Do vậy bạn cần kiêng ăn thịt chó nếu không may bị vết thương hở.

Đọc thêm: Kiêng Ăn Gì Để Không Bị Sẹo Lồi? TOP 9 Thực Phẩm Cần Tránh Xa

Kiêng ăn rau muống

Rau muống được coi là “khắc tinh” ngăn chặn quá trình làm lành vết thương trên da. Tuy chúng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian nhưng ở trường hợp này bạn cần tuyệt đối tránh xa rau muống.

Theo đó, rau muống sẽ kích thích tăng sinh collagen dẫn đến quá trình tái sinh tế bào diễn ra quá mức khiến bạn bị sẹo lồi xấu xí.

Đang bị vết thương không nên ăn gì? Đáp án là thịt gà

Thịt gà chính là đáp án cho câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở. Theo đó thịt gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người khỏe mạnh, thế nhưng lại là “kẻ thù” với những ai đang bị vết thương hở chưa lành hoặc lên da non.

Thịt gà có thể khiến vết thương bị ngứa, tạo cảm giác muốn gãi, từ đó gây trầy xước, thậm chí làm vết thương trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, thịt gà còn gây mưng mủ nếu bạn ăn quá nhiều. Do vậy bạn chỉ nên ăn thịt gà khi vết thương đã thực sự lành hẳn.

Thịt bò dễ gây sẹo thâm

Người mới may vết thương không nên ăn gì? Đáp án cho câu hỏi này chính là thịt bò. Đây là loại thịt chứa nhiều protein tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Thế nhưng ở những người có vết thương hở, thịt bò sẽ khiến vết thương thêm sậm màu và từ đó hình thành sẹo thâm.

Tham khảo thêm: TOP 7 Cách Trị Giời Bò Tại Nhà Nhanh Chóng, Hiệu Quả

Thịt bò sẽ khiến vết thương thêm sậm màu
Thịt bò sẽ khiến vết thương thêm sậm màu

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở? Trứng

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở là trứng. Đây là một thực phẩm quen thuộc, thường góp mặt trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Trứng cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và cũng là nguyên liệu mang đến lợi ích cho da.

Thế nhưng khi bạn đang bị vết thương hở không nên ăn gì thì trứng chính là câu trả lời tốt nhất. Nếu thịt bò làm vết thương sậm màu, trứng sẽ khiến vùng da ấy trở nên trắng hơn, có màu loang lổ như lang ben sau khi lành.

Vì thế nếu bạn đang trong giai đoạn lên da non cần kiêng ăn trứng để vùng da mới hình thành có màu giống màu da lân cận.

Không nên ăn đồ nếp

Bị vết thương hở nên kiêng ăn gì? Các món ăn được làm từ đồ nếp như bánh chưng, xôi,… có tính nóng sẽ khiến vết thương của bạn mưng mủ, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn tiêu thụ đồ nếp thường xuyên sẽ cơ thể hình thành sẹo lồi.

Vì thế muốn vết thương nhanh lành và không để lại di chứng mất thẩm mỹ bạn cần tuyệt đối tránh xa các món ăn từ đồ nếp.

Đồ nếp có tính nóng nên cần kiêng khi bị thương
Đồ nếp có tính nóng nên cần kiêng khi bị thương

Hải sản, đồ tanh

Hải sản, đồ tanh là những thực phẩm bạn nên kiêng, đây cũng là câu trả lời cho vấn đề kiêng ăn gì khi bị vết thương hở. Mặc dù rất bổ dưỡng nhưng khi bị vết thương hở, hải sản có thể gây dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm bởi nó chứa các loại protein lạ.

Ngoài ra, hải sản và đồ tanh cũng gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị thương.

Đọc thêm: Bị Dị Ứng Hải Sản Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi? Chuyên Gia Giải Đáp

Kiêng gì khi bị vết thương hở? Thịt hun khói và các loại bánh kẹo ngọt

Không nên ăn gì khi bị vết thương hở? Những món ăn như thịt hun khói và bánh kẹo ngọt sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó khiến cơ thể hao hụt vitamin tốt cùng nhiều khoáng chất thiết yếu trong việc tái tạo, làm mới tế bào da. Điều này khiến vết thương của bạn lâu lành hơn.

Đồ ăn có tính cay, nóng

Việc bạn ăn quá nhiều thực phẩm có tính cay, nóng sẽ khiến vùng da bị thương trở nên sưng tấy, mưng mủ. Vì vậy nếu là người đam mê đồ ăn cay nóng, bạn nên đợi khi vết thương lành hẳn mới tiêu thụ chúng.

Đồ ăn cay nóng không tốt cho vết thương
Đồ ăn cay nóng không tốt cho vết thương

Nhóm đồ uống chứa chất kích thích

Cái tên cuối cùng được nhắc đến trong vấn đề kiêng ăn gì khi bị vết thương hở chính là nhóm đồ uống chứa chất kích thích như trà, cà phê, rượu, bia. Caffeine được xem là chất kích thích khiến cơ thể mất nhiều nước hơn bình thường. Từ đó vết thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm: Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa Sau Khi Uống Rượu Bia: Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Người có vết thương hở nên ăn gì?

Ngoài vấn đề kiêng ăn gì khi bị vết thương hở, người bệnh cũng cần biết những nhóm vitamin, thực phẩm tốt để có kế hoạch dung nạp vào cơ thể. Việc ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, đồng thời nâng cao đề kháng cho cơ thể. Vậy đâu là nhóm chất cần thiết cho cơ thể phục hồi khi có vết thương hở?

  • Protein: Công dụng chính của protein là tăng sinh collagen, hỗ trợ thay thế và tái tạo lại những mô tổn thương. Từ đó hình thành nên các mạch máu mới, tăng cường miễn dịch cơ thể.
  • Nhóm vitamin B, C: Vitamin B cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho quá trình tái tạo, giúp vết thương mau lành hơn. Không chỉ vậy, vitamin C cũng hạn chế nhiễm trùng, làm bền thành mạch, tăng đề kháng cơ thể.
  • Kẽm: Đây chính là một trong những loại khoáng chất vô cùng thiết yếu hỗ trợ quá trình phân bào. Bên cạnh đó, kẽm cũng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng ở những vết thương hở hiệu quả.

Đây là 3 nhóm chất cần thiết trong quá trình hồi phục tổn thương trên da. Khi đã biết những nhóm chất cần thiết để điều trị vết thương hở bạn có thể chủ động chuẩn bị các loại thực phẩm tốt, ví dụ như:

Hoa quả

Ăn gì nhiều vitamin C, A? Những người đang có vết thương hở nên bổ sung vitamin từ những loại quả như dâu tây, bưởi, cam, quýt,… Đây là những trái cây cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế để lại sẹo thâm.

Vitamin từ hoa quả tốt cho người có vết thương hở
Vitamin từ hoa quả tốt cho người có vết thương hở

Thịt nạc heo

Thịt heo cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nhất là protein. Nếu bạn nạp đủ protein cần thiết sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo vết xước, hình thành mạch máu mới trên da. Vì thế bạn cần duy trì món ăn này trong thực đơn hàng ngày của mình.

Người bệnh có thể chế biến thịt nạc heo thành nhiều món ăn khác nhau, vừa để thay đổi khẩu vị vừa bổ sung dinh dưỡng để vết thương nhanh lành hơn. Ví dụ như món rau ngót nấu thịt heo, thịt heo kho tàu, thịt heo hấp/luộc,…

Đọc thêm: TOP 5 Cách Chữa Ghẻ Nước Bằng Lá Trầu Không Cực Hay Và Hiệu Quả

Ăn các loại rau cải

Những loại rau xanh rất tốt cho quá trình sửa chữa, phục hồi vết thương. Đặc biệt rau họ nhà cải chứa nhiều kẽm, phục vụ tốt cho việc phân bào và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Vì thế bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày của mình.

Các loại rau họ cải chứa nhiều kẽm tốt cho da
Các loại rau họ cải chứa nhiều kẽm tốt cho da

Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm nhiều tinh bột và vitamin A. Những chất này mang đến khả năng chống oxy hóa, giảm viêm ở vùng da có vết thương hở. Không chỉ vậy khoai lang còn giúp giảm cân và tăng sức khỏe cho làn da của bạn.

Nghệ tươi

Nghệ tươi thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và giúp làm đầy vết sẹo lõm, tái tạo hoàn thiện làn da đang tổn thương. Ngoài ra trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin mang đến công dụng chống oxy hóa, kháng viêm nhiễm tương tự như kháng sinh, ngăn không cho vết thương lan rộng.

Đọc thêm: Ăn Gì Có Nhiều Collagen? TOP 5 Thực Phẩm Chuyên Gia Khuyên Dùng

Giải đáp vấn đề thời gian ăn kiêng trong bao lâu?

Kiêng ăn gì khi bị vết thương hở đã được giải đáp ở nội dung trên. Thế nhưng nhiều người cũng thắc mắc, thời gian ăn kiêng trong bao lâu là hợp lý? Về vấn đề này, thông thường người bệnh cần ăn kiêng trong ít nhất từ 5-7 ngày hoặc lâu hơn với những người có cơ địa nhạy cảm.

Người có vết thương hở nên ăn kiêng trong vòng 5-7 ngày
Người có vết thương hở nên ăn kiêng trong vòng 5-7 ngày

Thời gian 5-7 ngày sẽ tạo điều kiện để cấu trúc các mô tổn thương được tái tạo. Bạn có thể nhận biết quá trình này bằng mắt thường với những dấu hiệu như: Miệng vết thương khép lại, da liền và khô hơn. Vì vậy bạn nên ăn kiêng cho đến khi miệng vết thương liền lại hoàn toàn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến việc chăm sóc, vệ sinh vết thương để giúp quá trình hồi phục được rút ngắn thời gian.

Đọc thêm: Ăn Gì Nhiều Protein Thực Vật? TOP 13 Thực Phẩm Chay Giàu Đạm Cho Bạn

Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có lợi, kiêng đồ ăn gây hại, người bệnh cần nắm rõ cách chăm sóc để hạn chế tối đa khả năng hình thành sẹo. Dưới đây là những lưu ý người bị vết thương hở nên ghi nhớ:

  • Bạn nên băng bó vết thương cẩn thận để tránh bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí xâm nhập khiến tình trạng viêm trở nên nặng hơn. Đồng thời bạn cũng nên tháo băng khi đi ngủ để vết thương được thông thoáng và nhanh chóng lành lại.
  • Người bệnh không nên cho nước vào vết thương hở nhiều lần. Bởi nếu vết thương luôn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây mưng mủ, nhiễm trùng.
  • Việc lạm dụng quá nhiều chất dinh dưỡng trong một thời gian dài thực tế không mang lại hiệu quả, vì điều này có thể dẫn đến thừa chất, thậm chí phản tác dụng. Những thực phẩm được ăn cần chế biến kỹ, ngâm rửa sạch sẽ.
  • Tuyệt đối không được tự ý bôi thuốc hay kết hợp các thành phần thuốc để điều trị vết thương khi không có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
  • Bạn cần vệ sinh vết thương hở đều đặn mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn, sát trùng chuyên dụng. Việc này giúp đảm bảo không có vi khuẩn hay ký sinh trùng tồn tại ở vùng da tổn thương. Khi vệ sinh bạn cần mang bao tay để tránh vi khuẩn lây lan diện rộng.
Bạn nên sát trùng vết thương mỗi ngày
Bạn nên sát trùng vết thương mỗi ngày
  • Không nên chạm tay vào miệng vết thương, ngoài ra bạn cũng không nên bóc vảy khiến vết thương chảy máu và lâu hồi phục hơn.
  • Những phương pháp làm mờ sẹo chỉ nên áp dụng khi vết thương đã khô lại, đang lên da non. Ví dụ một số cách làm mờ sẹo bằng nguyên liệu thiên nhiên bạn có thể áp dụng như: Đắp nghệ tươi, bôi nha đam, thoa mật ong chanh lên vết thương, hoặc sử dụng hỗn hợp sữa chua không đường và nghệ/nha đam,… Đây đều là những mẹo dân gian lành tính và dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng ngay tại nhà, mỗi ngày để mang đến hiệu quả ngăn ngừa sẹo nhanh chóng.
  • Bạn cũng cần tránh vận động mạnh khiến miệng vết thương vỡ ra. Điều này có thể khiến vết thương lan rộng, mất nhiều thời gian để hồi phục. Không những thế, mồ hôi khi vận động sẽ gây xót, khó chịu cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi kiêng ăn gì khi bị vết thương hở, bên cạnh đó bài viết cũng chia sẻ những thực phẩm có lợi, một số điều cần lưu ý để giúp bạn nhanh chóng hồi phục vết thương. Hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khi không may bị vết thương hở.

Bài viết xem thêm

Câu hỏi liên quan

Thủy đậu là một căn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, có thể gây biến chứng bệnh nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Kể cả khi bệnh nhẹ, thủy đậu...

Xem chi tiết

Yếu sinh lý nữ là như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao,... là những vấn đề đang được rất nhiều chị em quan tâm đến. Bởi tình trạng này ngày trở...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe