Nội dung chính

Khô khớp không chỉ xảy ra ở người lớn mà đối tượng trẻ em cũng có thể mắc phải. Đây là hiện tượng sụn khớp bị thoái hóa làm giảm tiết dịch nhầy khiến khớp bị khô, gây ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển. Tình trạng khô khớp ở trẻ em nếu tiến triển nặng có thể gây viêm khớp, thoái hóa khớp,… từ đó ảnh hưởng đáng kể tới khả năng vận động của bé.

Khô khớp ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Khô khớp gối ở trẻ em là tình trạng suy giảm dịch khớp khiến cho khớp bị cứng, gây đau và phát ra tiếng kêu lục cục khi di chuyển. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều khớp, trong đó phổ biến nhất là ở khớp gối, sau đó là khớp khuỷu tay, ngón tay, ngón chân và khớp háng,…

Vậy khô khớp ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh lý này ở trẻ có thể dễ dàng được khắc phục mà không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Khô khớp gối ở trẻ em là tình trạng suy giảm dịch khớp khiến cho khớp bị cứng và gây đau
Khô khớp gối ở trẻ em là tình trạng suy giảm dịch khớp khiến cho khớp bị cứng và gây đau

Ngược lại, với những trường hợp chậm trễ trong việc điều trị thì trẻ có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, khớp bị thay đổi cấu trúc, thậm chí biến dạng làm thay đổi dáng đi, khiến trẻ không thể đứng thẳng. Ngoài ra, bệnh còn có thể làm giảm khả năng chịu lực của khớp đầu gối và dễ làm bé té ngã.

Khi những tổn thương và tình trạng khô khớp gối tiến triển nặng, trẻ còn có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Vận động khó khăn.
  • Tổn thương dây thần kinh tọa.
  • Rối loạn cảm giác.
  • Teo cơ quanh khớp.
  • Thoái hóa khớp gối.
  • Liệt khớp gối.

Nguyên nhân khiến trẻ bị khô khớp

Bệnh khô khớp gối ở người em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không khoa học, thừa cân béo phì, thói quen lười vận động, chấn thương ở khớp hay một số bệnh lý về xương khớp.

  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ dinh dưỡng thừa purine sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp, khô khớp. Thịt đỏ, thực phẩm dầu mỡ, nội tạng động vật hay đồ ăn chế biến quá kỹ,… chính là những thực phẩm giàu chất purine nên việc ăn chúng rất dễ dẫn đến các bệnh lý về khớp.
  • Thừa cân béo phì: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cơ thể tăng mỗi 0,45kg trọng lượng thì khớp sẽ phải chịu lực thêm 1,5kg áp lực lúc bình thường, còn khi chạy con số này cs thể lên tới tới 4,5kg. Ngược lại, chỉ cần giảm 5kg thì nguy cơ thoái hóa khớp đã được đẩy lùi 50%. Chính vì vậy, thừa cân, béo phì chính là yếu tố nguy cơ gây khô khớp ở trẻ em.
Trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp
Trẻ thừa cân béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp
  • Lười vận động: Lười vận động cũng là nguyên nhân gây khô khớp ở trẻ. Bởi tình trạng này khiến dây chằng chéo trước và sau giảm độ đàn hồi, co cứng, giảm tính ổn định và sự linh hoạt của đầu gối. Mặt khác, việc ít vận động còn ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch bôi trơn, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối trong tương lai, từ đó gây nên tình trạng khô khớp, giảm khả năng vận động.
  • Chấn thương ở khớp: Tình trạng khô khớp thường xảy ra ở những trẻ có tiền sử chấn thương xương khớp do té ngã khiến giãn dây chằng đầu gối, tổn thương xương và sụn khớp. Hậu quả là ổ khớp của bé bị mất tính ổn định, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch bôi trơn tại khớp dẫn đến khô khớp gối.
  • Bệnh lý: Các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn hay bệnh lupus ban đỏ…đã làm cho khớp bị viêm sưng, phá hủy câu trúc và trở nên lỏng lẻo. Bên cạnh đó, số lượng dịch tiết bên trong khớp cũng bị gỉam thiểu đáng kể, từ đó dẫn đến khô khớp gối ở người trẻ. Ngoài ra tình trạng khô khớp cũng có thể tiến triển từ bệnh viêm màng hoạt dịch khớp.

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn gặp phải triệu chứng bệnh xương khớp nào dưới đây?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trẻ bị khô khớp có biểu hiện gì?

Bệnh khô khớp gối ở trẻ thường tiến triển trong thời gian dài. Trong giai đoạn đầu, bé hoàn toàn không có triệu chứng bất thường nào hoặc nếu có thì cũng không biểu hiện rõ ràng.

Một số dấu hiệu có thể giúp phụ huynh phát hiện sớm tình trạng khô khớp ở trẻ là:

  • Trẻ có hiện tượng cứng khớp, khó co duỗi hay cử động khớp sau khi thức dậy, nhất là khớp gối.
  • Trẻ bị thường xuyên bị đau khớp dữ dội hoặc âm ỉ. Cơn đau có biểu hiện nghiêm trọng hơn khi bé vận động đứng lâu, leo cầu thang hoặc bưng bê đồ nặng sau đó thuyên giảm hơn vào những lúc nghỉ ngơi.
  • Bé không thể đứng thẳng, có bước đi khập khiễng.
  • Một số trường hợp trẻ có triệu chứng sưng đỏ khớp.

Nên xem: các nhóm thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp nổi bật nhất, mang lại hiệu quả tức thì

Trẻ bị khô khớp sẽ thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp
Trẻ bị khô khớp sẽ thường xuyên có biểu hiện đau tại khớp

Cách điều trị khô khớp ở trẻ em

So với người già, người trẻ tuổi khi bị khô khớp sẽ dễ chữa khỏi hơn và tốc độ phục hồi tổn thương sẽ nhanh hơn. Nếu như may mắn phát hiện ra bệnh trong giai đoạn sớm, tức lúc chưa có triệu chứng hoặc lớp sụn bảo vệ khớp chưa bị tổn thương nhiều thì bệnh có thể được cải thiện dần thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho trẻ. Tuy nhiên trẻ cũng cần được tăng cường bổ sung dịch nhầy cho khớp thông qua thực phẩm chức năng.

Trường hợp trẻ bị khô khớp gối nặng, quá trình điều trị sẽ phức tạp và kéo dài hơn. Tuy nhiên, hy vọng chữa khỏi bệnh là rất lớn nhờ phương pháp tác động mạnh từ y học hiện đại như tiêm chất nhầy trực tiếp vào trong khớp hoặc phẫu thuật.

Có rất nhiều phương pháp có thể điều trị khô khớp gối ở trẻ em tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn có thể tham khảo cách trị bệnh bằng mẹo dân gian, Đông y hoặc Tây y sau đây.

Mẹo dân gian chữa khô khớp

Khi trẻ bị khô khớp, cha mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà theo dạng đắp. Nguyên liệu được sử dụng đều là những dược liệu tự nhiên, cực kỳ lành tính và có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó, cách điều trị này chỉ tác động ở bên ngoài nên hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho trẻ.

Các nguyên liệu thường được sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa khô khớp
Các nguyên liệu thường được sử dụng trong bài thuốc dân gian chữa khô khớp

Một số dược liệu, nguyên liệu trong dân gian có khả năng kích thích sản sinh dịch khớp, hỗ trợ điều trị khô khớp mà phụ huynh nên áp dụng là:

  • Ngải cứu và giấm: Ngải cứu rửa sạch đem đi giã nát rồi trộn với lượng giấm vừa đủ sao cho hỗn hợp không quá ướt. Sao nóng hỗn hợp trên rồi cho vào túi chườm để chườm vào chỗ đang bị đau do khô khớp. Thực hiện cách này hàng ngày liên tục trong 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút là đủ.
  • Lá lốt và muối trắng: Lá lốt đem rửa sạch rồi giã nát và cho vào chảo sao vàng cùng muối hạt. Cho hỗn hợp này vào 1 khăn sạch rồi chườm nhẹ nhàng tại vị trí bị khô khớp.
  • Gừng và muối trắng: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng rồi cho vào chảo sao nóng cùng với một chút muối hạt. Đổ hỗn hợp vừa sao vào túi vải sạch rồi chườm nóng vào chỗ đau nhức cho trẻ.

Biện pháp Tây y chữa khô khớp ở trẻ em

Biện pháp Tây y chữa khô khớp hiện nay được áp dụng phổ biến hơn cả. Sau khi thăm khám bác sĩ, trẻ có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm chất nhầy vào khớp hoặc thậm chí là phẫu thuật. Phương pháp chữa bệnh được áp dụng sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bé.

Trẻ bị khô khớp cần được thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất
Trẻ bị khô khớp cần được thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất

Thuốc Tây y điều trị khô khớp

Thông thường, những trẻ bị khô khớp sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc là thuốc corticoid để giảm đau. Tuy nhiên, nhóm thuốc này không nên được sử dụng thường xuyên bởi nó vốn dĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe như làm tăng men gan, suy thận, tiểu đường, viêm loét – chảy máu dạ dày và thậm chí là loãng xương.

Vật lý trị liệu

Trong một số trường hợp, phương pháp vật lý trị liệu cũng có thể được bác sĩ thực hiện song song với quá trình điều trị khô khớp bằng thuốc. Cụ thể, người bệnh sẽ được các chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn áp dụng các bài tập kéo giãn cơ, giảm áp lực cho khớp gối đồng thời giúp khớp vận động linh hoạt hơn.

Ngoài ra, một số phương pháp vật lý trị liệu khác với kỹ thuật cao hơn cũng có thể được áp dụng để giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp đồng thời kích thích sản sinh dịch nhầy trong khớp gối. Trong đó, phổ biến nhất là biện pháp siêu âm trị liệu, đắp parafin, kích thích điện, chiếu đèn hồng ngoại…

Tiêm chất nhờn vào khớp

Tiêm chất nhờn vào khớp sẽ được áp dụng cho các trường người bệnh không thể dung nạp được thuốc giảm đau chống viêm. Đây thực sự là cách làm hiệu quả giúp đẩy lùi triệu chứng khô khớp.

Tiêm chất nhờn vào khớp chỉ được áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả
Tiêm chất nhờn vào khớp chỉ được áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả

Tuy nhiên do được tiêm trực tiếp vào khớp của người bệnh nên phương pháp này sẽ có tác động mạnh và gây nhiều tác dụng phụ. Trong đó phổ biến nhất là đau ở vị trí tiêm, khớp bị tiêm chất nhầy trở nên ì, không tự sản sinh ra dịch khớp tự nhiên hoặc xuất hiện tình trạng chạy dịch khớp,…

Phẫu thuật

Phần lớn trường hợp khô khớp gối ở trẻ em đều sớm được khắc phục bằng những phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên trong trường hợp bệnh khới phát do chấn thương hoặc viêm khớp gây khô, phá hủy cấu trúc khớp thì phẫu thuật có thể được bác sĩ xem xét và chỉ định.

Biện pháp can thiệp ngoại khoa điều trị khô khớp thường được áp dụng là điều chỉnh tính ổn định hoặc là loại bỏ một phần/toàn bộ khớp gối,… Tùy vào mức độ tổn thương tại khớp mà bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ thực hiện loại phẫu thuật phù hợp.

Chú ý: Chi phí phẫu thuật thay khớp hiện nay khá cao. Ngoài ra trong trường hợp hiếm gặp, trẻ cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như máu tụ, nhiễm trùng, đau cứng khớp liên tục sau khi can thiệp ngoại khoa.

Điều trị bằng Đông y

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, tình trạng khô khớp khởi phát do dịch khớp gối (tân dịch) không sản sinh đủ. Bởi vậy, bệnh sẽ được điều trị dựa trên nguyên tắc “Bổ âm – Sinh tân”.

Các phương pháp chữa khô khớp gối trẻ bằng Đông y đang được áp dụng hiện nay là:

Dùng châm cứu, bấm huyệt:

  • Xoa bóp, bấm huyệt: Kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng, đúng cách sẽ giúp giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu và tăng lượng dịch nhầy được sản sinh trong khớp. Phương pháp này thường kết hợp với động tác ấn, tác động vào các huyệt đạo nằm trên sơ đồ phản chiếu để có thể cải thiện tình trạng khô khớp ở trẻ hiệu quả.
  • Châm cứu: Là cách sử dụng kim châm hay điếu ngải để tác động vào một số huyệt đạo trên cơ thể trẻ. Cách điều trị này giúp cân bằng âm dương, tăng cường năng lượng, giảm đau khớp và tạo điều kiện cho tổn thương bên trong khớp gối phục hồi nhanh hơn.
Châm cứu, bấm huyệt là cách trị các bệnh lý về xương khớp bằng Đông y mang lại hiệu quả cao
Châm cứu, bấm huyệt là cách trị các bệnh lý về xương khớp bằng Đông y mang lại hiệu quả cao

Sử dụng thuốc Đông y

Dùng thuốc Đông y là phương pháp an toàn cho trẻ bởi các bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, đã được kiểm chứng về công dụng. Tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng phù hợp với trẻ em, phụ huynh cần tìm hiểu địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có chỉ định cho trẻ.

Điều trị khô khớp ở trẻ em tại đâu uy tín?

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế đủ điều kiện thăm khám và điều trị bệnh khô khớp ở trẻ. Tuy nhiên, để an tâm cũng như đảm bảo an toàn nhất cho bé, bạn nên tham khảo các địa chỉ sau đây:

  • Bệnh viện Bạch Mai: Đây là bệnh viện có chuyên khoa Cơ xương khớp rất nổi tiếng, chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp từ cấp tính đến mạn tính. Rất nhiều bệnh nhân bị khô khớp, thoái hóa khớp đã được chữa khỏi tại đây bởi đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm và trang thiết bị máy móc, vật tư y tế hiện đại. Bởi vậy, khi cho bé chữa trị khô khớp tại đây, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm.
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Khi cho trẻ thăm khám và điều trị khô khớp tại đây, bé sẽ được các lương y kết hợp phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông y cùng châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu. Nhờ vậy mà bệnh được khắc phục triệt để từ trong ra ngoài, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc: Đây là nơi nghiên cứu thành công bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Các lương y tại đây đều là những người có kinh nghiệm dày dặn trong việc thăm khám và chữa bệnh dựa trên nền tảng YHCT.

Nên tham khảo: Thuốc gout của Pháp được bác sĩ khuyên dùng – Loại nào tốt nhất, hiệu quả nhất

Một số lưu ý khi trẻ bị khô khớp

Để hỗ trợ quá trình điều trị khô khớp ở trẻ đồng thời giúp các tổn thương tại khớp nhanh lành hơn, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Dùng thuốc trị khô khớp cho trẻ theo đúng theo liệu trình. Tuyệt đối không ngưng thuốc sớm hay dùng với liều lượng quá mức.
  • Nếu trẻ bị khô khớp đang điều trị một hay nhiều bệnh lý khác bằng thuốc thì hãy thông báo ngay cho bác sĩ để đảm bảo không gây ra có sự tương tác giữa các loại thuốc với nhau.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều cho trẻ, tránh để trẻ vận động mạnh hoặc tham gia các bộ môn thể thao quá sức.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục, yoga hay đi bộ để cải thiện chức năng vận động tốt hơn khi bị khô khớp.
  • Xây dựng thực đơn đa dạng dưỡng chất cho trẻ. Trong đó cần chú trọng nhiều hơn tới các thực phẩm giúp bổ sung canxi, kích thích quá trình tái tạo sụn và sản sinh dịch khớp.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình bôi trơn khớp, Ngoài ra, nếu có điều kiện, phụ huynh cũng nên để trẻ uống thêm nước ép trái cây hay nước ép rau củ
  • Bổ sung thêm thực phẩm chức năng bổ sung canxi và các khoáng chất dưới sự tư vấn của bác sĩ để tăng tốc độ hấp thụ cho xương khớp cho trẻ.a

Vừa rồi là những thông tin chi tiết liên quan đến tình trạng khô khớp gối ở trẻ nhỏ. Hy vọng bài viết trên đây của Bệnh viện Favina sẽ hữu ích cho cha mẹ, nhất là những gia đình đang có trẻ mắc bệnh lý này. Bởi khô khớp thực sự là bệnh lý nguy hiểm, cần can thiệp điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.

Có Thể Bạn Chưa Biết:

Câu hỏi liên quan

Khô khớp gối có nên tập thể dục hay không là một thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này gặp phải. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về việc...

Xem chi tiết

Nhiều người lo ngại khi xuất hiện tình trạng đau nhức, khô cứng các khớp xương khi vận động, chơi thể thao hay tập Gym. Vậy tập Gym bị khô khớp do nguyên nhân nào...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dịch vụ & Giải pháp