Huyết trắng là bệnh phụ khoa mà rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Tuy nhiên nhiều chị em thường không chú ý và nhầm lẫn tình trạng này với dịch tiết âm đạo. Điều này vô tình khiến bệnh trở nên khó chữa và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe phụ nữ. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, cách chữa trị trong bài viết sau đây.

Định nghĩa huyết trắng

Huyết trắng ở phụ nữ tiếng Anh còn gọi là vaginal discharge. Đây là một chất dịch được tiết ra từ âm đạo phụ nữ và thường có màu trắng sữa, trong như lòng trắng của trứng gà, không có mùi. Huyết trắng còn có tên gọi khác là khí hư hay dịch âm đạo.

Bình thường, khí hư không có mùi và đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch, dưỡng ẩm âm đạo, cân bằng độ pH trong môi trường này và hạn chế các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, dịch âm đạo cũng giúp tinh trùng dễ dàng di chuyển đến trứng và tăng khả năng thụ thai.

Thành phần: Huyết trắng bình thường có các thành phần như: Pyridine, axit acetic, axit lactic, squalene, alcohol, glycol,…

Tính chất:

  • Ở trạng thái bình thường, khí hư sẽ có những tính chất như sau:
  • Độ pH có tính axit nhẹ.
  • Dịch có màu trắng trong, không mùi, không gây khó chịu.
  • Dịch tiết ra trung bình khoảng 1 – 4ml mỗi 24 giờ và có thể thay đổi ít tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi (mang thai, trước chu kỳ kinh nguyệt,…).

Các đặc tính như lượng tiết, màu sắc, kết cấu, độ nhớt sẽ thay đổi phụ thuộc vào nội tiết tố, chế độ ăn uống, các thuốc sử dụng, kích thích tình dục, nhiễm trùng,….

Nếu chị em bị ra huyết trắng có màu sắc, dịch nhiều, mùi hôi và độ nhớt bất thường thì đó là bệnh huyết trắng hay huyết trắng bệnh lý. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm và có thể gây vô sinh ở nữ giới.

Tìm hiểu khái niệm: Rối Loạn Nội Tiết Tố Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Chẩn Đoán Và Điều Trị

Huyết trắng là tình trạng khí hư màu lạ và có mùi
Huyết trắng là tình trạng khí hư màu lạ và có mùi

Nguyên nhân huyết trắng

Hiện có các loại huyết trắng là huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý với nguyên nhân gây ra như sau:

Huyết trắng sinh lý

Trường hợp này nguyên nhân gây ra gồm có:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn có bầu, sau sinh hoặc đang cho con bú sữa.
  • Nữ giới đang trong giai đoạn kinh nguyệt, bị rụng trứng hoặc gặp phải các kích thích tình dục.
  • Người dùng các biện pháp tránh thai gây rối loạn nồng độ estrogen – progestin (đặc biệt là những người hay dùng thuốc tránh thai khẩn cấp).
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị huyết trắng nhiều.

Ngoài ra, khí hư cũng sẽ ra nhiều nếu chị em gặp nhiều căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống. Tình trạng này chủ yếu là khí hư không có nhiều bất thường về tính chất, không gây ngứa hay có mùi vậy nên chị em không nên quá lo lắng vì chúng không quá nguy hiểm.

Ra huyết trắng bệnh lý

Vùng kín của nữ giới có nhiều vi khuẩn sinh bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Ở môi trường bình thường, vi khuẩn trong âm đạo cân bằng lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho ống sinh dục và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ trở thành tác nhân gây bệnh và là nguyên nhân phụ nữ ra huyết trắng nhiều.

Ngoài ra, bệnh lý huyết trắng còn do những nguyên nhân sau đây gây ra.

  • Nhiễm trùng roi: Chủng trùng roi có tên là Trichomonas Vaginalis là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh phụ khoa và có thể lây qua đường tình dục. Loại trùng này có thể khiến dịch âm đạo ra nhiều, loãng, màu vàng hoặc xanh, âm hộ bị ngứa.
  • Nhiễm nấm Candida: Nấm Candida gây ngứa ra huyết trắng, dính thành từng mảng và có mùi hôi.
  • Nhiễm tạp trùng: Tình trạng này do chị em thụt rửa quá mạnh hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Lúc này dịch sẽ ra nhiều và có màu vàng, xám, tráng đều thành âm đạo gây ngứa ngáy và mùi hôi.
  • Viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu cũng khiến dịch âm đạo bị ra nhiều và kèm triệu chứng đau bụng dưới, đau khi quan hệ, quan hệ ra máu.
  • Rối loạn tâm lý: Quá mệt mỏi, stress kéo dài nhiều ngày cũng khiến huyết trắng ra nhiều và trắng loãng như váng sữa.

Ngoài ra, phụ nữ bị mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, u xơ buồng trứng, ung thư cổ tử cung, bệnh lây qua đường tình dục cũng sẽ dẫn đến bệnh huyết trắng, âm đạo bị ra huyết trắng nhiều.

Tìm hiểu định nghĩa: Viêm Lộ Tuyến Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Bệnh

Bệnh có thể do nấm Candida tấn công
Bệnh có thể do nấm Candida tấn công

Đối tượng mắc bệnh huyết trắng

Những người có nguy cơ mắc các bệnh huyết trắng đó là:

  • Những trường hợp dùng thuốc kháng sinh kéo dài.
  • Những người đang mắc phải các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, polyp tử cung...
  • Những người có thói quen sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh: vệ sinh vùng kín. không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo sâu, lạm dụng dung dịch vệ sinh, quan hệ tình dục không an toàn,...

Có thể bạn quan tâm: Bị Nấm Âm Đạo Khi Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Triệu chứng huyết trắng

Dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh huyết trắng là bệnh nhân bị ra nhiều dịch, khí hư. Bên cạnh đó, chị em còn gặp phải một số triệu chứng khác như sau:

  • Vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện mùi hôi khó chịu dù bệnh nhân thường xuyên vệ sinh.
  • Kết cấu của khí hư bị thay đổi, loãng như nước hoặc sủi nhiều bọt nhỏ li ti.
  • Màu khí hư có thể đục như sữa chua hoặc có màu vàng xanh, nâu đậm và lẫn vân máu.
  • Âm đạo bị đau rát, đặc biệt là khi đi tiểu và quan hệ tình dục. Ngoài ra, chị em có thể bị đau bụng dưới, sốt nhẹ, mệt mỏi hàng ngày.

BẠN CÓ BIẾT: Hiện Tượng Kiến Bu Vào Huyết Trắng: CẢNH BÁO Bệnh Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị

Dịch nhầy vón cục và chuyển màu vàng hoặc xám
Dịch nhầy vón cục và chuyển màu vàng hoặc xám

Biến chứng huyết trắng

Hiện tượng ra nhiều huyết trắng nếu không được xử lý sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của chị em phụ nữ, cụ thể:

  • Đời sống tình dục bị ảnh hưởng: Huyết trắng ra nhiều kèm ngứa ngáy khiến chị em dễ bực tức, cáu gắt và cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín sẽ khiến đời sống tình dục bị ảnh hưởng. Lúc này chị em sẽ ngại chuyện “yêu” hơn.
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Khí hư lẫn tạp trùng sẽ khiến độ pH trong âm đạo diễn biến xấu hơn và ngăn cản tinh trùng di chuyển trong âm đạo. Ngoài ra, nếu khí hư nhiễm tạp khuẩn sẽ có thể tiêu diệt tinh trùng và khiến chất lượng tinh trùng giảm, khả năng thụ thai thấp.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu: Các tạp khuẩn có thể làm viêm nhiễm màng ối, ảnh hưởng đến vùng chậu và tăng nguy cơ bị sinh non, con bị thiểu cân. Mặc khác, bệnh huyết trắng cũng khiến trẻ sinh ra bị bệnh lý về mắt, bệnh về da.
  • Gây ra một số bệnh khác: Khí hư ra nhiều nếu không được xử lý kịp thời có thể gây viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm ống dẫn trứng, viêm vùng chậu,… Tình trạng viêm nhiễm nặng có thể gây ung thư cổ tử cung hoặc u xơ cổ tử cung và đe dọa đến tính mạng chị em.

Tìm hiểu thêm: Viêm Âm Đạo Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Chẩn đoán huyết trắng

Để xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ hỏi chị em về những dấu hiệu thường gặp gần đây. Sau đó tiến hành đặt mỏ vịt vào âm đạo người bệnh để lấy dịch âm đạo và tiến hành xét nghiệm.

Hiện nay, phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất là soi tươi – nhuộm huyết trắng. Kỹ thuật này dùng kính hiển vi để quan sát các mẫu phẩm và tìm ra các vi khuẩn, nấm men có tồn tại bên trong khí hư hay không.

  • Nếu kết quả xét nghiệm thấy có nấm là người bệnh bị bệnh huyết trắng do nấm gây ra.
  • Kết quả xét nghiệm thấy có Trichomonas vaginalis kèm tăng bạch cầu tức là người bệnh bị viêm nhiễm do ký sinh trùng.
  • Nếu xuất hiện cầu trùng gram, song cầu trùng gram, trực trùng gram là người bệnh bị huyết trắng do nhiễm vi khuẩn.

Các bác sĩ sẽ thăm khám và xét nghiệm chi tiết
Các bác sĩ sẽ thăm khám và xét nghiệm chi tiết

Chị em nên chủ động đi khám phụ khoa 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh lý có liên quan. Ngoài ra, khi gặp những dấu hiệu sau đây, chị em nên đến địa chỉ uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị:

  • Chảy nhiều huyết trắng, dịch âm đạo.
  • Khí hư có màu xanh đỏ bất thường, mùi khó chịu.
  • Vùng kín ngứa, sưng, tấy.
  • Đau rát và bị chảy máu khi quan hệ tình dục.

Bạn có biết: Trễ Kinh Ra Huyết Trắng: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Cách Khắc Phục

Điều trị huyết trắng

Hiện nay có 3 phương pháp chữa bệnh chủ yếu là dùng mẹo đơn giản tại nhà, dùng thuốc Tây và chữa bằng Đông y.

Thuốc Tây chữa huyết trắng

Tây y có 2 cách chữa bệnh khá phổ biến, được chị em áp dụng nhiều, đó là can thiệp ngoại khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Một số thuốc Tây dùng để điều trị khí hư do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm gây ra gồm:

  • Thuốc kháng sinh toàn thân: Gồm secnidazole, fluconazole, metronidazol, tinidazole,… giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Thuốc đặt âm đạo: Gồm canesten, mycogynax, mebines, neo tergynan,… giúp tiêu diệt tạp khuẩn tại chỗ và cân bằng độ pH trong âm đạo, cải thiện tình trạng huyết trắng ra nhiều.
  • Dung dịch rửa âm đạo: Thường được dùng để chữa bệnh huyết trắng do viêm nhiễm và sẽ dùng các dung dịch vệ sinh như intima, sebamed, crevil,…
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn: Dùng để tiêu diệt mầm bệnh bên trong âm đạo, thường là các thuốc như clotrimazol, metronidazole,…

Tham khảo thêm: TOP 10 Thuốc Đặt Trị Huyết Trắng Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em Phụ Nữ

Huyết trắng thường được chữa bằng kháng sinh
Huyết trắng thường được chữa bằng kháng sinh

Can thiệp ngoại khoa chữa bệnh

Nếu chị em bị huyết trắng do viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến,… thì có thể áp dụng những biện pháp ngoại khoa sau đây để chữa bệnh.

  • Đốt điện: Đây là phương pháp dùng dòng điện cao tần tác động vào vùng bị viêm nhiễm để loại bỏ những tế bào gây bệnh và tái tạo những tổn thương. Phương pháp này có thể chữa bệnh khá hiệu quả nhưng sẽ gây chảy máu, sẹo ở tử cung.
  • Dao Leep: Biện pháp này dùng vòng điện Loop để xử lý những tế bào viêm nhiễm ở tử cung, tái tạo những mô mới. Qua đó giúp trị bệnh hiệu quả và giúp tử cung nhanh chóng phục hồi.
  • Áp lạnh: Kỹ thuật này dùng kim loại chứa khí nitơ dạng lỏng kết hợp nhiệt độ thấp để áp lên vùng bị viêm nhiễm. Qua đó các tế bào gây bệnh sẽ bị đông cứng và nhanh chóng bị đẩy ra ngoài.

Mẹo tại nhà

Một số nguyên liệu an toàn, lành tính được áp dụng nhiều trong chữa huyết trắng bệnh lý gồm:

  • Dùng lá trầu không: Người bệnh dùng khoảng 30g lá trầu đun cùng 400ml nước. Đổ nước thu được ra chậu nhỏ và đợi nguội để vệ sinh vùng kín mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
  • Dùng bột nghệ: Bạn trộn 1 thìa dầu dừa cùng 2 thìa bột nghệ trong 1 cái bát. Sau đó dùng hỗn hợp này thoa bên ngoài môi âm đạo khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Có thể dùng cách này mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Dùng lá trà xanh: Bạn dùng lá trà xanh và gừng tươi đun trong nồi nước cho đến khi sôi thì tắt bếp. Khi nước nguội thì dùng để vệ sinh vùng kín mỗi ngày từ 1 – 2 lần.

Có thể sử dụng lá trầu không
Có thể sử dụng lá trầu không

Phòng tránh huyết trắng

Chế độ ăn uống rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy nên chị em nên chú ý xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung cũng như hạn chế những thực phẩm sau đây.

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa chua không đường tốt cho sức khỏe vì có nhiều vi khuẩn có lợi giúp đẩy lùi viêm nhiễm cũng như cân bằng độ pH.
  • Ăn tỏi để giúp chống viêm và diệt khuẩn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, kiwi. Ăn nhiều rau xanh để tăng sức đề kháng và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp tăng cường quá trình đào thải tạp khuẩn qua đường tiểu, cải thiện các bệnh phụ khoa.

Thực phẩm cần kiêng

  • Đồ ngọt như bánh kẹo, đường, nước ngọt bạn nên tránh vì có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn,
  • Nên kiêng hải sản vì chúng gây kích ứng, nóng âm đạo và khiến dịch ra nhiều hơn.
  • Đồ cay nóng, rượu, bia cũng không tốt cho sức khỏe cũng như khiến âm đạo dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập.

Để ngăn ngừa bệnh huyết trắng cũng như tình trạng khí hư ra nhiều, chị em lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ “cô bé” mỗi ngày bằng cách thay đồ lót thường xuyên, dùng băng vệ sinh chất lượng.
  • Đặc biệt vệ sinh vùng kín sạch trong ngày đèn đỏ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Nên dùng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ và lưu ý không quan hệ với quá nhiều người.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi năm và ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì đi khám ngay, không nên chủ quan vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Tình trạng ra huyết trắng ở phụ nữ thường sẽ là hiện tượng bình thường trong một số trường hợp. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu bất thường về màu sắc, độ kết dính,… thì có thể đó là cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Chị em nên sớm phát hiện để điều trị kịp thời, bên cạnh đó cũng nên có lối sống lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Kiến bu vào huyết trắng là dấu hiệu bất thường ở phái nữ khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Trên thực tế, tình trạng này có thể cảnh báo chị em đang gặp...

Xem chi tiết

Trễ kinh nhưng ra huyết trắng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiều người lo lắng khi gặp tình trạng này bởi không biết đây là dấu hiệu...

Xem chi tiết

Huyết trắng đóng vai trò cân bằng độ pH và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong âm đạo. Tuy vậy, không phải lúc nào huyết trắng tiết ra cũng là...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp