Nội dung chính

Hói đầu là tình trạng khá phổ biến ở cả nam và nữ giới, không phân biệt lứa tuổi. Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, hói ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, làm nhiều người trẻ tự tin, e ngại khi xuất hiện trước đám đông. Để khắc phục tốt tình trạng này, bạn cần biết rõ nguyên nhân và các biện pháp có thể áp dụng.

Hói đầu là bệnh gì?

Hói đầu là tình trạng tóc mọc không có sự đồng đều trên da đầu, da xuất hiện nhiều mảng trắng do tóc rụng nhiều. Dù không có yếu tố đe dọa cho sức khỏe nhưng hói lại khiến yếu tố thẩm mỹ của mái tóc sụt giảm rất nhiều, khiến nhiều người cảm thấy mất sự tự tin, thường gặp phải rào cản tâm lý trong cuộc sống.

Ở một số người, hói đầu nặng gây ra rụng hết toàn bộ tóc,  thậm chí lông tay, lông chân hay lông mày cũng rụng sạch. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, đầu bị hói là bệnh xếp vào nhóm tự miễn dịch, khi này hệ miễn dịch sẽ tự động hình thành nên cơ chế tấn công nang lông ở trên da đầu, về lâu dài gây viêm và tóc rụng số lượng lớn.

Tìm hiểu thêm: Tóc Rụng Nhiều Ở Nam: Nguyên Nhân Gây Bệnh Và Khắc Phục Như Thế Nào?

Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều dẫn tới các mảng trắng da đầu
Hói đầu là tình trạng tóc rụng nhiều dẫn tới các mảng trắng da đầu

Các nguyên nhân chủ yếu gây hói đầu

Hói đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên nam giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn. Hiện nay, y học đã xác định ra một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất gồm:

  • Sử dụng hóa chất làm đẹp quá nhiều: Những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm tẩy tóc, nhuộm tóc, thuốc tạo kiểu, các kỹ thuật uốn xoăn, uốn phồng, dập tóc,….đều sẽ dễ dàng làm tóc bị hư tổn và dần bị hói.
  • Di truyền: Cũng giống với khá nhiều bệnh lý khác, nếu cha hoặc mẹ bị chứng hói đầu, con cái về sau cũng có nguy cơ bị khá cao. Đặc biệt càng bước sang tuổi trung niên, tóc càng rụng một cách rõ rệt.
  • Thực hiện xạ trị hoặc dùng thuốc: Một số loại thuốc dùng liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ là hói đầu. Bên cạnh đó, những người làm xạ trị cũng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng này.
  • Sinh hoạt không điều độ: Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng stress sẽ gây co thắt những mạch máu ở dưới da đầu. Lúc này các chất dinh dưỡng không đủ để cung cấp tới tóc và gây ra hiện tượng tóc rụng thành từng mảng. Theo đó, đây là vấn đề rất nhiều người trẻ tuổi đang gặp phải hiện nay.
  • Hormone  DHT tăng quá nhanh: Khi hormone DHT tăng nhanh chóng, da đầu sẽ bị bít kín các lỗ chân lông, nhiều bã nhờn tiết ra hơn và chân tóc bị yếu dần, rụng nhiều gây ra hói. DHT là một loại hormone sinh dục nam, giúp nam giới có cơ bắp, giọng nói trầm, lông và tóc phát triển. Do vậy, nếu xảy ra các rối loạn, nam giới rất dễ bị hói đầu.
  • Mắc các bệnh nền: Có khá nhiều chứng bệnh khi gặp phải sẽ khiến chúng ta rất dễ mắc hói đầu. Có thể kể tới như: Viêm nhiễm da đầu, bệnh liên quan tới tuyến giáp, buồng trứng đa nang, thiếu máu,…
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, nếu gặp phải những yếu tố sau đây, tóc cũng rất gãy rụng nhiều và dần chuyển thành hói: Cơ thể thiếu vitamin B5, vitamin H, nguồn nước bị ô nhiễm, miễn dịch yếu, cơ thể thường nạp vào lượng bia rượu lớn,…

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh hói

Hói là tình trạng rất dễ dàng quan sát được, tuy nhiên trước khi tìm hiểu các triệu chứng thường gặp nhất, chúng ta cùng tham khảo về chu kỳ phát triển của tóc.

Các nhà khoa học cho biết, tóc sẽ phát triển với 3 giai đoạn cụ thể gồm:

  • Anagen: Đây là giai đoạn phát triển dài của tóc, thường sẽ diễn ra trong khoảng 2 tới 6 năm.
  • Catagen: Giai đoạn tiếp theo là apoptotic chuyển tiếp chỉ diễn ra trong khoảng 3 tuần.
  • Telogen: Là giai đoạn tóc nghỉ ngơi ngắn và có thời gian khoảng từ 2 – 3 tháng.

Khi này, người bình thường ở cuối của giai đoạn telogen sẽ bắt đầu có hiện tượng rụng tóc và mỗi ngày sẽ có từ 50 tới 100 sợi tóc bước vào giai đoạn cuối rồi rụng đi.

Tóc rụng nhiều và xuất hiện các mảng loang lổ
Tóc rụng nhiều và xuất hiện các mảng loang lổ

Vậy hói đầu có hiện tượng cụ thể như nào?

  • Tóc trên đỉnh đầu ngày càng mỏng: Khi bị hói, chủ yếu sẽ là tình trạng tóc rụng ở trên đỉnh đầu và khi tuổi tác càng cao càng rụng nhiều hơn. Đối với phụ nữ, tóc sẽ bắt đầu thưa dần ở đường chân tóc trong khi đó nam giới sẽ rụng từ khu vực trán.
  • Da đầu xuất hiện những vùng loang lổ hoặc đốm hói tròn: Mặc dù không quá phổ biến nhưng vẫn có nhiều người bị rụng tóc theo hình thức đốm tròn hay loang thành từng mảng. Khi đó, không chỉ rụng lượng lớn tóc, bệnh nhân còn thấy xuất hiện những cơn đau nhức hoặc đầu ngứa rát.
  • Tóc rụng nhiều đột ngột: Nếu bạn bị ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc, bị sốc hay thể chất bị tổn thương, tóc hoàn toàn có thể rụng nhiều một cách bất ngờ. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đây chỉ là tình trạng tạm thời, khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn, tóc sẽ không bị rụng nữa.
  • Rụng toàn bộ tóc: Khi này, tóc sẽ rụng hết hoàn toàn trong thời gian ngắn. Thông thường sẽ gặp phải ở những người thực hiện xạ trị, hóa trị.
  • Da đầu xuất hiện những mảng vảy: Các mảng vảy theo thời gian lan rộng khắp da đầu, chủ yếu do các bệnh lý nấm khuẩn ở da. Khi đó, bệnh nhân còn bị thêm chứng mẩn đỏ, da bị sưng tấy khó chịu.

Tham khảo: Rụng Tóc Vành Khăn Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Khắc Phục

Hói đầu có thể chữa khỏi không?

Rất nhiều người bị rụng tóc nhiều dẫn tới hỏi tỏ ra lo lắng không biết liệu tình trạng này có thể  chấm dứt hay không. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên nhân khởi phát. Nếu là do vấn đề di truyền, cho tới nay y học vẫn chưa tìm được giải pháp chữa trị một cách dứt điểm. Nhưng chúng ta vẫn có một số biện pháp có thể kích thích tóc mọc nhiều hơn cũng như hạn chế tình trạng tóc rụng mất kiểm soát.

Đối với những người bị hói bởi các yếu tố từ bên ngoài, do các bệnh lý, các bác sĩ có thể áp dụng những phác đồ khác nhau để giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Theo đó, khi triệt để loại bỏ bệnh cũng như thay đổi lối sống, da đầu không còn bị hói.

Bị hói đầu phải làm sao? Các phương pháp hiệu quả nhất

Thực tế có nhiều người bị hói nhưng chủ quan không chữa trị từ sớm hoặc áp dụng sai phương pháp làm tóc ngày càng rụng nhiều hơn. Khi này, đầu có dấu hiệu hói rất nhanh, tóc mất theo từng mảng và rất khó khăn để phục hồi lại mái tóc chắc khỏe như ban đầu.

Đối với vấn đề này, có những biện pháp bệnh nhân có thể áp dụng gồm:

Dùng các mẹo đơn giản tại nhà trị hói đầu

Dân gian có khá nhiều nguyên liệu tự nhiên được tận dụng để cải thiện tình trạng tóc rụng. Những người hói đầu có thể sử dụng những biện pháp này bởi tính an toàn, tiết kiệm chi phí và cũng có hiệu quả rất rõ rệt.

  • Dầu oliu: Bạn hãy gội đầu thật sạch, sau đó chấm dầu oliu rồi thoa nhẹ nhàng lên chân tóc. Sau đó dùng khăn bông sạch rồi quấn tóc ủ trong khoảng nửa giờ. Tiếp đó, dùng nước ấm để gội lại thật sạch và có thể thực hiện mỗi tuần 3 lần.
  • Tinh dầu vỏ bưởi: Cũng tương tự như dầu oliu, bạn lấy tinh dầu bưởi để thoa đều lên chân tóc, những vùng da bị hói nặng nên massage kỹ hơn và gội lại sau 30 phút. Hàng tuần nên duy trì cách dùng dầu bưởi khoảng 3 – 4 lần để thấy sự thay đổi rõ rệt.
  • Tỏi tươi: Bệnh nhân dùng 3 – 4 nhánh tỏi, bóc vỏ và rửa sạch, xay nhuyễn tỏi để ép lấy nước cốt và trộn cùng mật ong. Hỗn hợp thu được sẽ thoa trực tiếp lên da đầu. Bạn đợi thêm 30 phút rồi gội lại thật sạch.
Dầu oliu giúp tóc mọc nhanh và hạn chế rụng
Dầu oliu giúp tóc mọc nhanh và hạn chế rụng

Khi áp dụng các mẹo trên, người bệnh cũng cần biết rằng, hiệu quả đạt được sẽ không quá cao giống khi dùng thuốc. Bởi các nguyên liệu này không có dược tính cao, nếu bạn bị hói nhẹ, hói do các yếu tố tác động từ bên ngoài sẽ cho sự cải thiện rõ rệt. Nhưng nếu vấn đề xuất phát từ các bệnh lý khác nhau hay do di truyền, gần như công dụng đạt được khá thấp và chỉ có tính tạm thời.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc tóc hàng ngày, bạn cũng nên hạn chế sử dụng máy sấy tóc cũng như các loại máy ép uốn tóc. Da đầu phải luôn trong trạng thái sạch sẽ, đầu càng bẩn càng dễ bị rụng tóc hơn. Theo đó, bạn nên dùng dầu xả và dầu gội có thành phần kích thích mọc tóc, hạn chế rụng tóc. Nếu gội đầu, ưu tiên sử dụng nước ấm với người da có nhiều gàu và nhờn. Đối với những người da khô nên sử dụng nước lạnh để gội sẽ tốt hơn.

XEM NGAY: Hướng Dẫn 10 Cách Trị Rụng Tóc Bằng Nha Đam Tốt Nhất Tại Nhà

Thực hiện laser

Laser là phương pháp khắc phục hói đầu được đánh giá rất tốt, cho hiệu quả lớn trong việc cải thiện độ chắc khỏe của chân tóc, kích thích tóc mọc nhiều và giảm rụng tóc rõ rệt. Các tia laser thông qua các thiết bị kỹ thuật sẽ đi vào nang tóc và nhanh chóng triệt phá những tế bào hư hại, thúc đẩy tế bào mới sản sinh và phát triển.

Đồng thời, liệu pháp laser còn giúp cho những dưỡng chất kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng da đầu dễ dàng đi vào tóc và phát huy tối đa công dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của cách thực hiện này chính là chi phí rất tốt kém, đồng thời chưa phổ biến các cơ sở có thể áp dụng phương pháp này một cách chuẩn nhất. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn cơ sở trị liệu.

Dùng thuốc kê đơn

Hiện nay, có khá nhiều bệnh nhân khi bị hói đầu sẽ lựa chọn sử dụng các loại thuốc. Đặc điểm nổi bật của phương pháp này chính là cho hiệu quả trong thời gian khá sớm, thuận tiện sử dụng và cải thiện tình trạng tóc rụng rất rõ rệt. Bên cạnh đó, tóc mới cũng mọc lên nhanh hơn, chân tóc chắc khỏe và có sự mềm mượt nhất định.

Tuy nhiên, bệnh nhân không thể tùy ý sử dụng các loại thuốc trị hói đầu, đặc biệt khi bạn đang có bệnh lý nền và cần dùng thuốc chữa bệnh. Việc lạm dụng thuốc, sử dụng tùy ý sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, thậm chí còn làm tóc rụng nặng hơn, da đầu yếu và khó để mọc tóc mới trở lại.

Trong đơn thuốc trị hói đầu, các bác sĩ thường sẽ kê đơn một số loại như sau: Thuốc corticoid dạng tiêm, thuốc finasteride, minoxidil và một số thuốc khác. Để cải thiện nhanh chóng tình trạng hói, cần dùng đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ, đồng thời thăm khám định kỳ để có sự thay đổi, điều chỉnh đơn thuốc sao cho phù hợp.

Cần sử dụng thuốc trị hói đầu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Cần sử dụng thuốc trị hói đầu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Phẫu thuật da đầu

Trong số các biện pháp chữa hói đầu hiện nay, phẫu thuật vẫn là cách an toàn và cho hiệu quả lâu nhất. Thông thường, trước tiên các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc trước, nhưng nếu đã trải qua một thời gian không thấy có hiệu quả, lúc này sẽ cân nhắc tới phẫu thuật.

Các kỹ thuật được áp dụng chủ yếu là: Phẫu thuật giãn mô kết hợp vạt xoay, phẫu thuật cấy tóc. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng nhận thấy kết quả rất đáng kể, tóc nhiều hơn và da đầu cũng không còn yếu như trước đó. Tuy vậy, vẫn tồn tại rủi ro như kích ứng, nhiễm trùng hay dây thần kinh bị tác động do quá trình phẫu thuật bị sai sót, bác sĩ thiếu chuyên môn và không đủ thiết bị máy móc.

Xem thêm định nghĩa: Cấy Tóc Là Gì? Phân Loại, Các Phương Pháp Và Bảng Giá

Nên ăn gì và kiêng gì khi tóc rụng nhiều?

Để có thể khắc phục tốt tình trạng rụng tóc hói đầu, chế độ dinh dưỡng cũng có góp phần không nhỏ. Bệnh nhân nếu biết cách kết hợp đúng các thực phẩm sẽ giúp tóc mọc nhiều hơn, nhanh và khỏe hơn. Hạn chế tốt tình trạng rụng tóc, gẫy tóc và viêm nấm da đầu.

Các thực phẩm nên sử dụng gồm:

  • Những thức ăn chứa hàm lượng omega-3 dồi dào từ trứng cá muối, cá hồi, hàu, cá thu, hạt chia, hạt lanh,…
  • Các món ăn có lượng kẽm, sắt cao như thịt bò, gan heo hoặc hải sản các loại.
  • Rau củ quả chứa nhiều vitamin, chất xơ và các khoáng chất.
  • Nhóm thực phẩm dồi dào protein, ví dụ như sữa, trứng, cá, thịt,….

Những thực phẩm cần kiêng:

  • Những món ăn nhiều gia vị cay nóng hoặc có lượng dầu mỡ cao.
  • Đồ ăn nhiều đường, ví dụ như nước ngọt, nước ép hoa quả đóng sẵn, bánh, kẹo,…
  • Các chất kích thích, thức uống có cồn như bia hay rượu,….

ĐỪNG BỎ LỠ: Rụng Tóc Nên Ăn Gì? Review TOP 15 Loại Thực Phẩm Giúp Tóc Mọc Nhanh

Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa kẽm
Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa kẽm

Khi thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, hói có thể thuyên giảm tốt, mái tóc ngày càng chắc khỏe hơn. Đồng thời, hói đầu cũng không có nguy cơ tái phát cao nên bệnh nhân hãy chú ý tới dinh dưỡng để da đầu luôn khỏe mạnh.

Cách phòng ngừa hói đầu

Hói không chỉ xảy ra ở người trung niên hay cao tuổi, có không ít người trẻ tuổi hiện nay đang đối mặt với tình trạng này. Trong khi đó, thói quen sinh hoạt đời thường có tác động rất nhiều tới sức khỏe của tóc và da đầu. Để ngăn chặn hói, chúng ta nên sớm thực hiện những biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu phù hợp, thành phần không chứa các hóa chất gây kích ứng. Ưu tiên những loại dầu gội, dầu xả chứa nhiều thành phần tự nhiên.
  • Hạn chế nhuộm tóc, tẩy hay uốn ép tóc.
  • Luôn vệ sinh da đầu đều đặn hàng tuần, không gội đầu liên tục hàng ngày sẽ khiến da đầu mất đi độ ẩm và ngày càng yếu chân tóc.
  • Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức dẫn tới căng thẳng, stress.
  • Có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe cho da đầu.
  • Tẩy tế bào chết da da đầu mỗi tuần 1 lần để làm sạch chân tóc, hạn chế gây bít tắc da đầu.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ khoáng chất, vitamin và hạn chế bia, rượu.

Qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng hói đầu. Dù không đe dọa tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ rất lớn, làm người mắc xảy ra mặc cảm, tự ti. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu, bạn nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi liên quan

Gàu là “kết quả” của quá trình bong da chết vùng chân tóc, khi gàu tích tụ quá nhiều sẽ gây nên tình trạng ngứa ngáy cùng cảm giác e ngại, tự ti. Nếu để...

Xem chi tiết

Rụng tóc là hiện tượng xảy ra phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên nếu bạn bị rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày thì đây có thể là dấu...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp