Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư ruột kết. Vậy đây là bệnh lý gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào?

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt) là bệnh lý tiêu hóa thường gặp gây rối loạn chức năng đại tràng. Các rối loạn có thể chuyển biến thành mãn tính, tái phát nhiều lần nhưng không làm thay đổi cấu trúc hay các yếu tố sinh hóa của đường ruột.
Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với nam giới bởi những rối loạn hoocmon thời kỳ kinh nguyệt, căng thẳng stress gia đình công việc… Trung bình cứ 4 người bị hội chứng ruột kích thích thì có 3 người là nữ giới.

Hội chứng ruột kích thích là gì
Hội chứng ruột kích thích là gì

Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường bị đau rút bụng, đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Mặc dù có những biểu hiện gây khó chịu nhưng hội chứng ruột kích thích không gây tổn thương vĩnh viễn đến ruột già. Hầu hết các trường hợp đều có dấu hiệu sức khỏe đường ruột được cải thiện khi duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học.

Có thể bạn cần: Người bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì kiêng gì là tốt nhất?

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích được hình thành từ những áp lực lên ruột hay các tác nhân thần kinh. Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của nó đã được trả lời qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, trong đó có thể kể đến:

  • Chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm có thể gây khó chịu hay kích thích đường ruột khiến bệnh khởi phát. Ví dụ: rượu hay sữa gây tiêu chảy, đồ uống có ga khiến bụng đầy hơi hay một số rau củ quả tạo ra các hợp chất có hại khi nạp vào đường ruột.
  • Stress, căng thẳng: Một trong những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích là tình trạng lo âu trầm cảm. Ngược lại, lo âu cũng là yếu tố khiến bệnh lý trầm trọng thêm khi những áp lực thần kinh tác động làm ngưng trệ quá trình tiêu hóa.
  • “Bệnh sinh bệnh”: Nếu bạn đang mắc một bệnh lý đường ruột nhất định như tiêu chảy hay nhiễm trùng dạ dày ruột thì cũng có khả năng xuất hiện hội chứng ruột kích thích.
  • Kích thích tố: Sở dĩ tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng này cao gấp 3 lần đàn ông là do đặc điểm nội tiết riêng có của họ. Trong giai đoạn hành kinh, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi rõ rệt về hoocmon, khiến cán cân hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng và xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Yếu tố nguy cơ: Nếu bạn thuộc một trong ba trường hợp sau thì khả năng mắc hội chứng này cũng tăng lên đáng kể: người trẻ trong độ tuổi từ 35, phụ nữ, người có tiền sử gia đình mắc bệnh…

Xem thêm: 12 bài thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích bằng đông y an toàn, hiệu quả nhất 2023

Hội chứng ruột kích thích có triệu chứng rõ rệt không?

Theo các chuyên gia, hội chứng ruột kích thích sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người. Bởi vậy có bệnh nhân xuất hiện đầy đủ tất cả các triệu chứng của bệnh nhưng cũng có người chỉ ở mức độ nhẹ.

Vậy những dấu hiệu phổ biến của bệnh lý này là gì? Dưới đây là tổng hợp chi tiết của chúng tôi:

Đau bụng

Đây được xem là triệu chứng rõ ràng nhất của hội chứng ruột kích thích. Cơ thể người bệnh thường xuyên gặp phải những cơ đau bụng bất chợt và không rõ nguyên nhân. Chúng diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, đặc biệt vào lúc đang ăn, ngoài ra còn có thể là sau khi ăn.

Thông thường, cơn đau lan tỏa hay khu trú hố chậu trái, hố chậu phải và quanh rốn. Đau trên rốn với từng cơn mạnh, còn dưới rốn thì lại mang tính chất âm ỉ. Cường độ đau sẽ tăng và khó chịu nhiều đến mức phải đi cấp cứu.

Triệu chứng của bệnh có rõ ràng không
Triệu chứng của bệnh có rõ ràng không

Tiêu chảy

Người bệnh thường bị đau quặn thắt bụng vào mỗi buổi sáng thức dậy và muốn đi đại tiện, sau khi ăn cũng có triệu chứng đó. Trước khi đi đại tiện cảm thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, sau khi đi xong thường dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị đau tức khó chịu ở hậu môn, mót đi vệ sinh và có cảm giác như đi chưa hết phân, phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.

Mỗi đợt bị tiêu chảy kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần, một ngày bạn có thể đi đại tiện trên 3 lần. Phân thường có dạng lỏng nát, lẫn nhầy hoặc toàn nhầy nhưng cũng có trường hợp đoạn đầu cứng còn đoạn sau nát.

Táo bón

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị đau quặn bụng muốn đi đại tiện, sau khi đi xong thì hết đau. Phân khô cứng thành vón thành cục nhỏ, lớp nhầy bám vòng quanh và có dạng như phân dê.

Thời gian bị táo bón thường 3 – 4 ngày/lần hoặc 1 tuần/lần. Một số trường hợp người bệnh không có cảm giác đau và phải ngồi rặn rất lâu.

Bị đầy hơi, sôi bụng

Người bệnh khi đang ăn được nửa bữa đã có cảm giác khó chịu, căng tức và đau, sôi ở bụng. Bởi vậy để cảm thấy dễ chịu thì phải ợ hoặc trung tiện được.

Ngoài ra, đầy hơi thường kèm với các triệu chứng như sôi bụng. Ruột có thể cuộn thành từng đoạn cứng và đau, sau khi xoa day một lúc hoặc để tự nhiên, đoạn cứng sẽ mất đi hoặc di chuyển sang chỗ khác. Cùng với đó, cũng có một số trường hợp còn có cảm giác nóng rát ở ổ bụng.

Đọc thêm: Nguyên nhân gây sôi bụng xì hơi và cách xử lý

Một số triệu chứng khác 

Phần lớn người bị mắc hội chứng ruột kích thích thường có trạng thái thần kinh không được ổn định nên dễ nhạy cảm, hay lo nghĩ hồi hộp và ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông. Đồng thời bạn bị đau đầu theo thời tiết, đi tiểu nhiều lần, mất ngủ, không ăn được và ở nữ đau bụng dữ dội khi hành kinh. Tuy nhiên so với các biểu hiện trên, những triệu chứng này không quá rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Hội chứng ruột kích thích không phải là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng thường tái đi tái lại nhiều lần, gây nên nhiều khó chịu cho người bệnh. Bởi vậy, ngay khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường kể trên bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách.

Tham khảo: Đau dạ dày nên khám ở bệnh viện nào? – 11 địa chỉ uy tín

Biến chứng nguy hại của hội chứng ruột kích thích

Chính vì sự chủ quan và điều trị không đúng cách mà nhiều người bệnh để hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt) kéo dài và ngày càng nặng hơn. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Đầu tiên, hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến những rối loạn trong chức năng tiêu hóa, đặc biệt là quá trình tạo phân hoặc bài tiết,… Nếu để những rối loạn này tái phát nhiều lần và không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra những tổn thương thực thể và để lại nhiều hậu quả xấu.

Bên cạnh đó, ruột giữ chức năng hấp thu chất dinh dưỡng nên những bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng và suy nhược cơ thể. Ngoài ra, người bệnh thường bị rối loạn tâm lý, luôn lo lắng, chán nản mệt mỏi gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Chính vì vậy, ngay khi được chẩn đoán mắc hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời sử dụng thuốc nhằm điều trị bệnh hiệu quả, triệt để và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Chia sẻ thêm: 5+ Biến Chứng Của Đau Dạ Dày Nguy Hiểm Và Phổ Biến Nhất

Hướng dẫn người bệnh điều trị hiệu quả hội chứng này

Những người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích có hoạt động nhu động ruột tăng mạnh hơn so với người bình thường. Bởi vậy, các triệu chứng khó chịu của hệ tiêu hóa cũng xuất phát từ đây. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng trong nhiều năm, lại tái đi tái lại làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Hướng dẫn điều trị bệnh hiệu quả
Hướng dẫn điều trị bệnh hiệu quả

Theo các chuyên gia, việc điều trị hội chứng ruột kích thích chủ yếu là tập trung cải thiện triệu chứng, kéo dài thời gian giữa các lần tái phát bệnh. Từ đó cải thiện cuộc sống và sức khỏe cho người bệnh. Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý duy trì điều trị và chăm sóc ngay cả khi các triệu chứng đã được thuyên giảm.

Một số phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả nhất hiện nay bao gồm:

Liệu pháp tâm lý

Một vài trường hợp, người bị hội chứng này thường xuyên có tâm lý lo lắng, hoảng sợ cũng chính là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, bệnh nhân cần hiểu rõ về căn bệnh này cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về những vấn đề sau:

  • Thông tin chính xác và chi tiết về cơ chế bệnh sinh, đặc điểm bệnh lý của hội chứng ruột kích thích. Các bác sĩ sẽ giúp người bệnh hiểu rằng đây là bệnh lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm nên các triệu chứng sẽ khởi phát theo từng đợt, từ đó người bệnh có tâm lý thoải mái hơn.
  • Phương pháp điều trị bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe từng người nhằm kiểm soát triệu chứng tốt hơn. Đồng thời giảm đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bạn.

Người bệnh không nên e ngại mà hãy chia sẻ hết những khó khăn, thắc mắc của bạn về căn bệnh này để các bác sĩ có thể đồng hành với bạn tốt hơn trong quá trình điều trị chống lại bệnh.

Thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt để cải thiện bệnh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học là một trong những cách điều trị đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Cụ thể, người bệnh nên chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế dung nạp các loại đồ ăn khó tiêu hóa, dễ gây tiêu chảy và đau bụng. Cụ thể bao gồm: Hoa quả chứa nhiều đường, bánh ngọt chứa nhiều bơ, sắn, thực phẩm ăn liền chứa nhiều chất bảo quản, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thức uống có ga hay nước ngọt,…
  • Không nên ngồi quá lâu một tư thế, thỉnh thoảng hãy đứng dậy đi lại vận động để cơ thể và đường ruột không bị đình trệ.
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều rau củ quả giàu vitamin cũng như chất xơ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và nâng cao hệ miễn dịch, sức khỏe cho toàn cơ thể.
  • Bạn nên uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tinh thần và sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Tránh để bị căng thẳng, stress quá độ trong công việc và luôn giữ tinh thần vui vẻ, thư thái.
  • Ngoài ra, bạn nên cố gắng rèn luyện cho bản thân thói quen đi đại tiện mỗi ngày sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Đa phần các bệnh nhân khi thực hiện tốt chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh đều có thể cải thiện được các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Bởi vậy, việc bạn cần làm là thay đổi những thói quen không tốt ngay từ bây giờ.

Lưu ý: Thực Đơn Ăn Kiêng Cho Người Đau Dạ Dày Đảm Bảo An Toàn

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng việc dùng thuốc

Sau khi điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học mà các triệu chứng của bệnh vẫn không được cải thiện thì người bệnh mới cần đến sự hỗ trợ của thuốc điều trị. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định phù hợp. Một số loại thuốc thường được dùng cho người mắc hội chứng ruột kích thích là:

Sử dụng thuốc điều trị bệnh
Sử dụng thuốc điều trị bệnh
  • Thuốc điều trị tình trạng tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium,… thường được kê đơn. Các loại thuốc này đem lại tác dụng hoặc sử dụng các vi khuẩn thay thế, thuốc kháng sinh hay thuốc bảo vệ niêm mạc ruột.
  • Thuốc điều trị táo bón: Các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc Forlax, Tegaserod, Duphalac,… điều trị trong thời gian ngắn nhằm cải thiện triệu chứng táo bón nghiêm trọng. Tuy nhiên tránh lạm dụng vì chúng có thể gây tác dụng phụ.
  • Thuốc chống co thắt: Một số loại thuốc kháng Cholinergic hay thuốc chống co thắt hướng cơ trơn sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng đau bụng và chướng bụng khó chịu gây ra bởi hội chứng ruột kích thích.
  • Thuốc chống trầm cảm: Trong trường hợp, tình trạng đau do bệnh diễn biến nghiêm trọng hoặc bệnh nhân bị trầm cảm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm. Thuốc này có công dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển, nhờ đó cải thiện triệu chứng đi tiểu ra máu hay tiêu chảy, nôn ói và nuốt khó,…

Hy vọng với những chia sẻ của bệnh viện Favina, bạn đã nắm bắt được những kiến thức về hội chứng ruột kích thích là gì, nguyên nhân biểu hiện của nó, từ đó có cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu có lo lắng băn khoăn gì, hãy liên hệ với Hotline bệnh viện Favina – Favina Hospital để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

Để được tư vấn các vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể liên hệ:

Phòng khám Gia đình Việt Nam – Favina Hospital.

Địa chỉ: 135A Thanh Ấm, Vân Đình, Ứng Hoà, Hà Nội.

Điện thoại: 02433 989 666 – 0963 396 115.

Fanpage: https://www.facebook.com/favinahospital/  – Email: lienhe@favinahospital.com.

Bài viết liên quan:

Dịch vụ & Giải pháp