Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều chứng bệnh hô hấp. Trong đó, hầu hết là các bệnh lành tính như viêm phế quản, hen suyễn, dị ứng thời tiết hay trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, đó cũng có thể là biến chứng dẫn đến những căn bệnh khó chữa. Vậy ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì nguy hiểm? Hãy cùng bác sĩ bệnh viện Favina tìm hiểu.

Ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì?

Tình trạng ho có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý, trong đó nếu bạn bị ho lâu ngày mãi không khỏi, kèm theo các triệu chứng khác thì hãy cảnh giác và nên đi khám dưới đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải 1 trong các chứng bệnh sau đây:

Viêm phổi

Ho kéo dài có đờm kèm theo hiện tượng sốt, khó thở tức ngực là những biểu hiện của bệnh viêm phổi (viêm phế quản). Ho khi bị viêm phổi khác so với những bệnh lý hô hấp thông thường. Cơn ho thường dài dẳng, ho khan và tần suất nhiều hơn vào ban đêm.

Đối với bệnh lý này, việc dùng thuốc giảm ho càng khiến tình trạng trầm trọng hơn vì nó gây trở ngại cho việc giải phóng đờm ra khỏi phổi bằng phản ứng ho. Do đó, nếu có triệu chứng ho kéo dài kèm cảm lạnh không thuyên giảm sau 10 ngày thì cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định mức độ tình trạng của bệnh.

Thông qua kiểm tra phổi, xét nghiệm máu, chụp Xquang, các bác sĩ sẽ xác định ho lâu ngày là biểu hiện của bệnh gì. Khi đã có chuẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và hồi phục dần sau khoảng vài ngày dùng thuốc.

Lao

Lao là căn bệnh ít gặp ở các nước tiên tiến nhưng lại có tỷ lệ mắc bệnh không nhỏ tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch suy yếu vì nhiễm HIV, ung thư… càng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nếu có triệu chứng ho kéo dài hơn 3 tuần lễ, ho ra máu và kèm các biểu hiện sút cân, mệt mỏi, đau ngực, sốt hay đổ mồ vào ban đêm thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì, có phải là lao hay không thông qua xét nghiệm máu. Việc điều trị sớm bằng kháng sinh sẽ ngăn chặn virus lao lây lan và gây tổn hại cho các cơ quan khác như não, xương khớp, trái tim.

Xác định ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì bằng xét nghiệm máu

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các báo cáo gần đây chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã tăng gấp bốn lần trong ba thập kỷ qua. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, cùng với những người có thói quen hút thuốc.

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thường có triệu chứng ho kéo dài kèm theo nhiều chất nhầy. Tình trạng khó thở, thở khò khè đặc biệt nghiêm trọng vào buổi sáng. Do đó, nếu muốn xác định ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì, bạn cần đến gặp bác sĩ hô hấp để được chuẩn đoán và điều trị.

Ho kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Ung thư phổi

Nhiều nghiên cứu cho thấy 65% người bị ung thư phổi đều có triệu chứng ho mãn tính. Do đó, khi ho kéo dài hơn hai tuần, đi kèm với máu, chất nhầy, đau ngực và khàn tiếng thì rất có khả năng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi.

Bạn cần tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra và phát hiện sớm các khối u trong phổi hay các bộ phận khác.

Điều trị ho lâu ngày như thế nào?

Ho không phải là bệnh khó điều trị. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau giúp mọi người cắt đứt cơn ho, làm dịu cổ họng. Điển hình là:

Chữa ho bằng thuốc Tây

Nhiều loại thuốc Tây chữa ho với đủ các tên gọi, thương hiệu được bán rất nhiều tại các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Người bệnh không khó để tìm mua những loại thuốc ấy. Thông thường thuốc tây điều trị ho, các bạn không cần đến đơn kê của bác sĩ, chỉ cần ra hiệu thuốc nói rõ triệu chứng bị ho như thế nào là mua được thuốc.

Tuy nhiên, nếu bị ho lâu ngày, dùng thuốc Tây mãi không khỏi, người bệnh nên chuyển sang phương án điều trị khác.  Vì nếu lạm dụng, uống quá nhiều thuốc Tây, các bạn có thể gặp tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa mề đay, đau dạ dày.’

Dùng thuốc Tây y điều trị mang đến công dụng nhanh chóng, hiệu quả nhưng tồn tại nhiều rác dụng phụ

Chữa ho tại nhà bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, ông bà ta vẫn lưu truyền nhiều mẹo dân gian chữa ho sử dụng ngay chính những nguyên liệu có sẵn trong nhà ví dụ như mật ong, tỏi, lá hẹ,… Cách thực hiện một số mẹo như sau:

  • Mật ong và quất chua trị ho: Rửa sạch quất, thái từng lát mỏng, xếp vào lọ thủy tinh. Một lớp quất chua, một lớp đường phèn giã nhỏ. Cho thêm một lượng nhỏ mật ong sau đó đậy kín nắp. Ngâm hỗn hợp như vậy khoảng 10-15 ngày. Sau đó, mỗi ngày mọi người lấy nước quất mật ong dùng 2 lần/ngày để giảm ho.
  • Lá diếp cá trị ho: Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá. Đem lá diếp cá giã nhuyễn cùng với nước vo gạo, cho lên bếp đun nhỏ lửa cho đến khi lá diếp cá nhừ nát. Lọc lấy phần nước cốt, uống mỗi ngày 2-3 lần.
  • Sử dụng lá tía tô: Chuẩn bị nguyên liệu là lá tía tô, hoa kế chua, 1 nắm hoa đủ đủ được và đường phèn. Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào cối, thêm nước và giã nhuyễn, sau đó đem chưng hoặc hấp cách thủy. Lọc lấy phần nước cốt và trong trong ngày.

Mẹo dân gian chữa ho thường rất dễ thực hiện lại tiết kiệm chi phí nên được nhiều người lựa chọn.

Điều trị ho lâu ngày bằng thuốc Đông y

Ngày nay, nhiều người lựa chọn phương pháp chữa ho lâu ngày bằng thuốc Đông y. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng thảo dược tự nhiên, lành tính nên an toàn cho sức khỏe người bệnh. Đồng thời, Đông y trị bệnh dựa trên nguyên tắc cân bằng âm dương của cơ thể, bổ chính khu tà, vừa đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh, vừa bồi bổ cơ thể, phục hồi chức năng các tạng phủ từ bên trong.

Tuy nhiên, nhược điểm cố hữu của thuốc Đông y là tác dụng mang lại khá chậm, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì uống thuốc theo liều lượng thầy thuốc chỉ định. Dưới đây là một số bài thuốc trị ho lâu ngày bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Trần bì 10g, Kim ngân hoa 10g, Xương bồ 12g, Tang diệp 20g, Liên kiều 12g, Cỏ mực 20g, Mạch môn 12g, Tía tô 16g, Thiên môn 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, phơi khô và sắc cùng 500ml nước, uống ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Khương giới 16g, Tục huyền 12g, Mã kế 16g, Độc diệp thảo 12g, Đương quy 16g, Vỏ quế 8g, Giao đằng 16g, Thiên nhiên kiện 10g, Bạch cự 10g, Ngũ mai tử 10g, Xà hữu thảo 12g, Cát cánh 16g, Cam thảo 12g, Xương bồ 16g. Tất cả các vị thuốc sắc kỹ, sau đó uống ngày 2-3 lần.

Ho lâu ngày – Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, nếu bạn bị ho lâu ngày kèm theo một trong số những triệu chứng bên dưới thì nên đi thăm khám kỹ càng:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần, ho tắc tiếng, khản tiếng, ho ra máu, ho gà
  • Khạc ra nhiều đờm, đờm có mùi hôi hoặc lẫn máu
  • Khó thở, thở từng cơn, khó thở khi gắng sức
  • Thở khò khè, có tiếng rít
  • Đau ngực, đau âm ỉ hoặc dữ dội, râm ran
  • Có bệnh hen suyễn
  • Viêm phế quản, cảm lạnh tái phát
  • Ngủ ngáy go, buồn ngủ quá mức vào ban ngày

Ho lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Theo các chuyên gia hô hấp, triệu chứng này là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường hô hấp. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu đã bị ho trên 3 tuần không khỏi, bạn nên sớm thu xếp đi khám, kiểm tra sức khỏe để xác định tình trạng, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, cân nhắc biện pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Đừng Bỏ Lỡ:

 

Cách chữa

Tra cứu thuốc