Hắc lào ở tay, chân thường xảy ra do nhiễm các chủng nấm dermaphytes như Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Bệnh tương đối lành tính và có thể thuyên giảm nhanh sau khi sử dụng thuốc bôi/ thuốc uống kết hợp với chế độ chăm sóc đúng cách.

Định nghĩa hắc lào ở tay chân

Bệnh hắc lào (lác đồng tiền) là một trong những bệnh nấm da thường gặp. Bệnh xảy ra do nhiễm chủng nấm sợi (dermaphytes), trong đó thường gặp nhất là Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Đây là chủng nấm ưa keratin nên có khả năng gây tổn thương ở móng, da đầu, râu, lông và các vùng da thông thường.

Các bệnh nấm da nói chung và hắc lào nói riêng thường ảnh hưởng đến những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như các kẽ ngón, bẹn, vùng da dưới cánh tay,… Trong đó, lác đồng tiền ở chân và tay là một trong những vị trí thường gặp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh Hắc Lào Có Lây Không? Có Nguy Hiểm Không

Hắc lào ở tay chân có thể lây lan khắp cơ thể nhanh chóng

Nguyên nhân mắc hắc lào ở tay chân

Các nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền ở bàn tay, bàn chân:

  • Do nấm dermatophytes: Lác đồng tiền xảy ra khi nhiễm nấm sợi (chủng nấm dermatophytes). Chủng nấm này có đặc tính ưa keratin nên phát triển mạnh ở lớp sừng của da, móng, tóc và râu – đặc biệt là khi da có độ pH kiềm (từ 6.9 – 7.2). Nấm dermatophytes có khả năng lây nhiễm từ người mắc bệnh, môi trường (chủ yếu là đất) và động vật (chó, mèo, ngựa).
  • Tăng tiết mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi là tình trạng da bài tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường. Đối với những người bị tăng tiết mồ hôi ở chân tay, nguy cơ bị nấm da nói chung và hắc lào nói riêng thường cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là do mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt kích thích sự phát triển quá mức của vi nấm.
  • Thói quen vệ sinh kém: Vệ sinh kém là yếu tố thuận lợi dẫn đến các bệnh viêm da do nấm, trong đó có bệnh hắc lào ở chân, tay. So với những vùng da khác trên cơ thể, tay và chân có tần suất tiếp xúc cao nên có nguy cơ nhiễm nấm men và vi khuẩn. Nếu vệ sinh kém, vi nấm dễ dàng xâm nhập vào móng và lớp sừng của da, kết quả là gây ra bệnh hắc lào.
  • Suy giảm miễn dịch: Vi nấm gây bệnh hắc lào có thể phát triển mạnh hơn ở những người có hệ miễn dịch suy giảm (người bị suy nhược, dùng thuốc ức chế miễn dịch dài hạn, tiểu đường, nhiễm HIV,…). Ở những người có sức đề kháng kém, hắc lào có nguy cơ tiến triển mãn tính và tái đi tái lại thường xuyên nếu không có phương án điều trị trong thời gian sớm nhất.
  • Lạm dụng xà phòng quá mức: Hầu hết các loại xà phòng đều có độ pH kiềm (khoảng từ 6.5 – 9) để có thể làm sạch bã nhờn, mồ hôi và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, lạm dụng xà phòng quá mức tạo môi trường thuận lợi để nấm dermatophytes phát triển. Bởi chủng nấm này sinh sản mạnh trong môi trường kiềm (độ pH từ 6.9 – 7.2).
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh hắc lào ở bàn chân, bàn tay còn có thể tăng lên khi có những yếu tố như thường xuyên tiếp xúc thân mật với người bị hắc lào, không mang ủng và bao tay cao su khi tiếp xúc với đất cát, không vệ sinh cho thú nuôi thường xuyên,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh Hắc Lào Tái Phát: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Bệnh thường xảy ra bởi nấm dermatophytes

Đối tượng bị hắc lào ỏ tay chân

Bệnh hắc lào ở tay chân có thể xảy ở rất nhiều đối tượng khác nhau, không phân biệt độ tuổi già hay trẻ, nam hay nữ nhưng đối tượng trẻ tuổi vẫn dễ mắc hơn cả. Ngoài ra, cũng có phần lớn trường hợp bệnh nhân bị hắc lào ở chân do nuôi các loại thú cưng, đặc biệt người nuôi mèo, chó.

Ngoài ra, bệnh hắc lào ở tay chân còn thường xảy ra khi da đang có các vết thương, vết trầy xước và tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, gặp phải các vật trung gian gây nhiễm nấm khuẩn. 

Đồng thời, những người thường xuyên đi bơi, tắm ở các nhà tắm công cộng hoặc chung sống, tiếp xúc với người bị bệnh hắc lào cũng có nguy cơ bị bệnh khá cao.

Đọc thêm: Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Triệu chứng hắc lào ở tay chân

Các triệu chứng nhận biết bệnh hắc lào ở tay, chân:

  • Mu bàn tay, bàn chân hoặc giữa các kẽ ngón xuất hiện các đốm tròn màu hồng hoặc đỏ như đồng xu
  • Tổn thương da có ranh giới rõ so với những vùng da xung quanh, bờ cao, có mụn nước li ti và ở giữa có hiện tượng bong vảy trắng nhẹ (số lượng vảy ít, không xếp chồng thành từng lớp như bệnh vảy nến)
  • Các đám tổn thương có thể liên kết lại tạo thành mảng tổn thương lớn
  • Các đốm lác đồng tiền thường có xu hướng lan rộng dần theo thời gian đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, mức độ ngứa tăng lên khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi
  • Hắc lào ở tay, chân còn có thể ảnh hưởng đến cả phần móng. Biểu hiện thường gặp là hiện tượng màu đổi sang màu trắng đục hoặc vàng nhạt, dày sừng và giòn, dễ gãy
  • Nếu không điều trị sớm, hắc lào có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính với triệu chứng điển hình là các đốm tổn thương có màu thẫm, phẳng và ranh giới không rõ ràng với vùng da xung quanh

Xem thêm: Bệnh Hắc Lào Có Nguy Hiểm Không? Những Ảnh Hưởng Của Bệnh

Biến chứng hắc lào ở tay chân

Hắc lào ở tay chân có thể xảy ra biến chứng gì là câu hỏi nhiều người đặt ra gần đây. Bệnh lý này thực tế có tốc độ phát triển khá nhanh, dễ gây ra không ít tổn thương nghiêm trọng, kéo dài. Bệnh nhân nếu không sớm tới bệnh viện để chữa trị sẽ khó tránh khỏi những hậu quả sau đây:

  • Da tay và chân bị bội nhiễm: Hắc lào ở tay chân hoàn toàn có thể gây ra tình trạng bội nhiễm khi nấm phát triển quá mạnh. Lúc này các tế bào da bị tổn thương không còn khả năng phục hồi, các loại thuốc đều khó có được tác dụng như mong muốn.
  • Sần sùi da: Chân và tay là hai khu vực sẽ phải tiếp xúc rất nhiều hàng ngày, khi này da càng dễ sần sùi hơn dưới sự tác động của ánh nắng, nhiệt độ và các vi khuẩn trong môi trường. Hắc lào làm da ngứa ngáy và xuất hiện các lớp sần chàm hóa khi chữa trị chậm trễ hoặc sai cách. Người bệnh phải mất rất nhiều thời gian để có thể làm mờ hoàn toàn sẹo, thậm chí không thể biến mất hẳn.
  • Tâm lý tự ti, mặc cảm: Bệnh hắc lào là bệnh da liễu, đặc biệt khi xảy ra ở tay hoặc chân đều là những nơi rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Điều này sẽ tạo ra nhiều rào cản trong tâm lý của người bệnh. Tâm lý ngày càng trở nên tự ti, mặc cảm, dễ lo lắng và e ngại tiếp xúc với người khác. Việc học tập, lao động hay vui chơi đều bị gián đoạn, hạn chế đáng kể. Đặc biệt khi bạn làm các công việc phải tiếp xúc với khách hàng mỗi ngày sẽ càng có nhiều khó khăn hơn.

Đọc thêm: Hắc Lào Ở Mặt Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chẩn đoán bệnh hắc lào ở tay chân

Hắc lào ở tay chân cần phải được các bác sĩ chẩn đoán chi tiết để có phác đồ chữa trị phù hợp. Bệnh nhân không nên tự ý kê đơn thuốc tại nhà sẽ rất dễ khiến các tổn thương lan rộng, mất kiểm soát và để lại nhiều biến chứng khác nhau.

Khi tới thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện từ khi nào, bệnh nhân có đang chung sống với người mắc bệnh hoặc môi trường sinh sống, làm việc có yếu tố độc hại nào hay không.

Tiếp đó, người bệnh được tiến hành thăm khám bằng mắt thường, kết hợp với đèn chiếu sáng để tìm ra những vùng nấm đang tấn công nhưng chưa có triệu chứng rõ rệt trên da. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm tổn thương da KOH: Là kỹ thuật đánh giá bệnh hắc lào ở tay chân rất phổ biến hiện nay. Vùng da bị nhiễm nấm sẽ được lấy mô và đặt trong KOH (Kali hydroxit) để quan sát phản ứng. Khi này, KOH sẽ gây tổn thương cho các tế bào vẫn còn ở trạng thái bình thường, trong khi đó tế bào dư bị tổn thương bởi nấm sẽ không xảy ra vấn đề gì. 
  • Nuôi cấy nấm và sinh thiết: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu da để đem đi xét nuôi cấy, sinh thiết, qua đó tìm kiếm sự phát triển của nấm cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Đọc thêm: Hắc Lào Ở Háng Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Điều trị hắc lào ở chân tay

Điều trị sớm bệnh lý này là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh. Các phương pháp chữa bệnh hắc lào ở tay, chân:

Thuốc Tây chữa hắc lào ở tay chân

Đa phần các trường hợp bị hắc lào ở tay, chân đều có đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc. Lựa chọn ưu tiên là các loại thuốc tại chỗ (thuốc bôi, dung dịch bôi,…) vì hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hắc lào ở tay, chân:

  • Dung dịch BSI, ASA: Dung dịch ASA và BSI thường được sử dụng để điều trị các bệnh nấm da thường gặp như lang ben và hắc lào. Các loại thuốc này chứa Acid salicylic với tác dụng bạt sừng và giảm số lượng keratin trên da, từ đó hạn chế sự phát triển của chủng nấm dermatophytes. Ngoài ra, thuốc còn chứa một số hoạt chất sát trùng, khử khuẩn như Iod, Acid benzoic và Ethanol (cồn). Vì không chứa hoạt chất kháng nấm đặc hiệu nên ASA và BSI thường được sử dụng trong trường hợp hắc lào nhẹ hoặc được phối hợp với một số loại thuốc đặc trị khác.
  • Thuốc bôi chứa axit salycilic: Thuốc bôi chứa axit salicylic cũng được sử dụng để điều trị các bệnh nấm da nói chung và hắc lào nói riêng. Axit salicylic có khả năng bạt sừng, loại bỏ tế bào chết, từ đó làm giảm lượng keratin và ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm dermatophytes. Loại thuốc này được dùng nhiều khi điều trị hắc lào ở tay, chân do lớp sừng ở bàn tay và bàn chân thường dày hơn so với lớp sừng ở những vùng da khác.
  • Kháng nấm dạng bôi: Thuốc kháng nấm dạng bôi là loại thuốc điều trị hắc lào ở tay, chân được sử dụng phổ biến nhất. Các loại thuốc này thường chứa hoạt chất kháng nấm phổ rộng như Itraconazole, Clotrimazole, Terbinafine và Ketoconazole. Thuốc được khuyến cáo sử dụng đều đặn 1 – 2 lần trong 4 – 8 tuần (tùy vị trí tổn thương). Nên dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian được chỉ định để tránh tình trạng kháng thuốc và tái nhiễm.
  • Kháng sinh dạng bôi: Kháng sinh dạng bôi được sử dụng trong trường hợp tổn thương da bị nhiễm khuẩn thứ phát. Thuốc thường được dùng 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục 7 – 10 ngày để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có nguy cơ dị ứng cao nên cần thận trọng khi sử dụng.
  • Kháng nấm đường uống: Trong trường hợp hắc lào lan rộng hoặc không có đáp ứng khi điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số loại thuốc kháng nấm đường uống như Griseofulvin, Ketoconazole và Itraconazole. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm đường uống tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cao nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
  • Thuốc kháng histamine H1: Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng để giảm ngứa ngáy do hắc lào ở tay, chân gây ra. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine H1 thế hệ I thường gây buồn ngủ nên hiện nay, bác sĩ chủ yếu kê toa các loại thuốc thế hệ II như Fexofenadine, Cetirizin, Loratadin, Chlorpheniramin,…

Các loại thuốc kháng sinh thường cho tác dụng nhanh chóng

Trước khi sử dụng thuốc - đặc biệt là thuốc bôi, cần vệ sinh chân, tay sạch sẽ để đảm bảo thuốc được hấp thu tốt và hạn chế tối đa hiện tượng bội nhiễm. Bên cạnh đó, nên chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, tần suất và thời gian để đảm bảo hiệu quả điều trị, ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và tái nhiễm.

THAM KHẢO NGAY: Review TOP 14+ Thuốc Trị Hắc Lào Tốt Nhất Trên Thị Trường

Mẹo tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng có thể kết hợp với một số mẹo tự nhiên để hỗ trợ ức chế nấm dermatophytes, giảm ngứa và cải thiện tổn thương da. Kết hợp điều trị y tế với các biện pháp hỗ trợ có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi và hạn chế tối đa nguy cơ tái nhiễm.

Các biện pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào ở tay, chân:

  • Sử dụng tỏi tươi: Tỏi tươi có khả năng kháng khuẩn, virus và các chủng nấm thường gây bệnh ở người. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng nước ép tỏi thoa lên vùng da tổn thương vài lần/ ngày để hỗ trợ ức chế vi khuẩn và chủng nấm dermatophytes gây bệnh hắc lào. Ngoài ra, một số thành phần trong tỏi còn giúp tái tạo và phục hồi các tế bào sừng hư hại do nhiễm nấm.
  • Ngâm rửa với nước lá trầu không: Tương tự như tỏi tươi, dịch chiết từ lá trầu không được chứng minh có tác dụng ức chế vi nấm, vi khuẩn và virus. Bệnh nhân có thể nấu nước lá trầu không để ngâm rửa chân, tay 1 lần/ngày. Biện pháp này giúp hỗ trợ ức chế sự phát triển của nấm dermatophytes, đồng thời giảm ngứa và ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm.
  • Dùng bột nghệ chữa hắc lào: Nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm tự nhiên. Sử dụng thảo dược này có thể hỗ trợ làm giảm tổn thương và ngăn ngừa viêm do chủng nấm dermatophytes gây ra. Bệnh nhân có thể dùng bột nghệ hòa với nước ấm + 1 ít nước cốt chanh, sau đó thoa lên vùng da tổn thương và rửa sạch sau 15 – 20 phút. Ngoài ra, curcumin từ nghệ còn giúp phục hồi và tái tạo các tế bào da tổn thương.

Lá trầu không mang tới hiệu quả giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm tốt

Nên xem: TOP 3 Thuốc Điều Trị Hắc Lào Trung Quốc Tốt Nhất, Hiệu Quả Nhất

Phòng tránh hắc lào ở tay chân

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh hắc lào ở bàn tay, bàn chân tái phát:

  • Trong thời gian điều trị, cần chú ý vệ sinh da 2 lần/ ngày để tránh sự phát triển quá mức của vi nấm. Ngoài ra, nên mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi và chất liệu thấm hút tốt để tránh hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch có độ pH cân bằng (khoảng 5.5), không sử dụng sản phẩm có độ pH quá cao.
  • Mang bao tay cao su khi tiếp xúc với các loại hóa chất và chất tẩy rửa có độ pH kiềm. Ngoài ra, cần mang ủng và bao tay nếu tiếp xúc với đất cát, nguồn nước,… để hạn chế lây nhiễm nấm dermatophytes từ môi trường.
  • Giặt quần áo với nước ấm và lộn mặt trái phơi dưới ánh nắng để loại bỏ hết vi nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, nên giặt giũ vỏ gối, mền thường xuyên để hạn chế hiện tượng tái nhiễm do vi nấm trú ngụ ở những vật dụng trung gian.
  • Hạn chế tiếp xúc thân mật và sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Để ngăn ngừa tái nhiễm, nên điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình.
  • Tắm rửa cho chó, mèo thường xuyên để tránh tình trạng nấm dermatophytes sinh sống trên lông của thú nuôi và lây nhiễm sang cho người.
  • Nấm dermatophytes có thể phát triển mạnh và lây lan rộng ở những người có hệ miễn dịch kém. Do đó, bệnh nhân cần ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nâng cao chức năng đề kháng. Sức khỏe được cải thiện có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh hắc lào và giảm nguy cơ bệnh tái phát đáng kể.
  • Người có tiền sử bị hắc lào ở tay, chân do dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh dài hạn nên thông báo với bác sĩ trước khi dùng thuốc để được cân nhắc thực hiện các biện pháp dự phòng.
  • Kiểm soát tốt các nguồn lây của nấm dermatophytes để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Hắc lào ở tay, chân là tình trạng khá phổ biến. Bệnh lý này có mức độ tương đối nhẹ và thuyên giảm nhanh nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám sớm để được chẩn đoán và tư vấn dùng thuốc. Hạn chế tình trạng chủ quan khiến bệnh tiến triển dai dẳng, mãn tính, gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị về sau.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Bệnh hắc lào có chữa khỏi hoàn toàn được không? Rất nhiều người bệnh quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bệnh do nấm gây ra nên việc điều trị...

Xem chi tiết

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu không được điều trị tốt sẽ có nguy cơ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng....

Xem chi tiết

Đa số các bệnh viêm da thường khiến cho nhiều người quan ngoại trước nguy cơ lây nhiễm. Liệu bệnh hắc lào có lây không? Có di truyền không? Các thắc mắc thường gặp này...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp