[GIẢI ĐÁP] Bệnh Gout Đau Ở Đâu? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Mỗi bệnh lý có những triệu chứng điển hình riêng. Nó thường bắt đầu bằng những cơn đau ở các cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy bệnh gout đau ở đâu? Điều trị gout như thế nào cho hiệu quả? Cần làm gì để phòng ngừa bệnh gout? Tất cả những thắc mắc trên được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh gút là bệnh gì?

Bệnh gout hay còn được gọi là thống phong. Đây là bệnh gây ra do quá trình chuyển hóa purin, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu. Thông thường, axit uric tồn tại trong cơ thể vô hại. Chúng sẽ được đào thải qua hệ bài tiết để duy trì trạng cân bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ axit này trong máu quá cao, sẽ hình thành tinh thể urat bám ở các sụn khớp. Bệnh nhân bị gout sẽ có các triệu chứng sưng đỏ, đau đớn ở các vùng khớp đó.

BẠN ĐÃ BIẾT: Định lượng acid uric bao nhiêu là cao?

Bệnh gout là bệnh gì?

Bệnh gout đau ở đâu?

Đau khớp xương là những biểu hiện rõ rệt và đặc trưng nhất của bệnh gout. Các vị trí cụ thể như sau:

Gout  đau ở đâu? Khớp chi dưới là vị trí điển hình

Khớp chi dưới là vị trí dễ tổn thương nhất khi bị gout. Một phần do các khớp chi này ở phía dưới chịu tác động của trọng lực. Mặt khác, chúng nằm xa thận nhất nên quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể cũng khó hơn, các tinh thể urat dễ kết tủa trong sụn khớp. Khớp chi dưới bao gồm khớp các ngón chân, khớp đầu gối, mắt cá chân… Chúng gây ra những bất tiện trong việc di chuyển cho bệnh nhân. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng trở nên khó khăn hơn.

Bị gout đau ở đâu? Các khớp chi trên

Sau các khớp chi dưới, triệu chứng gout sẽ biểu hiện rõ ở các khớp chi trên. Khớp ngón tay, khủy tay thường bị sưng tấy, nóng đỏ và có thể bị bong tróc da. Bạn sẽ có cảm giác khá giống trật khớp. Tuy nhiên, cơn đau sẽ buốt và nhức kéo dài. Khi bị lâu, các vết sưng đó sẽ to dần, có thể phá vỡ sụn khớp. Việc cầm nắm các vật dụng cũng khó khăn hơn.

[ĐỪNG BỎ LỠ]: Top 5 Cách Giảm Đau Gout Tại Nhà Hiệu Quả Và Nhanh Nhất

Bị gout đau ở đâu? Các khớp chi trên

Đau khớp thần kinh

Khớp thần kinh là loại khớp nằm ở hai bên của xương chậu. Khi bị gout, người bệnh sẽ có những cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên, vị trí này khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh về khớp khác. Vì thế, việc chẩn đoán sẽ không chính xác, dẫn đến những sai lầm trong điều trị.

Gút đa khớp

Khi chuyển sang giai đoạn gout mãn tính sẽ gây đau ở nhiều khớp cùng một lúc. Tình trạng này gọi là gút đa khớp. Các cơn đau đa khớp thường tấn công trong thời gian dài và tái phát nhanh hơn. Bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau ở hầu hết các khớp trong cơ thể, chỉ là mức độ nặng nhẹ của chúng khác nhau.

Các biện pháp điều trị bệnh gout 

Để giảm các cơn đau gout, bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị gout sau đây:

Biện pháp dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian giảm triệu chứng gout rất hữu hiệu. Lá lốt, lá tía tô, cây lược vàng, cây sói rừng là các loại thuốc nam điển hình nhất. Công dụng chính của nó là làm giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời giảm nhẹ các cơn đau gút tức thời. Cách dùng phổ biến của các loại lá này là đun sôi lấy nước uống hoặc ngâm với rượu thuốc.

XEM THÊM: Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt – dứt điểm cơn đau gout ngay tại nhà.

Chữa gout bằng các bài thuốc dân gian

Thuốc Tây 

Bệnh nhân gout không thể bỏ qua phương pháp dùng thuốc tây trong điều trị bệnh. Các loại thuốc này tác động tới cơ thể thông qua cơ chế tác động đến việc tạo ra và đào thải axit uric. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc trị gout khác nhau. Bên cạnh thuốc điều trị, bệnh nhân sẽ dùng thêm các thuốc hỗ trợ sức khỏe như vitamin, thuốc bổ khác…

Thuốc Đông y

Ngoài bài thuốc dân gian và thuốc tây thì Đông y cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân quan tâm. Sự kết hợp tài tình giữa các vị thuốc sẽ giúp giảm các triệu chứng đau hiệu quả. Tuy nhiên, Đông y thường yêu cầu khắt khe về liều lượng mới có tác dụng tốt. Vì thế, người dùng sẽ gặp khó khăn trong việc sắc đúng công thức thuốc. Hiện nay, nhiều đơn vị bào chế thuốc đã cho ra đời các sản phẩm Đông y trị gout rất tốt. Bệnh nhân có thể tham khảo để lựa chọn loại thuốc phù hợp với cơ địa của mình.

[ ĐỘC QUYỀN ]: chữa bệnh gút bằng đông y an toàn, hiệu quả – Bệnh nhân gút khuyên dùng

Phòng ngừa bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout gây ra những con đau dai dẳng, khó chịu cho bệnh nhân. Do đó, phòng ngừa gout là điều cần thiết mà chúng ta nên lưu ý.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm. Điều này giúp bạn sớm phát hiện những bất thường ở cơ thể. Song điều này không phải ai cũng có thể làm được. Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, hãy lắng nghe cơ thể để quan sát bản thân. Khi có những biểu hiện đau khớp bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

ĐỪNG BỎ LỠ: Top 15 bệnh viện gout uy tín và tốt nhất hiện nay

Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh gout

Xây dựng lối sống lành mạnh

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì lối sống, thói quen sinh hoạt cũng giúp bạn giảm khả năng mắc bệnh gout. Đầu tiên, bạn hãy duy trì cân nặng ở mức bình thường, tránh béo phì. Bởi điều này giúp bạn hạn chế được áp lực của cơ thể lên các khớp, đặc biệt là khớp chi dưới.

Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Các bài tập nhẹ nhàng hoặc mạnh cần linh động và phù hợp với thể trạng cơ thể. Hoặc bạn có thể áp dụng các bài tập tùy vào khuyến cáo của bác sĩ. Thường xuyên vận động cũng là biện pháp tăng cường sức khỏe, giúp ngăn ngừa được nhiều loại bệnh khác nhau.

Nếu đã bị bệnh gout nhưng thể cấp tính, hãy vận động nhẹ nhàng. Nhiều người cho rằng, không nên vận động để tránh các cơn đau khớp. Tuy nhiên, quan điểm này chưa chính xác hoàn toàn. Việc lười vận động sẽ làm giảm sự linh hoạt của cơ, khớp làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bạn chỉ nên hạn chế vận động mạnh khi cơn đau tái phát để không làm vết thương trở nên nghiêm trọng.

Uống đủ nước mỗi ngày là một thói quen tốt. Nó giúp cơ thể hoạt động bình thường, tăng cường đào thải axit uric. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và cân nặng mà có những khuyến cáo về lượng nước dùng mỗi ngày khác nhau.

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp

Có một chế độ ăn phù hợp sẽ giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh gout.  Trong thực đơn hàng ngày, bạn cần kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm để cơ thể đủ chất. Hãy sử dụng thịt đỏ như thịt bò, dê, cừu xen kẽ các bữa ăn. Thay vào đó nên tăng cường các loại rau xanh, trái cây. Chế độ ăn này không chỉ giúp phòng ngừa gout mà còn giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

KHUYẾN CÁO: Bệnh Gút Không Ăn Rau Gì Để Tránh Các Cơn Đau Đột Ngột Tái Phát.

Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ điều trị gout hiệu quả

Hạn chế rượu bia, chất kích thích

Uống rượu bia thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến gan thận, hệ thần kinh mà còn tăng nguy cơ mắc gout. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dung nạp nhiều cồn sẽ làm cản trở quá trình bài tiết axit uric. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Một số loại thuốc lợi tiểu, kháng lao có tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Nó liên quan đến tình trạng làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Nếu đang bị nhiều bệnh cùng lúc, hãy chủ động hỏi bác sĩ về việc kết hợp các loại thuốc. Bởi có thể chúng là nguyên nhân gây nên bệnh gout ở bạn.

Biết được gout đau ở đâu sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn cấp tính. Từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời. Hi vọng rằng, với những thông tin cung cấp trong bài viết, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.