Gout Cấp Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Gout cấp tính là tình trạng bệnh đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có các dấu hiệu bệnh lâm sàng đặc trưng. Do đó, nhiều người thường không thể nhận biết mình đã có mắc bệnh. Việc phát hiện sớm gout cấp tính thông qua các triệu chứng ban đầu giúp người bệnh có biện pháp can thiệp, chữa trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị gout cấp tính trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Gout cấp tính là gì? 

Bệnh Gout là tình trạng viêm khớp phức tạp và phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng già trẻ. Tuy nhiên, đối tượng trung niên từ 35 đến 55 tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Gout cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh được biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng. Gout cấp tính đặc trưng bởi các cơn đau khớp lặp đi lặp lại. Nói cách khác, cơn đau sẽ biến mất sau vài ngày rồi tiếp tục đau lại.

Gout cấp tính là gì?

Nguyên nhân bị gout cấp tính 

Cơ thể của người bình thường khi phân hủy tế bào sẽ giải phóng các nhân purin. Trong quá trình chuyển hóa, purin tạo ra lượng nhất định axit uric được giải phóng vào máu. Sau đó, nó được đào thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Tuy nhiên, khi cơ chế điều hòa bị mất cân bằng, lượng axit này bị tăng lên bất thường.

Điều này có thể là do lượng axit tạo ra quá nhiều. Hoặc hệ bài tiết hoạt động kém hiệu quả, không đào thải được hết axit uric ra khỏi máu, khiến nồng độ axit uric tăng cao. Khi tồn tại trong cơ thể lâu dài, chúng sẽ hình thành các tinh thể urat trong dịch khớp. Từ đó, gây tình trạng viêm, sưng đau vùng khớp.

Nguyên nhân dẫn đến bị gout cấp tính

Quá trình sản sinh và đào thải axit uric còn bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày như:

  • Uống nhiều rượu bia: Tăng quá trình hoạt động để chuyển hóa cồn, thận phải làm việc nhiều để loại bỏ các chất độc hại. Từ đó làm giảm hiệu quả đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa purin: Các loại thực phẩm như thị thịt đỏ hải sản là nguyên nhân làm tăng axit uric máu. Do tế bào động vật chứa nhiều nhân purin.
  • Tuổi tác và giới tính: Nam giới trong độ tuổi trung niên có nguy cơ mắc gout cao hơn so với phụ nữ
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng thuốc chứa salicylate, thuốc lợi tiểu có thể gây ức chế quá trình bài tiết. Từ đó làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Có thể bạn chưa biết: Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Triệu chứng điển hình nhận biết bệnh gout cấp tính 

Ở giai đoạn đầu, gout cấp tính chưa có nhiều dấu hiệu nhận biết. Bệnh nhân vẫn cảm thấy cơ thể hoạt động bình thường. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn có triệu chứng lâm sàng thì bệnh nhân mới phát hiện mình đã mắc bệnh. Vì thế, hiểu biết về những triệu chứng gout cấp tính giúp bạn có hướng điều trị dứt điểm tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu về cơn đau gout cấp bạn nên tham khảo:

  • Thường gặp các cơn đau ở ngón chân cái, đặc biệt là sau khi sử dụng thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, uống rượu bia, lao động quá sức.
  • Sức khỏe suy giảm, đôi lúc có cảm giác ớn lạnh kèm sốt nhẹ.
  • Tần suất xuất hiện những cơn đau nhức khớp ngày càng nhiều, nhất là về đêm và khi thức dậy. Cơn đau chủ yếu là ở cổ chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay và khuỷu tay. Ban đầu có thể là ở một khu vực nhưng sau đó có thể đau ở nhiều vùng của cơ thể.
  • Ở vị trí xung quanh khớp xương, đặc biệt là ngón tay, chân có hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ. Khi chạm nhẹ vào vị trí đó, người bệnh có cảm giác rất tê, buốt, ngứa và khó chịu.

BỆNH NHÂN GÚT KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Gout Và Cách Phòng Ngừa Ngay Từ Hôm Nay

Sưng đỏ các khớp, chi là triệu chứng điển hình của gout cấp tính

Các cơn đau gout cấp thường xuất hiện đột ngột không theo chu kỳ. Trong khoảng 1 đến 3 năm đầu, bệnh nhân sẽ phải chịu các cơn đau gout cấp tính với tần suất cao. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh gout có thể chuyển sang giai đoạn gout mãn tính. Nếu kéo dài có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm. Điển hình như suy thận, tai biến, phá hủy sụn khớp…

Cách điều trị gout cấp tính 

Điều trị gout giai đoạn cấp tính giúp tăng hiệu quả kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Tuy nhiên, để kiểm soát các cơn đau gout cấp, bạn cần kết hợp linh hoạt giữa việc sử dụng thuốc đặc trị gout và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ.

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Không ngẫu nhiên đông y được ứng dụng nhiều trong điều trị gout cấp. Các loại thuốc nam như tía tô, lá lốt, cây sói rừng mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Chủ yếu chúng được sắt nhỏ để đun nước uống trực tiếp. Song, để có tác dụng rõ rệt, bệnh nhân cần sử dụng trong thời gian dài.

Mách Bạn: Bài Thuốc Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Tía Tô Được Bệnh Nhân Gút Truyền Tai Nhau Sử Dụng

Sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa gout cấp tính

Chữa gout bằng đông y là phương pháp đơn giản, dễ làm, lành tính, không có tác dụng phụ. Vì thế, hầu hết các bệnh nhân gout đều áp dụng cách thức chữa bệnh này ngay tại nhà.

Điều trị gout cấp tính bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây là cực kỳ phương pháp hữu hiệu trong phác đồ điều trị bệnh gout. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân nên sử dụng từng loại thuốc phù hợp. Cơ chế điều trị gout dựa trên kiểm soát hàm lượng axit uric. Nói cách khác, thuốc có tác dụng giảm lượng axit uric được tạo ra hoặc tăng bài tiết chúng qua nước tiểu.

  • Thuốc làm tăng đào thải acid uric niệu: Thuốc này có tác dụng giảm tái hấp thu của ống thận nhằm tăng hiệu quả đào thải axit. Tuy nhiên, người bệnh nên tăng dần liều dùng thay vì dùng lượng lớn ngay từ đầu vì thuốc dễ gây sỏi thận.
  • Thuốc làm giảm sinh tổng hợp acid uric: Có tác dụng ức chế enzym xanthin-oxidase chuyển hóa hypoxanthin thành xanthin và xanthin thành acid uric.
  • Thuốc làm tiêu acid uric trong máu: Cơ chế của nhóm thuốc này là tăng quá trình thoái giáng acid uric thành allantoin nhờ vào tác động của enzyme urat-oxydase. Nó có tác dụng giảm lượng axit trong máu rất nhanh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ.

Xem Ngay: 12 Viên Thuốc Điều Trị Gout Của Mỹ Có Tác Dụng Giảm Đau, Giảm Sưng Hiệu Qủa

Thuốc tây có tác dụng tích cực trong điều trị gout cấp tính

Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nếu không được dùng đúng cách, đúng liều lượng.

Điều trị gout bằng đông y

Ngoài các bài thuốc dân gian, thuốc tây, bệnh nhân có thể áp dụng thêm cả thuốc đông y. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như tam diệu thang, tứ diệu tán gia vị, nghiệm phương. Tuy nhiên, các thành phần trong bài thuốc này khá khó kiếm. Chưa kể đến việc chuẩn bị và sắc thuốc khá cầu kỳ.

Hiện nay, trên thị trường có những sản phẩm Đông y được bào chế sẵn. Đây được xem là giải pháp điều trị giúp bệnh nhân có thêm hy vọng chữa khỏi bệnh. Nó còn khắc phục được nhược điểm cầu kỳ, phức tạp của thuốc đông y truyền thống. Người sử dụng chỉ dùng theo chỉ dẫn là được.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng là giải pháp tốt
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng là giải pháp tốt

Tuy nhiên, bệnh nhân gout cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Bởi, trong một vài trường hợp có thể các bài thuốc sẽ phản ứng với nhau, gây tác dụng phụ…

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc dùng thuốc thì xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh là điều cần thiết với bệnh nhân gout. Nó giúp tăng hiệu quả điều trị, cải thiện sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là một số lời khuyên mà các bác sĩ mà bạn nên tham khảo:

  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… Ngoài ra, tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên kiêng hoàn toàn thịt mà nên sử dụng các loại thịt trắng để thay thế. Bởi cơ thể vẫn cần năng lượng chuyển hóa từ protein động vật
  • Nói không với các loại đồ uống có cồn như rượu bia thuốc lá, nước ngọt có gas. Đây là những loại thực phẩm làm giảm hiệu quả điều trị thuốc. Bên cạnh đó, nó còn có hại cho các hệ cơ quan trong cơ thể, dễ gây biến chứng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng đào thải axit uric có trong máu.
  • Khuyến khích vận động nhẹ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
  • Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp…

Chuyên Gia Dinh Dưỡng: Thực Đơn Cho Bệnh Nhân Gút Cần Tuân Thủ Trong Thời Gian Điều Trị Bệnh

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh gout cấp tính. Nếu đã bị bệnh, đừng quên kết hợp các phương pháp điều trị trên mà chúng tôi chia sẻ để bệnh sớm thuyên giảm và dứt điểm hoàn toàn. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!