Nội dung chính

Đo loãng xương là một trong những từ khóa được tìm kiếm khá nhiều hiện nay do thói quen ăn uống thiếu chất, tuổi tác khiến xương bị yếu đi. Vậy đo loãng xương là gì? Đối tượng nào cần thực hiện và cách đọc ra sao? Đo loãng xương ở đâu tốt, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây! 

Đo loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý phổ biến thường xảy ra khi mật độ xương thấp, xương trở nên yếu, mỏng và dễ vỡ hơn những trường hợp bình thường. Đây là căn bệnh không có dấu hiệu cụ thể và khó phát hiện từ sớm.

Loãng xương là một tình trạng giảm mật độ xương dễ gặp, nhất là đối tượng người lớn tuổi
Loãng xương là một tình trạng giảm mật độ xương dễ gặp, nhất là đối tượng người lớn tuổi

Đo loãng xương hay còn được gọi là đo mật độ xương. Từ khóa này trong tiếng Anh có nghĩa là Bone Mineral Density – BMD. Hiểu đơn giản đây là kỹ thuật sử dụng tia X (có thể là DEXA hay DXA) để chụp CT. Mục đích chính là để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương.

Những khu vực thường được thực hiện đo loãng xương thông thường là cột sống, hông, xương cẳng tay hoặc đo loãng xương gót chân hay đo loãng xương toàn thân. Cũng thông qua kỹ thuật cơ bản này, bạn có thể biết được bản thân có đang rơi vào tình trạng bị giảm khối lượng xương hay không.

Các biến chứng của loãng xương thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở người già. Do đó, phát hiện sớm tình trạng này sẽ tạo điều kiện giúp chẩn đoán, điều trị kịp thời. Việc đo mật độ xương được thực hiện nhằm mục đích:

  • Tiến hành chẩn đoán tình trạng loãng xương nếu bạn đã bị gãy xương
  • Dự đoán các khả năng gãy xương trong tương lai
  • Xác định chính xác tỷ lệ mất xương
  • Đưa ra kết luận về việc điều trị liệu có đem lại hiệu quả?

Vậy những đối tượng nào sẽ cần đo loãng xương?

Với phụ nữ:

Tất cả phụ nữ từ 50 – 65 tuổi đang bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có các yếu tố nguy cơ. Ví dụ như đã từng gãy xương sau 30 tuổi, có tiền sử người thân gãy xương (cha mẹ hoặc anh chị em ruột), thường xuyên sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, nhẹ cân hoặc khi còn nhỏ từng thiếu canxi.

  • Tất cả chị em sau 65 tuổi bất kể có hay không có nguy cơ cũng cần xét nghiệm đo độ loãng xương.
  • Phụ nữ sau mãn kinh có tiền sử bị gãy xương.
  • Phụ nữ đã từng được tiến hành trị liệu bằng phương pháp thay thế hormon trên 10 năm hoặc sử dụng quá nhiều thuốc điều trị.
  • Phụ nữ đã từng mắc các bệnh lý nền khác hoặc có sự thay đổi hormone bất thường trong cơ thể.
Đo loãng xương là biện pháp cần thiết để đánh giá tình trạng xương khớp hiện tại của bản thân
Đo loãng xương là biện pháp cần thiết để đánh giá tình trạng xương khớp hiện tại của bản thân

Với nam giới:

Đàn ông từ 50 tuổi trở lên có một số yếu tố nguy cơ như suy thận, tăng bất thường glucocorticoid, giảm tuyến sinh dục nam Hypogonadism hoặc nghiện rượu bia, thuốc lá,… rất dễ mắc bệnh loãng xương.

  • Phái mạnh từ 70 tuổi trở lên cần đi đo độ loãng xương.
  • Cơ thể liên tục xuất hiện những cơn đau cột sống không rõ nguyên nhân.
  • Từng thực hiện qua các phẫu thuật cấy ghép nội tạng.
  • Có sự thay đổi chiều cao bất thường.

Quy trình đo loãng xương và cách đọc kết quả

Quy trình thực hiện việc đo loãng xương diễn ra nhanh chóng và cho kết quả khá chính xác. Các khâu quan trọng có thể kể đến như:

  • Chuẩn bị: Bác sĩ yêu cầu người thăm khám ngừng bổ sung canxi trong khoảng 24 – 48 giờ trước khi thực hiện đo. Ngoài ra, bạn cũng chú ý không đeo đồ trang sức kim loại hoặc mặc quần áo có các chi tiết làm bằng kim loại như nút, khóa kéo.
  • Quá trình đo: Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn nằm trên giường đệm của máy đo. Máy đo sẽ bắt đầu di chuyển để thực hiện việc đo lường, thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Sau khi đo: Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian nhận kết quả. Tùy thuộc vào máy móc cũng như kinh nghiệm của bác sĩ mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau. Thế nhưng với những thế hệ máy móc hiện đại như ngày nay thì thời gian đọc kết quả đo loãng xương đã được rút ngắn rất nhiều.
Người bệnh nên thực hiện tại các địa chỉ uy tín để được phân tích chỉ số chính xác
Người bệnh nên thực hiện tại các địa chỉ uy tín để được phân tích chỉ số chính xác

Thông qua kỹ thuật đo độ loãng xương sẽ xác định mật độ canxi và khoáng chất của cơ thể có đang trong tình trạng suy yếu. Kết quả sẽ được so sánh với 2 chỉ số: điểm T và điểm Z.

Đầu tiên, kết quả BMD của bạn sẽ được so sánh với các chỉ số của người 25 – 35 tuổi khỏe mạnh có cùng giới tính và dân tộc. Độ lệch chuẩn (SD) được gọi là điểm T. Theo WHO, đọc chỉ số đo loãng xương được xác định dựa trên các mức độ sau:

  • Điểm T nằm trong khoảng 1 SD (+1 hoặc -1): Mật độ xương bình thường.
  • Điểm T nằm trong khoảng từ 1 – 2,5 SD dưới trung bình (-1 đến -2,5 SD): Đây là mật độ xương thấp nhưng cũng không quá nguy hiểm.
  • Điểm T từ 2,5 SD trở lên nằm dưới mức trung bình (nhiều hơn -2,5 SD): Tình trạng loãng xương và cần được xử lý ngay.

Ngoài chỉ số T, BMD của người tiến hành xét nghiệm còn được so sánh với mật độ xương bình thường của người khỏe mạnh có cùng độ tuổi (điểm Z). Theo đó, điểm Z được ISCD đánh giá như sau:

  • Điểm Z nằm trên -2.0: Tình trạng xương bình thường.
  • Điểm Z đạt mức +0.5, -0.5 hay -1.5: Đây là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Điểm Z nằm ở mức ≤ -2,0: Mật độ xương được đánh giá là thấp hơn tiêu chuẩn của nhóm tuổi.

Ngoài tiến hành xét nghiệm mật độ xương, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đề xuất thực hiện một vài xét nghiệm khác như xét nghiệm máu. Từ đó đưa ra phán đoán về nguy cơ mắc bệnh thận, chức năng tuyến cận giáp, mức độ khoáng chất trong cơ thể liên quan đến sức khỏe xương.

Các phương pháp tiến hành đo mật độ xương

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp xét nghiệm đo loãng xương với nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đo loãng xương bằng phương pháp DEXA và siêu âm được sử dụng nhiều nhất theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA hoặc DXA

DEXA (tên đầy đủ là Dual Energy X-ray Absorptiometry) – phương pháp đo loãng xương được sử dụng khá rộng rãi nhất tại các bệnh viện trên toàn thế giới. Xét nghiệm DEXA hoặc DXA được thực hiện bằng thủ thuật cách chiếu các tia X với năng lượng kép.

Đo bằng phương pháp DEXA hoặc DXA tiên tiến, hiện đại và cho kết quả nhanh chóng
Đo bằng phương pháp DEXA hoặc DXA tiên tiến, hiện đại và cho kết quả nhanh chóng

Nhờ sử dụng một lượng nhỏ từ bức xạ ion hóa sẽ tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể. Đặc biệt là ở các vị trí cột sống thắt lưng hoặc khớp háng để đưa ra chẩn đoán chính xác. Kết quả chỉ số đo loãng xương sẽ được sử dụng làm tiền đề chẩn đoán loãng xương và đánh giá chung về nguy cơ gãy xương của người bệnh có độ chính xác rất cao.

DEXA là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hoàn toàn không gây xâm lấn. Quét DXA được thực hiện chủ yếu ở vùng khớp háng, bao gồm khu vực xương đùi gọi là tam giác Ward và ở các đốt sống lưng. Mỗi lần đo thường kéo dài trung bình 10 – 20 phút.

Hạn chế của hai phương pháp DEXA và DXA:

  • Những đối tượng bị biến dạng cột sống hoặc đã phẫu thuật cột sống trước đó không nên thực hiện vì kết quả nhận được không được chính xác.
  • Trước khi xét nghiệm cần tháo toàn bộ các vật trang sức, vật cản quang, mặc quần áo thoải mái rộng rãi.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm hoặc viên uống bổ sung canxi trước khi xét nghiệm từ 24 – 48 giờ.

Lưu ý: Nếu đang trong quá trình mang thai hoặc đã thực hiện chụp X – quang, bạn cần báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên biết để có sự tư vấn. Đặc biệt là trong quá trình thực hiện có chứa barium, chất cản quang hay đồng vị phóng xạ.

Cách đo loãng xương bằng siêu âm

So với việc đo loãng xương bằng DEXA, siêu âm được đánh giá là một phương pháp tương đối mới, hiện đại. Đặc biệt là không cần sử dụng nguồn phóng xạ. Chiếu chùm tia siêu âm sẽ được chiếu vào trực tiếp vào vị trí cần đo. Bác sĩ sẽ đánh giá mật độ xương thông qua sự hấp thụ của cơ thể với sóng âm.

Phương pháp đo độ loãng xương thông qua siêu âm được đánh giá cho kết quả nhanh nhưng không chính xác bằng DEXA. Chính vì vậy siêu âm thường chỉ được dùng cho phần gót chân với 75 – 90% xương bè.

Ngoài ra, sự thay đổi mật độ xương ở khu vực gót chân thường chậm hơn cột sống và háng. Vì vậy phương pháp siêu âm thường chỉ được sử dụng để tầm soát loãng xương và chẩn đoán lâm sàng cũng như theo dõi tình trạng bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cách đo loãng xương khác như:

  • Phương pháp (MRI).
  • Đo hấp thụ Photon kép (DPA): Thường được áp dụng tại vị trí cột sống, hông hoặc khu vực toàn thân.
  • Đo hấp thụ Photon đơn (SPA): Thường dùng ở vùng cổ tay.
  • Sinh thiết xương mào chậu mục đích chính là đánh giá vi tổn thương trong cấu trúc xương.
  • Xét nghiệm liên quan đến hủy xương: Pyridinoline, Hydroxyproline, N – telopeptide và C – telopeptide liên kết chéo.

Tham khảo thêm: Top các loại thuốc chữa thoái hóa cột sống của Nhật được nhiều người sử dụng

Đo loãng xương giá bao nhiêu và đo ở đâu?

Đo loãng xương bao nhiêu tiền là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Đặc biệt là với nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ ngày càng tăng cao. Theo nhận định chung, thủ thuật này có mức phí từ 200.000 – 450.000 đồng. Đây được xem là mức giá phù hợp, không quá cao và bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được.

Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch mai Hà Nội là địa chỉ đo loãng xương hiệu quả
Khoa Cơ xương khớp của bệnh viện Bạch mai Hà Nội là địa chỉ đo loãng xương hiệu quả

Chi phí đo loãng xương cũng phụ thuộc nhiều và cơ sở thực hiện. Những bệnh viện đáp ứng việc đo loãng xương của người bệnh phải là những nơi có cơ sở vật chất đảm bảo, hoạt động dưới sự cấp phép của cơ quan ban ngành,… Đặc biệt là đội ngũ bác sĩ và nhân viên có trình độ và nhiều năm kinh nghiệm.

Dưới đây là câu trả lời cho thắc mắc: Đo loãng xương miễn phí ở đâu? Mời bạn tham khảo!

  • Khoa Cơ Xương khớp của bệnh viện Bạch Mai: Khoa Cơ Xương khớp bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ uy tín trong việc đo loãng xương. Ngoài ra đây cũng là nơi thăm khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp hàng đầu ở khu vực phía Bắc. Địa chỉ bệnh viện ở 78 mặt đường Giải Phóng, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện E: Đây là nơi thăm khám và điều trị, nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh cơ xương khớp phổ biến. Đây cũng là nơi làm việc của nhiều bác sĩ đầu ngành cơ xương khớp tại Việt Nam. Có thể kể đến như Giáo sư Trần Ngọc Ân, Tiến sĩ Mai Thị Minh Tâm, Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Loan,… với cái tâm trong nghề. Địa chỉ bệnh viện ở 89 đường Trần Cung, Phường Nghĩa Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: Khoa Cơ xương khớp – bệnh viện Nhân dân 115 là địa chỉ uy tín tại khu vực phía Nam. Tại đây chuyên về thăm khám, điều trị các bệnh hệ cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, đo loãng xương và các bệnh tự miễn như lupus,… Địa chỉ bệnh viện ở số 527 trên đường Sư Vạn Hạnh, P. 12, Q. 10, thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm: Danh Sách Thuốc Chống Loãng Xương Mỹ Tốt Nhất 

Lưu ý quan trọng khi thực hiện

Khi xác định thực hiện đo loãng xương, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Điền đầy đủ các mục thông tin cá nhân bao gồm năm sinh, chiều cao cân nặng, đặc biệt là về tiền sử bệnh lý hoặc sử dụng thuốc trị loãng xương.
  • Mặc quần áo thoải mái, không mang các vật dụng kim loại, trang sức hoặc đồ vật cản quang.
  • Ngừng cung cấp canxi trước từ 1 – 2 ngày để có kết quả chính xác nhất.
  • Phụ nữ có thai chú ý không nên thực hiện xét nghiệm đo loãng xương.
  • Nên thăm khám sàng lọc và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn phương pháp đo loãng xương cho chỉ số đúng nhất.

Loãng xương là bệnh lý rất phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Đo loãng xương chính là lựa chọn tốt nhất để mọi người có thể phát hiện, theo dõi việc điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần chú ý không nên thực hiện thủ thuật này quá thường xuyên vì như vậy sẽ gây hại cho sức khỏe.

Dinh dưỡng sức khỏe