Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ ngứa và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Dị ứng thời tiết nóng là tình trạng khá phổ biến thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy. Đi kèm với đó còn là các triệu chứng tiêu hóa rất khó chịu. Cần có biện pháp can thiệp phù hợp để nhanh chóng khắc phục bệnh.

dị ứng thời tiết nóng
Dị ứng thời tiết nóng là tình trạng khó chịu rất phổ biến trong mùa hè

Dị ứng thời tiết nóng là gì?

Dị ứng thời tiết nóng đề cập đến tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức khi nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng lên đột ngột hay quá mức. Tình trạng này diễn ra phổ biến trong mùa hè, khi thời tiết nóng từ 35 – 40°C và độ ẩm không khí vượt mức 70%.

Thời tiết nóng khiến cho thân nhiệt tăng, đồng thời gây ra tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều. Lúc này da luôn trong trạng thái ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như nấm mốc, bụi bẩn, hóa chất… gây kích thích và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, dị ứng thời tiết nóng thường đi kèm với tình trạng nổi mề đay Cholinergic. Đây là một dạng mề đay có xu hướng khởi phát khi thân nhiệt tăng cao và da tăng tiết mồ hôi.

Tìm hiểu định nghĩa: Dị Ứng Thời Tiết Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

1. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Thực tế cho thấy, nhiệt độ và độ ẩm cao kích thích da tăng tiết mồ hôi và làm tăng thân nhiệt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dị ứng thời tiết nóng. Các yếu tố này sẽ khiến cơ thể giải phóng acetylcholine. Từ đó thúc đẩy tế bào mast phóng thích lượng lớn histamine. Đồng thời gây ra các triệu chứng dị ứng.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác cũng có thể liên quan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình như:

Tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím

Vào mùa hè trời nóng, tia cực tím thường hoạt động với bước sóng cao. Chúng có thể xuyên qua da và gây tổn thương tế bào. Việc thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím nhưng không có biện pháp che chắn và bảo vệ thì da sẽ dễ bị kích thích hơn.

Sử dụng quạt điện hoặc điều hòa không đúng cách

Lạm dụng điều hòa hay thường xuyên bật quạt thẳng vào người khi thời tiết nóng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng thời tiết nóng. Bởi điều này có thể khiến da bị mất nước và làm suy giảm hàng rào bảo vệ.

Dùng kem dưỡng hoặc mỹ phẩm

Dùng kem dưỡng hoặc mỹ phẩm khi trời nóng có thể gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết mồ hôi và bã nhờn của da. Đây cũng là nguyên do khiến cho da dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa.

nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nóng
Nhiệt độ và độ ẩm tăng quá mức là nguyên nhân chính gây dị ứng thời tiết nóng

Các yếu tố khác:

  • Nhiệt độ và độ ẩm môi trường sống tăng lên một cách đột ngột
  • Sinh sống trong môi trường nóng ẩm, ô nhiễm
  • Tắm nước quá nóng
  • Ăn các loại thực phẩm cay nóng
  • Vệ sinh thân thể kém
  • Tập các môn thể thao có cường độ mạnh
  • Tuyến mồ hôi hoạt động quá mức
  • Tiếp xúc với các chất dị nguyên

2. Dấu hiệu nhận biết

Thực tế cho thấy, dị ứng thời tiết nóng ngoài gây ra các tổn thương trên da thì còn đi kèm với một số triệu chứng toàn thân. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp nhận biết tình trạng dị ứng thời tiết nóng:

  • Đầu tiên, da của bạn thường sẽ có cảm giác châm chích và nóng ran.
  • Sau đó trên bề mặt da xuất hiện các mẩn đỏ, chúng có thể mọc khu trú hoặc lan tỏa.
  • Vùng da xung quanh cũng sẽ có xu hướng đỏ và sưng viêm từ nhẹ cho tới nặng.
  • Tổn thương đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu.
  • Ngoài ra, một số người bệnh có thể bị phù mạch, tiêu chảy, đau đầu.
  • Nhiều trường hợp, dị ứng thời tiết nóng còn làm bùng phát cơn hen cấp tính.
triệu chứng dị ứng thời tiết nóng
Người bệnh thường bị nổi mẩn đỏ kèm theo tình trạng ngứa ngáy trên bề mặt da

Thông thường, các triệu chứng dị ứng thời tiết nóng sẽ có xu hướng thuyên giảm dần và biến mất khi thân nhiệt trở về mức cân bằng và mồ hôi trên da được làm sạch. Tuy nhiên, ở một số trường hợp thì tổn thương da có thể sẽ kéo dài và ảnh hưởng nặng nề hơn. Lúc này việc can thiệp các biện pháp điều trị chuyên sâu được cho là rất cần thiết.

Đọc thêm: Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Khỏi Không? Bao Lâu Thì Khỏi? GIẢI ĐÁP

Dị ứng thời tiết nóng có nguy hiểm không?

Theo nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng thì ảnh hưởng từ dị ứng thời tiết nóng thường có mức độ nặng nề hơn so với các trường hợp bị dị ứng thời tiết lạnh. Nếu thân nhiệt tăng quá cao thì triệu chứng sẽ tiến triển rất nhanh chóng. Nghiêm trọng hơn là có thể gây sốc phản vệ.

Lời khuyên dành cho người bệnh là cần sớm tìm gặp bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu sốc phản vệ. Thường gặp nhất là đau tức ngực, khó thở, sưng lưỡi, chóng mặt, choáng váng và sưng nghẹn cổ họng.

Đa phần các trường hợp dị ứng thời tiết nóng ở mức độ nhẹ có thể thuyên giảm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu thường xuyên cào gãi và vệ sinh kém thì làn da có thể bị tổn thương nặng. Lúc này, sẩn ngứa thường có xu hướng lan tỏa trên diện rộng. Kèm theo đó là nguy cơ nhiễm trùng cao.

Các lựa chọn điều trị dị ứng thời tiết nóng

Một số ít trường hợp, tình trạng dị ứng thời tiết nóng có thể thuyên giảm chỉ sau khoảng vài ba giờ mà không cần điều trị. Chính vì vậy, rất nhiều người chủ quan với tình trạng này.

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, triệu chứng thường kéo dài trên 24 giờ. Lúc này buộc phải điều trị để tránh các vấn đề rủi ro phát sinh. Đồng thời bảo vệ tốt hơn cho làn da nói riêng và sức khỏe nói chung.

Dưới đây là một số lựa chọn điều trị cho tình trạng dị ứng thời tiết nóng:

1. Một số giải pháp khắc phục tạm thời

Triệu chứng dị ứng thời tiết nóng thường có xu hướng lan tỏa rất nhanh chóng. Chính vì vậy bạn nên kịp thời áp dụng các biện pháp tạm thời. Vừa giúp cơ thể dễ chịu hơn lại có tác dụng ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Bao gồm:

Tắm nước mát

Đây là giải pháp bạn nên áp dụng ngay khi thấy triệu chứng khó chịu bắt đầu kích hoạt. Việc tắm nước mát giúp hạn thân nhiệt và làm sạch mồ hôi rất hiệu quả. Nếu đang không thể tắm thì bạn có thể dùng khăn lạnh để lau cơ thể. Ngoài làm giảm viêm ngứa thì còn làm giảm tình trạng tổn thương da lan tỏa.

chữa dị ứng thời tiết nóng
Tắm nước mát có thể giúp làm dịu da và khắc phục tình trạng ngứa ngáy

Uống nhiều nước

Khi các triệu chứng khởi phát thì việc bổ sung thêm nước cho cơ thể là rất cần thiết. Uống nhiều nước giúp làm hạ thân nhiệt cũng như nhiệt độ của da. Từ đó làm giảm tình trạng da bài tiết mồ hôi quá nhiều.

Dùng kem làm dịu da

Cách này nên áp dụng ngay sau khi bạn tắm hoặc lau cơ thể xong. Thoa sản phẩm kem phù hợp sẽ làm dịu tổn thương da. Đồng thời cũng có công dụng ngăn ngừa các triệu chứng trên da lan rộng.

Sau khi áp dụng các giải pháp trên đây thì bạn có thể dễ dàng cảm nhận rằng tổn thương da có xu hướng giảm viêm ngứa rõ rệt. Lúc này bạn đừng nên chủ quan, hãy tiếp tục việc điều trị và chăm sóc để loại bỏ hoàn toàn triệu chứng. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương da.

Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Thời Tiết Lạnh Vào Mùa Đông Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

2. Điều trị bằng mẹo dân gian

Điều trị dị ứng thời tiết nóng bằng mẹo dân gian với các loại thảo dược tự nhiên là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Giải pháp này đáp ứng tốt với các trường hợp bệnh có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình. Nên tận dụng các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm và làm giảm ngứa.

Nha đam chữa dị ứng thời tiết nóng

Nha đam là nguyên liệu có chữa hàm lượng nước, vitamin và khoáng chất rất dồi dào, tốt cho da. Ngoài làm dịu da, giảm ngứa thì còn hỗ trợ tăng cường hàng rào bảo vệ da. Từ đó thúc đẩy chữa lành tổn thương và ngăn ngừa sự tấn công của các tác nhân gây hại.

  • Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi đem gọt bỏ vỏ và rửa sạch mủ.
  • Cạo lấy phần gel trong để dùng.
  • Vệ sinh và lau khô vùng da bị ảnh hưởng.
  • Thoa gel nha đam lên, chờ 15 phút rồi dùng nước mát rửa lại.
khắc phục triệu chứng dị ứng thời tiết nóng
Nha đam chứa nhiều thành phần có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết nóng

Chữa dị ứng thời tiết nóng bằng lá bạc hà

Thảo dược này chứa lượng lớn tinh dầu có tính mát nên phát huy tốt công dụng làm dịu mát da. Ngoài ra nó còn giúp sát khuẩn nhẹ và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm kích hoạt trên vùng da tổn thương.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc tươi đem rửa thật sạch rồi để ráo.
  • Cho vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt.
  • Chuẩn bị thêm 1 chậu lớn nước mát, cho nước cốt lá bạc hà vào khuấy đều.
  • Dùng nước này để tắm, nên tắm lại sơ qua với nước lạnh 1 lần nữa.

Dùng lá chè xanh chữa dị ứng thời tiết nóng

Lá chè là thảo dược có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Đặc biệt là chứa lượng lớn các thành phần Epicatechingalat, Epicatechin và Epigalocatechin-galat có khả năng chống oxy mạnh. Nhờ đó mà có khả năng thúc đẩy tốc độ khắc phục các triệu chứng trên da.

  • Chuẩn bị 3 – 4 lá chè xanh tươi (nên chọn lá non).
  • Đem rửa sạch, để ráo rồi cho vào ấm hãm với 300ml nước sôi.
  • Chờ khoảng 20 phút là có thể uống trực tiếp.
  • Nên thêm 1 ít nước cốt chanh vào để nâng cao hiệu quả hạ thân nhiệt.

XEM NGAY: TOP 15 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

3. Điều trị bằng thuốc khi cần thiết

Nhiều trường hợp, các giải pháp điều trị tại nhà có thể sẽ không đáp ứng với triệu chứng dị ứng thời tiết. Lúc này tổn thương da có thể tiến triển nặng và gây ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng.

điều trị dị ứng thời tiết nóng
Nhiều trường hợp, cần điều trị dị ứng thời tiết nóng bằng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ

Việc điều trị bằng thuốc trong các trường hợp này là rất cần thiết. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại sau đây:

Thuốc kháng histamine

Nhóm thuốc này được dùng phổ biến trong khắc phục các tình trạng dị ứng. Trong đó có dị ứng thời tiết nóng. Mục đích của việc dùng thuốc kháng histamine là làm giảm các triệu chứng toàn thân cũng như tổn thương trên da. Cần chú ý thận trọng bởi thuốc có thể gây buồn ngủ và kém tập trung.

Thuốc bôi có chứa menthol

Menthol là thành phần có rất nhiều trong lá bạc hà. Các loại kem bôi chứa hoạt chất này sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa nhanh chóng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương trên da được chữa lành.

Sữa tắm giảm ngứa

Dị ứng thời tiết nóng có thể gây phát ban và nổi mẩn ngứa trên diện rộng. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định dùng một số sản phẩm sữa tắm giảm ngứa. Mục đích là khắc phục các triệu chứng cơ năng để hạn chế tình trạng cào gãi hay chà xát lên tổn thương da.

Việc dùng bất cứ sản phẩm thuốc nào cũng cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay điều chỉnh liều dùng. Nếu có bất thường xảy ra, cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Đọc thêm: Các Cây Thuốc Nam Chữa Dị Ứng Thời Tiết Cực Hiệu Quả Theo Dân Gian

Ăn gì, kiêng gì khi bị dị ứng thời tiết nóng?

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể nổi lên những nốt mẩn đỏ, thường xảy ra khi giao mùa. Theo các chuyên gia y tế, ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn uống quyết định rất lớn đến quá trình điều trị bệnh dị ứng thời tiết nóng. Vậy người bị dị ứng nên ăn gì và kiêng gì để nhanh chóng hồi phục?

Dị ứng thời tiết nóng kiêng ăn món gì?

Câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra là nên kiêng những món gì khi bị dị ứng nóng để nhanh khỏi bệnh. Trả lời cho vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra những thực phẩm nên kiêng để bệnh dị ứng mau chóng khỏi.

Kiêng ăn các loại hạt, trái cây tươi

Một số loại trái cây tươi và hạt có thể gây ra hiện tượng dị ứng ở người có cơ địa mẫn cảm. Hơn nữa nếu bạn đang bị dị ứng cũng cần kiêng ăn thực phẩm này. Cụ thể là táo, nhãn, vải, kiwi,… Các loại hạt nên kiêng gồm có hạnh nhân, hạt phỉ,…

Táo là loại trái cây tươi người bệnh dị ứng nên kiêng
Táo là loại trái cây tươi người bệnh dị ứng nên kiêng

Dị ứng thời tiết nóng kiêng ăn gì? Hạn chế ăn hải sản, thức ăn giàu chất đạm

Người dị ứng thời tiết cần đặc biệt tránh xa những loại hải sản hoặc thực phẩm giàu đạm nếu không muốn bệnh phát triển nặng thêm. Nguyên nhân là vì trong hải sản chứa nhiều loại protein lạ có thể khiến tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

Người bệnh khi ăn hải sản cơ thể có thể bị sưng phù, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy kinh khủng. Thậm chí ở một số người sẽ thấy khó thở nếu ăn hải sản khi đang bị dị ứng.

Ngoài ra người bệnh cũng cần lưu ý, tránh ăn uống các loại bơ, sữa,… bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất có thể gây kích ứng trên da.

Gia vị gây kích thích nên kiêng ăn

Tiêu, ớt, mù tạt,… là nhóm gia vị cay nóng, dễ gây kích thích khi bị dị ứng thời tiết. Vì thế người bệnh cần đặc biệt tránh xa nhóm gia vị này. Các thành phần trong mù tạt, ớt, tiêu,… có thể khiến tình trạng mẩn đỏ trở nên nặng và khó kiểm soát hơn.

Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ

Những thức ăn cay nóng thường kích thích vị giác khiến người bệnh cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Thế nhưng với những người đang bị dị ứng cần kiêng loại đồ ăn này vì chúng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, phản ứng xảy ra nhanh hơn.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các nốt mẩn đỏ lan rộng, tăng cảm giác ngứa, đau rát. Việc điều trị bệnh dị ứng cũng trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng tình trạng mỡ trong máu, tác động tiêu cực đến quá trình tuần hoàn, khiến quá trình chữa lành tổn thương trở nên khó khăn.

Xem chi tiết: Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Ăn Gì? TOP Các Thực Phẩm Cải Thiện Bệnh

Tránh ăn lạnh

Các chuyên gia y tế cho biết, khi bị dị ứng thời tiết bạn nên kiêng đồ ăn lạnh. Nguyên nhân là chúng sẽ khiến máu lưu thông trong cơ thể bị hạn chế một phần. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình giải độc qua gan, gây tích tụ khiến dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Kem lạnh là thực phẩm nên kiêng nếu bạn đang bị dị ứng thời tiết nóng
Kem lạnh là thực phẩm nên kiêng nếu bạn đang bị dị ứng thời tiết nóng

Bia, rượu, chất kích thích

Ngay cả khi không bị dị ứng thời tiết nóng bạn cũng nên tránh xa những đồ uống có cồn như bia, rượu, trà, cà phê, đồ uống có gas,… Các chất kích thích trong những loại đồ uống này sẽ khiến độc tố tích tụ, bệnh dị ứng trở nên nặng hơn, cản trở quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm lên men không nên ăn

Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt, thế nhưng khi bị dị ứng thời tiết bạn nên kiêng ăn chúng. Trải qua thời gian lên men, dưa cà sẽ bị biến đổi, sinh ra nhiều độc tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Không ăn lạc khi bị dị ứng thời tiết nóng

Lạc là thực phẩm chứa rất nhiều protein dự trữ, và đây chính là hung thủ khiến triệu chứng dị ứng nghiêm trọng thêm. Người bệnh cần tuyệt đối kiêng lạc, nhất là lạc rang.

Kiêng ăn thịt bò và sữa bò

Protein huyết thanh và casein có trong thịt bò và sữa bò là những chất có thể khiến bệnh dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ sinh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Không nên ăn trứng gà

Theo nghiên cứu, phần lòng trắng của trứng gà chứa một loại protein gây dị ứng, thúc đẩy quá trình phản ứng diễn ra nhanh hơn. Vì thế đáp án cho câu hỏi dị ứng thời tiết nóng kiêng ăn gì chính là trứng gà.

Tránh ăn lúa mì

Giống như các thực phẩm khác, trong lúa mì có chứa một loại protein khiến các phản ứng dị ứng diễn ra nhanh hơn. Vì thế ăn lúa mì khi bị ứng sẽ khiến bạn gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như suy hô hấp, nổi mề đay diện rộng, nôn ói,…

Tìm hiểu thêm: Bỏ Túi 7 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Tốt Nhất

Người bệnh nên ăn gì khi bị dị ứng thời tiết?

Ngoài các thực phẩm cần kiêng để bệnh dị ứng mau khỏi, bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể hồi phục tốt hơn. Vậy người bệnh dị ứng nên ăn những thực phẩm gì? Cụ thể gồm có:

Ăn trái cây sấy khô

Các loại quả sấy khô chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, vitamin C, E, chất xơ, sắt, canxi giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa khô ráp dẫn đến ngứa ngáy, bong tróc da. Đồng thời chúng cũng giúp giải độc, làm lành tổn thương do dị ứng gây ra. Theo đó người bệnh nên ăn nhiều các loại quả sấy khô như chuối, mận, nho,…

Trái xây sấy khô chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể
Trái xây sấy khô chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể

Chữa dị ứng thời tiết bằng tỏi

Tỏi là thực phẩm quen thuộc, góp mặt trong nhiều món ăn để tăng hương vị, nó cũng chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, trong tỏi chứa một lượng lớn các chất có khả năng kháng viêm.

Thành phần Allicin trong tỏi cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn. Vì thế các chuyên gia cho biết tỏi rất tốt với cơ thể, người bệnh nên ăn nó để cải thiện tình trạng dị ứng da.

Ăn nhiều các loại rau họ cải

Cải bắp, cải ngồng, cải thảo, cải ngọt, cải xoăn, cải bó xôi,… là những loại rau chứa nhiều Quercetin – một chất giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Đồng thời chúng cũng giúp kháng histamin, từ đó tiêu diệt tốt các vi khuẩn gây ra hiện tượng ngứa ngáy trên da.

Nên ăn nhiều sữa chua không đường khi bị dị ứng

Sữa chua không đường chứa rất nhiều Probiotic – một loại vi khuẩn tốt cho đường ruột, kích thích tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột hiệu quả. Đồng thời nó cũng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường miễn dịch.

Vì thế khi bị dị ứng thời tiết nóng, người bệnh nên ăn 2 hộp sữa chua không đường mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm: Người Bị Dị Ứng Thời Tiết Nên Kiêng Gì Để Phòng Ngừa Bệnh

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin E, C

Đáp án cho câu hỏi dị ứng thời tiết nên ăn gì chính là thực phẩm giàu vitamin C và C. Theo đó vitamin C có tác dụng chống oxy hóa cao, giúp giảm viêm da do dị ứng gây ra. Nếu bổ sung một lượng vitamin C vừa đủ sẽ giúp cơ thể giảm và phân hủy histamin tốt hơn.

Vitamin E là chất có tác dụng làm chậm, ngăn chặn phản ứng dị ứng. Vì thế bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C và E có trong dầu thực vật, rau bina, bơ, hạt dẻ,…

Vitamin E là chất có tác dụng làm chậm, ngăn chặn phản ứng dị ứng
Vitamin E là chất có tác dụng làm chậm, ngăn chặn phản ứng dị ứng

Bổ sung thực phẩm giàu magie

Các thực phẩm giàu magie phải nhắc đến chính là hạt điều, ngũ cốc nguyên cám, đậu hũ, socola đen,… Người bị dị ứng thời tiết nóng nên ăn chúng để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó thực phẩm giàu magie sẽ giúp thư giãn các cơ phế quản, ngăn chặn triệu chứng ho, khó thở khi bị dị ứng.

Người dị ứng thời tiết nóng nên ăn mật ong

Mật ong nổi tiếng với công dụng kháng viêm, chống khuẩn, chứa nhiều vitamin, dưỡng chất. Vì thế người bệnh nên bổ sung mật ong vào chế độ ăn uống hằng ngày nếu không may bị dị ứng thời tiết.

Các thành phần trong mật ong sẽ cấp ẩm cho da, giảm ngứa ngáy hiệu quả. Bên cạnh đó nó cũng giúp tăng đề kháng, chống tác nhân gây hại. Vì thế mà mật ong được ví như thuốc kháng sịnh tự nhiên thường dùng trong trị bệnh tại nhà.

Bạn nên hòa 2 thìa mật ong với nước ấm, thêm vài giọt nước cốt chanh và uống mỗi ngày vào buổi sáng.

Cà rốt

Theo các nghiên cứu, cà rốt chứa nhiều hoạt chất có tên Beta carotene – công dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, yếu tố gây dị ứng da. Đồng thời nó cũng chữa lành các tổn thương trên da do dị ứng gây nên.

Bạn có thể ăn sống cà rốt hoặc nấu chín, ép nước để uống mỗi ngày, cải thiện bệnh dị ứng.

Bí ngô

Giống như các loại rau củ có lợi khác, thành phần Carotenoid trong bí ngô mang lại hiệu quả kháng khuẩn tốt. Nó sẽ làm vô hiệu hóa các gốc tự do đang tồn tại trong cơ thể người bệnh, đồng thời chữa lành tổn thương DNA, tăng cường miễn dịch.

Bạn có thể chế biến bí ngô thành nhiều món ăn dinh dưỡng như: Chè bí ngô, cháo bí ngô hay canh bí ngô,…

Tìm hiểu thêm: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường Chữa Mề Đay Dị Ứng Cho Hàng Ngàn Người Bệnh

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết nóng

Dị ứng thời tiết nóng gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu. Đồng thời tổn thương trên da còn có nguy cơ cao bị viêm nhiễm nếu không sớm điều trị đúng cách.

phòng tránh dị ứng thời tiết nóng
Khi thời tiết nắng nóng, nên chọn rèn luyện các môn thể thao ít khiến cơ thể toát mồ hôi

Chính vì vậy, để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Bạn nên lựa chọn trang phục rộng thoáng và thấm hút mồ hôi tốt trong những ngày thời tiết nóng ẩm. Điều này giúp làm giảm ma sát trên da và tránh tình trạng da tăng tiết mồ hôi quá mức.
  • Khi trời nóng, việc tắm 2 – 3 lần/ ngày là cần thiết. Cách này giúp làm mát da, đồng thời loại bỏ được mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn. Tuy nhiên hãy lựa chọn các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ để tránh khiến da bị kích ứng.
  • Dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày là cần thiết. Tuy nhiên nên tập vào buổi sáng sớm hay buổi tối. Hoặc bạn có thể rèn luyện các bộ môn ít khiến cơ thể đổ quá nhiều mồ hôi. Ví dụ như bơi lội hay ngồi thiền.
  • Hạn chế tắm nước nóng, tiêu thụ các thực phẩm cay nóng hay uống rượu khi thời tiết nắng nóng. Bởi những thói quen này sẽ làm tăng thân nhiệt và kích thích da đổ nhiều mồ hôi.
  • Hạn chế di chuyển ngoài trời trong khung giờ từ 11 – 15 giờ. Nếu ở trong phòng thì nên dùng quạt hay máy lạnh để hạ nhiệt độ không khí.

Dị ứng thời tiết nóng không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng bạn chớ nên chủ quan. Chú ý tích cực điều trị và chăm sóc để nhanh chóng khắc phục triệu chứng. Từ đó giúp bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe làn da nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Bài viết xem thêm