Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là bị gì và cách điều trị

Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau vùng thượng vị có thể đi kèm với các triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy. Tình trạng này thường liên quan đến các vấn đề bất thường ở hệ tiêu hóa. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách can thiệp điều trị kịp thời và đúng đắn.

đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy
Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là vấn đề thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra

Các dấu hiệu nhận biết đau vùng thượng vị

Những cơn đau thượng vị thường khởi phát ở vùng bụng trên rốn, ngay tại vị trí dưới xương ức và 2 bên mạn sườn. Đây là tình trạng phổ biến ở nhiều người bệnh, các cơn đau thượng vị sẽ đi kèm với các biểu hiện như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy.

Một số trường hợp các cơn đau chỉ kéo dài từ 2 – 3 tiếng nhưng cũng có những người lại bị đau âm ỉ, đau quặn từng cơn, kèm theo cảm giác bỏng rát thượng vị. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn bị khó thở, tức ngực tạm thời. Vậy nên tùy thuộc theo từng đối tượng, cơ địa mà mức độ triệu chứng cũng có những biểu hiện khác nhau. 

Với những cơn đau thượng vị ở mức độ nghiêm trọng thì chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các bộ phận lân cận như đau thượng vị lan ra sau lưng, đau thắt lưng, tức ngực,…. Dưới đây là một trong những biểu hiện của đau thượng vị dạ dày điển hình:

  • Đau từng cơn ở thượng vị: Chúng sẽ khởi phát theo từng cơn và có xu hướng thuyên giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, các cơn đau sẽ thường tái đi tái lại nhiều lần trong ngày. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và suy giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Đau tức vùng thượng vị: Trường hợp này các cơn đau có thể đi kèm với biểu hiện đau tức ở lồng ngực và chứng ợ hơi, ợ nóng.
  • Đau âm ỉ vùng thượng vị: Mức độ cơn đau thường không nghiêm trọng nhưng chúng âm ỉ ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và dễ khiến người bệnh mất tập trung. 
  • Ngoài ra, đau thượng vị khởi phát sau khi ăn hoặc khi bụng đói (thường xảy ra vào sáng sớm).
  • Đi phân lỏng kèm theo cảm giác đau bụng với tần suất trung bình 1 – 2 lần.ngày và tối đa là 3 – 5 lần/ngày. Trong khi đó, trường hợp tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa thường có tần suất đi ngoài là hơn 5 lần/ngày.
  • Phân lỏng có mùi hôi rất khó chịu nhưng hiếm khi xuất hiện chất nhầy trừ trường hợp do viêm đại tràng co thắt gây nên.
  • Nếu trường hợp xảy ra do rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, nhiều nước và thường có chất nhầy kèm theo.
Đau thượng vị kèm tiêu chảy khiến người bệnh rất khó chịu
Đau thượng vị kèm tiêu chảy khiến người bệnh rất khó chịu

Mức độ tiêu chảy và đau thượng vị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân trực tiếp hoặc giai đoạn phát triển thể trạng của mỗi cá thể. Ở những trường hợp bệnh đã tiến triển quá nặng thì các triệu chứng này có thể khởi phát với tần suất dày đặc và có mức độ nặng nề hơn.

Đọc thêm: Tức thượng vị sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là do đâu?

Thượng vị là một phần của vùng bụng, nằm ngay trên rốn và dưới xương ức. Đây chính là vị trí của dạ dày và một số cơ quan tiêu hóa khác như đầu ruột non, cuối thực quản, tuyến tụy, tuyến mật… Đau vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người.

Trong một số trường hợp, cơn đau ở vùng thượng vị còn đi kèm với triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy. Đây chính là dấu hiệu cho thấy dạ dày cùng một số cơ quan tiêu hóa khác đang bị tổn thương.

Lời khuyên cho người bệnh là cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng xử lý đúng đắn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy:

Căng thẳng quá mức

Căng thẳng và áp lực quá mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh não – ruột. Từ đó kích thích nhu động ruột gây đau vùng thượng vị và đi ngoài, tiêu chảy bất ngờ.

Ngoài ra, tình trạng căng thẳng quá mức còn làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ruột kích thích. Đồng thời khiến cho các triệu chứng của bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiễm trùng tiêu hóa

Nhiễm trùng tiêu hóa đề cập đến tình trạng nhiễm vi khuẩn hay virus ở dạ dày và đường ruột. Tình trạng này còn được gọi là viêm dạ dày ruột. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy.

Thực tế, các triệu chứng viêm dạ dày ruột có thể biến mất sau vài ba ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng bùng phát do nhiễm ký sinh trùng thì người bệnh có thể mất vài tuần để tự cải thiện.

đau bụng trên kèm đi ngoài phân lỏng là bị gì
Đau vùng bụng trên kèm đi ngoài tiêu chảy có thể do nhiễm trùng tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa

Đây là vấn đề khá phổ biến liên quan tới đường tiêu hóa. Nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa được xác định là do ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Người bệnh có thể bị đau tức vùng thượng vị kèm theo tiêu chảy. Nhiều trường hợp còn bị đầy hơi, chướng bụng, khó chịu, táo bón…

Triệu chứng do rối loạn tiêu hóa thường có xu hướng kéo dài âm ỉ. Cần chú ý thăm khám và có biện pháp can thiệp đúng đắn nếu cơn đau vùng thượng vị trở nên nghiêm trọng.

Tiêu chảy cấp

Nhiều trường hợp, đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh lý này xảy ra do vi khuẩn tấn công đường ruột. Triệu chứng đặc trưng là đau quặn bụng, đau rát thượng vị và đi ngoài phân lỏng liên tục.

Số lần đi ngoài phân lỏng ở bệnh nhân tiêu chảy cấp thường có xu hướng tăng lên. Tình trạng này rất dễ dẫn tới mất nước, mất cân bằng điện giải, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược…

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt. Đây là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến có thể làm bùng phát cơn đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy. Các triệu chứng này thường xảy ra sau khi ăn.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý tiêu hóa lành tính, ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái.

Nên biết: 12 Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích bằng đông y an toàn, hiệu quả nhất 2023

đau thượng vị đi ngoài phân lỏng là bị gì
Đau thượng vị kèm đi ngoài phân lỏng có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Khó tiêu chức năng

Khó tiêu chức năng có thể dẫn tới tình trạng đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy. Điều này chứng tỏ là hệ thống tiêu hóa đang bị quá tải. Vì vậy không có khả năng tiêu hóa hết lượng thức ăn được đưa vào cơ thể.

Chứng khó tiêu chức năng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn là người trưởng thành. Nguyên nhân là do trẻ không phân biệt rõ cảm giác lúc no và lúc đói.

Viêm dạ dày mãn tính

Viêm dạ dày mãn tính cũng là bệnh lý có thể gây đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy. Bệnh lý này thường là hệ quả của thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học.

Bệnh viêm dạ dày mãn tính phổ biến ở những người thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, hay dùng thuốc giảm đau kháng viêm… Ngoài ra, căng thẳng, kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài gây đau vùng thượng vị kèm đi ngoài phân lỏng thì bệnh lý này còn gây ra nhiều triệu chứng khác. Cụ thể như ợ hơi, ợ chua, bụng cồn cào, buồn nôn, nôn ói…

Viêm dạ dày tá tràng

Với những trường hợp bị viêm loét dạ dày – tá tràng cũng có những biểu hiện đau thượng vị đi ngoài. Triệu chứng này thường được thể hiện rõ khi người bệnh ăn những thực phẩm lạ, không đảm bảo như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng. Những cơn đau sẽ âm ỉ hoặc dữ dội kèm theo tình trạng tiêu chảy kéo dài không dứt.

Bên cạnh những triệu chứng trên, bệnh viêm dạ dày tá tràng còn có biểu hiện khác như: Sụt cân, buồn nôn, ợ chua, cảm giác ăn uống không ngon và hay bị mất ngủ,… Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng sức khỏe. Đặc biệt hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng thì về lâu dài có thể dẫn tới các biến chứng cực kỳ nguy hiểm. 

Có thể bạn cần: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là một trong những bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa với các triệu chứng đặc trưng như: Đau thượng vị, đi ngoài,… Ngoài 2 triệu chứng phổ biến này ra thì người bệnh còn cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, thói quen đi ngoài bị rối loạn, phân lỏng và có vệt đỏ. 

Mặc dù vậy, các triệu chứng của bệnh Polyp đại tràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên để xác định chính xác bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu. Sau khi nhận được kết quả thì mới có thể áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp cho mỗi đối tượng. 

Tìm hiểu thêm: Polyp đại tràng sigma có nguy hiểm không?

Bệnh Polyp đại tràng
Bệnh Polyp đại tràng

Vấn đề về mật – gan

Phần lớn các cơn đau ở mật thường hay bị nhầm lẫn với đau vùng thượng vị. Các trường hợp bị sỏi thận sẽ khởi pháp bằng các cơn đau âm ỉ ở sườn phải hoặc vùng thượng vị, sau đó lan sang các vùng lân cận xung quanh. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể khiến người bệnh đối mặt với triệu chứng sốt cao, dạ bị vàng và đau bụng,…

Áp xe gan cũng là một trong những bệnh lý đặc trưng bởi chứng đau thượng vị gây nên. Bên cạnh đó, các bạn có thể gặp phải các biểu hiện đi kèm như sưng gan, đau, sốt, kích thước gan có thể to ra kèm cảm giác đau nhói khi ấn kẽ sườn. Áp xe gan là bệnh lý nguy hiểm nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. 

Lạm dụng một số thuốc điều trị hoặc rượu bia

Việc sử dụng quá nhiều rượu có thể gây cản trở tới hoạt động của hệ tiêu hóa và khiến bạn bị đau thượng vị, tiêu chảy, nôn mửa,… Vậy nên những người thường xuyên uống rượu có thể cân nhắc tới việc hạn chế hoặc từ bỏ thói quen này để cải thiện các triệu chứng trên.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với dạ dày và gây nên tình trạng đi ngoài bất thường. Bao gồm:

  • Nhóm thuốc kháng axit có chứa thành phần là Magie.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc hóa trị.
  • Thuốc nhuận tràng.
  • Một số thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường như Metformin.
  • Các loại thuốc điều trị chống viêm không chứa Steroid.

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy thường được cải thiện trong vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong một thời gian nhất định thì bạn cần tới bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. 

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày đề cập đến sự phát triển của các tế bào bất thường tại niêm mạc dạ dày không theo nhu cầu và sự kiểm soát của cơ thể. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và khó nhận biết. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài bất thường
  • Nôn ra máu

Tư vấn thêm: Các phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày và lưu ý quan trọng

đau thượng vị kèm đi ngoài phân lỏng
Cần cẩn trọng với bệnh ung thư dạ dày nếu bị đau thượng vị kèm tiêu chảy, đại tiện ra máu

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, trong một số trường hợp, triệu chứng đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy còn có thể liên quan tới các vấn đề khác. Bao gồm:

  • Tình trạng hấp thu kém
  • Không dung nạp thức ăn
  • Tác dụng phụ do dùng một số loại thuốc
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia
  • Viêm ruột thừa
  • Viêm tụy cấp
  • Các bệnh lý về mật – gan

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy có nguy hiểm không?

Đau thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là triệu chứng rất phổ biến. Mặc dù không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Đau vùng thượng vị dạ dày kèm đi ngoài tiêu chảy thường liên quan đến một số bệnh về dạ dày – đường ruột. Trường hợp chủ quan không can thiệp điều trị đúng cách thì các vấn đề rủi ro hoàn toàn có thể phát sinh.

Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sau:

– Cơ thể suy nhược, sụt cân:

Chức năng tiêu hóa suy giảm sẽ khiến cho khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể kém đi. Lâu dần sẽ dẫn đến mệt mỏi, suy nhược và sụt cân. Hơn nữa, tình trạng suy nhược còn khiến cho triệu chứng bệnh dạ dày – ruột trở nên nghiêm trọng hơn.

– Xuất huyết tiêu hóa:

Đây được cho là một trong những biến chứng khá thường gặp của các bệnh dạ dày – ruột. Tình trạng này thường xảy ra khi tổn thương niêm mạc tiêu hóa bị loét nặng dẫn đến vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài đau thượng vị kèm tiêu chảy, người bệnh còn có biểu hiện đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, nôn ra máu… Đây là một cấp cứu y tế cần được can thiệp điều trị kịp thời.

đau thượng vị kèm đi ngoài phân lỏng nguy hiểm không
Các bệnh dạ dày – ruột có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách

– Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:

Bệnh trĩ thường khởi phát do tăng áp lực tại vùng trực tràng – hậu môn trong thời gian dài. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng phình giãn tĩnh mạch tại ống trực tràng – hậu môn. Lâu dần sẽ gây ứ máu và tạo thành các cấu trúc dạng búi. Ngoài do táo bón mãn tính thì nhiều trường hợp, tiêu chảy kéo dài cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Ngoài các biến chứng nêu trên thì đau thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy kéo dài còn gây ra nhiều vấn đề khác. Cụ thể như tác động xấu tới giấc ngủ, đời sống sinh hoạt và hiệu suất lao động. Hơn nữa, đi tiêu nhiều lần trong ngày còn gây phiền toái và khó chịu. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng đau thượng vị kèm đi ngoài khi nào cần khám bác sĩ?

Những người bị đau thượng vị kèm đi ngoài thường xuyên cần tới bác sĩ thăm khám nếu gặp các triệu chứng kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể gọi cấp cứu hoặc tới trực tiếp bệnh viện xuất hiện các triệu chứng như:

  • Phân có màu đen, hắc ín, có máu.
  • Sốt cao.
  • Vàng da, vàng bên trong tròng mắt.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Co giật, động kinh.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Mất nhận thức, mơ hồ.
  • Bị mất nước: Nước tiểu sẫm màu, khô miệng, khát nước và mệt mỏi.
  • Có vấn đề về thị lực. 

Chia sẻ thêm: 13 Cách Giảm Đau Thượng Vị nhanh chóng. an toàn

Cách xử lý khi bị đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu tiêu chảy

Như đã đề cập, đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là triệu chứng phổ biến có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để có phương pháp khắc phục phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục triệu chứng đau thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy:

1. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy có thể là hệ quả của thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa.

Chính vì vậy, để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng, người bệnh cần tiến hành thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán nguyên nhân sẽ giúp đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được bác sĩ kê toa trong trường hợp triệu chứng liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa:

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc, trung hòa dịch vị, thuốc ức chế bài tiết acid dạ dày, ức chế choline, thuốc chống co thắt… có thể được kê toa trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản hay hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Trường hợp mắc các bệnh đường tiêu hóa dương tính với vi khuẩn Hp thì bác sĩ có thể xây dựng kháng sinh đồ. Clarithromycin, Amoxicillin, Metronidazole, Tinidazole,… là một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để trị vi khuẩn Hp.
  • Thuốc kháng dopamine có thể được dùng với mục đích kích thích nhu động ruột. Đồng thời rút ngắn thời gian thức ăn lưu trữ trong dạ dày. Loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Trường hợp triệu chứng liên quan tới hội chứng ruột kích thích thì bác sĩ có thể kê toa các thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng dopamine hay thuốc kháng cholinergic.
điều trị đau thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy
Khi bị đau thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy, nên khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Trường hợp đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy do hội chứng Zollinger-Ellison thì bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ u gastrin ở tuyến tụy. Trường hợp triệu chứng đau thượng vị kèm đi ngoài do các bệnh lý khác thì bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Trường hợp phác đồ không đáp ứng tốt hay gây ra các dấu hiệu bất thường thì cần báo lại ngay để có sự điều chỉnh phù hợp.

2. Sử dụng thuốc trị tiêu chảy

Một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài và không thuyên giảm mặc dù đã dùng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số thuốc cầm tiêu chảy và điều hòa hoạt động tiêu hóa.

Các loại thuốc được dùng chữa tiêu chảy do các vấn đề tiêu hóa có thể là:

– Dioctahedral smectite:

Thuốc Dioctahedral smectite được dùng chủ yếu ở dạng thuốc bột pha. Loại thuốc này có tác dụng làm tăng độ nhầy của màng bảo vệ niêm mạc dạ dày – ruột. Từ đó sẽ làm giảm cơn đau vùng thượng vị và vùng bụng. Đồng thời cầm tiêu chảy cấp và mãn tính.

– Loperamid:

Thuốc Loperamid được dùng chữa tiêu chảy mãn tính do đau dạ dày kéo dài hoặc tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân. Thuốc có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, giảm nhu động ruột và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, thuốc Loperamid còn có khả năng kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột. Đồng thời làm tăng vận chuyển dịch và chất điện giải, giảm khối lượng phân.

– Men tiêu hóa:

Các loại men tiêu hóa được dùng với mục đích hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và khắc phục tình trạng đi ngoài. Normagut, Enterogermina, Biolac, Probio, Biosubtyl,… là một số loại men tiêu hóa được dùng phổ biến. Chúng giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột và hỗ trợ hoạt động phân hủy thức ăn của dạ dày. Hơn nữa còn làm giảm các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, đau thượng vị…

– Oresol: 

Oresol thường được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài. Mục đích là để bù nước và cân bằng điện giải. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ được dùng trong các trường hợp thật sự cần thiết. Tuyệt đối không được phụ thuộc hay lạm dụng quá mức.

Chuyên gia tư vấn: Đau thượng vị thì uống thuốc gì? Top 8 loại thuốc an toàn

3. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là triệu chứng thường gặp liên quan tới hoạt động của hệ tiêu hóa. Lời khuyên cho người bệnh là cần sớm điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

mẹo chữa đau thượng vị kèm tiêu chảy
Nên ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa

Việc ăn uống và sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài hỗ trợ kiểm soát triệu chứng thì còn hữu ích cho quá trình điều trị các bệnh lý liên quan. Đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể, chống mệt mỏi, suy nhược trong các trường hợp bị tiêu chảy kéo dài.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp kiểm soát chứng đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng cầm tiêu chảy. Cụ thể như gạo, khoai tây, khoai lang, chuối, táo, thịt lợn nạc, thịt gà…
  • Nên uống nhiều nước, khoảng 2 – 2.5 lít/ ngày. Trường hợp bị tiêu chảy nặng có thể uống nhiều hơn. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước ép từ rau củ quả tươi. Điều này giúp bù nước và điện giải cũng như cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống dễ gây kích thích niêm mạc tiêu hóa và nhu động dạ dày – ruột. Điển hình như nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều acid, gia vị cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh…
  • Có thể ăn từ 1 đến 2 hũ sữa chua mỗi ngày. Nguồn lợi khuẩn dồi dào trong sữa chua sẽ giúp thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và hạn chế tình trạng tiêu chảy, táo bón.
  • Không nên uống rượu bia, trà đặc, cà phê và sữa khi đang trong thời gian bị tiêu chảy.
  • Trường hợp dạ dày bị tổn thương và suy giảm chức năng, nên ăn chậm, nhai kỹ. Đồng thời chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày để làm giảm áp lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Thường xuyên dành thời gian cho hoạt động thể chất. Điều này giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột và cải thiện tốt các triệu chứng bất thường.
  • Không nên làm việc quá sức, căng thẳng, stress hay đi ngủ khuya. Chú ý dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc và kiểm soát tốt căng thẳng.

Cần biết: Đau Thượng Vị Nên Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh

4. Giảm đau thượng vị tạm thời bằng các giải pháp tại nhà

Trường hợp bị đau thượng vị kèm nôn mửa, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục tạm thời cảm giác khó chịu. Cụ thể:

  • Uống trà hoa cúc: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trà hoa cúc có khả năng làm giãn cơ ở thực quản, từ đó giúp trung hòa acid dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược lên thượng vị. Vậy nên khi bệnh nhân uống trà hoa cúc ấm có thể giúp làm giảm hiện tượng đau tức ngực tại vùng thượng vị, đồng thời làm giảm cảm giác buồn nôn, ợ hơi khó chịu. Nếu trong nhà không có trà hoa cúc thì bạn có thể thay thế bằng trà gừng. 
  • Uống nước muối ấm: Pha một ít muối tinh với nước ấm theo tỷ lệ 1:10 và uống 1 cốc nhỏ sẽ giúp làm dịu các cơn co thắt bất thường ở vùng thượng vị của người bệnh. 
  • Chườm ấm: Khi bị các cơn đau thượng vị làm phiền bạn nên sử dụng túi chườm ấm để lên vùng bị đau khoảng 10 – 20 phút. Phương pháp này sẽ có tác dụng làm các cơ ở dạ dày và thực quản được thư giãn, các cơn đau từ đó cũng dịu đi. 
Chờm ấm bụng sẽ giúp giảm đau thượng vị một cách đáng kể
Chờm ấm bụng sẽ giúp giảm đau thượng vị một cách đáng kể

5. Tăng cường vận động

Tập thể dục thể thao thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp cho khí huyết được lưu thông, lượng máu được đẩy đi nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể được tốt hơn. Bên cạnh đó, việc luyện tập còn giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. 

Chưa hết, việc tập luyện đều đặn và hợp lý còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất được diễn ra thuận lợi hơn. Hệ tiêu hóa cũng từ đó được củng cố và tránh được một số bệnh lý liên quan tới dạ dày, tá tràng. 

Luyện tập thể thao phù hợp giúp nhu động ruột cũng như chức năng co bóp của cơ quan này hoạt động tốt hơn. Người bệnh nên tham gia các bộ môn thể thao yêu thích từ 30 – 45 phút mỗi ngày như: Đạp xe, bơi lội, chạy bộ hoặc tập yoga,…

6. Hạn chế stress

Theo nhiều nghiên cứu, stress là yếu tố khiến cho tinh thần người bệnh trở nên mệt mỏi, dễ dẫn tới việc điều tiết hormone lo lắng cortisol. Việc tăng tiết hormone này sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn và dẫn tới tình trạng gây ra tình trạng đau thượng vị, buồn nôn. 

Do đó, cân bằng chế độ nghỉ ngơi, làm việc, hạn chế căng thẳng thần kinh là một trong những biện pháp giúp tâm lý trở nên thư thái, thoải mái. Các bạn có thể tham gia các lớp dạy thiền định, yoga hoặc một vài trò chơi giải trí để giúp não bộ thoải mái, thư giãn hơn. Tinh thần có thoải mái thì hệ tiêu hóa cũng được thả lỏng và phục hồi tốt hơn sau các tổn thương. 

Hạn chế stress, nghỉ ngơi hợp lý hơn
Hạn chế stress, nghỉ ngơi hợp lý hơn

7. Thăm khám định kỳ

Dù đã phát hiện ra bệnh hay chưa thì người bệnh cũng nên đi khám định kỳ bởi việc này sẽ giúp bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường. Từ đó biết được nguyên nhân gây bệnh và có phương hướng điều trị tích cực ngay từ đầu. Đây cùng được xem là cách tốt nhất để có thể kiểm soát bệnh tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Đau vùng thượng vị kèm đi ngoài tiêu chảy là dấu hiệu không nên chủ quan. Bởi đa phần các trường hợp đều liên quan đến những bất thường ở hệ tiêu hóa cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Đặc biệt trong các trường hợp bị đau dữ dội kèm tiêu chảy kéo dài thì hãy lập tức tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.