Đau họng nên uống gì là thắc mắc của khá nhiều người, bởi vì tình trạng này thường xuyên xảy ra khiến cho việc ăn uống, giao tiếp gặp nhiều trở ngại. Việc sử dụng thuốc Tây nhiều có thể gây nhờn thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó dưới đây là gợi ý một số loại thức uống tốt cho bạn, giúp làm giảm triệu chứng đau họng nhanh chóng lại an toàn, lành tính.

17 Loại thức uống cho người bị đau họng

Đau họng có thể là triệu chứng điển hình của các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên thông thường như viêm họng cấp, viêm amidan, viêm mũi họng cấp do vi khuẩn tấn công. Hoặc cũng có thể do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh gây ra. Ngoài việc thăm khám và chữa trị theo phác đồ điều trị của bệnh viện thì bệnh nhân có thể loại bỏ triệu chứng bằng chế độ ăn uống khoa học, đặc biệt là những loại thức uống quen thuộc, dễ kiếm, nguyên liệu có sẵn trong mọi gia đình.

Dưới đây là Top 17 loại thức uống giúp đẩy lùi tình trạng đau rát họng nhanh chóng tại nhà, cụ thể:

1. Đau họng nên uống nước ấm

Đau rát cổ họng tức là vùng niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm, thậm chí bị sưng nề, loét đỏ. Việc sử dụng nước lạnh hoặc các chất kích, đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho tình trạng sưng viêm càng thêm nghiêm trọng. Do đó tốt nhất chúng ta nên uống nước đun sôi để ấm giúp làm ấm cổ họng, đồng thời làm dịu niêm mạc họng, cải thiện tình trạng đau rát.

Đau họng nên uống nước gì
Khi bị đau họng chúng ta nên uống nước sôi để ấm, không nên uống nước ướp lạnh hay nước đá

Uống nước lọc ấm còn giúp giảm khô họng, loãng đờm, giảm triệu chứng ho, khạc nhổ. Các chuyên gia cho biết, mỗi ngày chúng ta nên uống đủ nước, lượng nước cần cung cấp cho cơ thể là 2 – 2.5 lít. Việc uống đủ nước còn giúp tránh tình trạng mất nước, thận khỏe mạnh, não bộ hoạt động nhạy bén, tốt cho tim mạch, làm đẹp da, giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa.

Tham Khảo Ngay: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Thuốc Dân Gian Nhanh Và Lành Tính

2. Giảm đau họng bằng nước mật ong ấm

Mật ong được xem là nguồn thảo dược thiên nhiên quý, an toàn lành tính, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt mật ong có chứa nhiều thành phần Vitamin, các hợp chất như Flavonoid, Phenolic có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu viêm, nhanh chữa lành vết thương. Do đó việc uống nước mật ong ấm mỗi ngày điều độ, đúng liều lượng sẽ giúp giảm đau rát họng, cải thiện tình trạng niêm mạc họng bị sưng nề, viêm nhiễm.

Bị đau họng nên uống gì
Bị đau họng nên uống trà mật ong ấm, thức uống này giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả

Nguyên liệu:

  • 3 – 4 muỗng mật ong rừng nguyên chất.
  • 2 muỗng giấm táo.
  • 300ml nước sôi để ấm.

Thực hiện:

  • Cho mật ong và giấm táo vào ly.
  • Thêm vào đó lượng nước ấm đã chuẩn bị, khuấy đều ly nước để các nguyên liệu tan đều.
  • Uống nước mật ong ngay khi còn ấm nóng thì mới có hiệu quả cao.
  • Mỗi ngày nên uống nước mật ong ấm 2 lần sáng tối, kiên trì trong khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Uống nước mật ong mỗi tối đều đặn còn giúp trị chứng bệnh mất ngủ, tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, giảm bệnh ho, cải thiện Cholesterol, bệnh tiểu đường, hạ huyết áp. Tuy nhiên không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, vì mật ong có thể gây ngộ độc tạo ra các triệu chứng như nôn ói, mệt mỏi, lờ đờ, mất sức rất nguy hiểm đối với trẻ.

3. Nước trà gừng tốt cho người đau họng

Đau họng nên uống gì – Nên uống trà gừng nóng, bởi vì củ gừng tươi có vị cay, tính ấm giúp làm ấm cổ họng, kháng khuẩn, kháng viêm, long đờm hiệu quả. Do đó chúng ta có thể sử dụng gừng để làm thức uống trị đau rát cổ họng tại nhà. Hai cách chữa đau họng bằng gừng đơn giản mọi người có thể áp dụng ngay đó là:

Đau họng uống nước gì
Nước trà gừng ấm giúp giảm đau họng, làm lành niêm mạc họng hiệu quả
  • Cách 1: Rất đơn giản, chỉ cần lấy một củ gừng tươi rửa sạch, cho vào cối giã nát, bỏ nguyên liệu vào ly. Bắc nước thật sôi đổ vào khoảng 200ml nước nóng, hãm trong vòng 10 phút là có thể sử dụng. Uống phần nước, lọc bỏ phần cái, mỗi ngày nên uống hai ly trà gừng ấm nóng.
  • Cách 2: Cách làm tương tự như trên, nhưng sau khi hãm xong trà, bật nắp, thêm vào đó 2 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng mật ong nguyên chất. Khuấy đều cho tan các hỗn hợp và uống ngay khi còn ấm nóng. Cần kiên trì mỗi ngày 2 ly trà gừng, sau khoảng 3 – 4 ngày triệu chứng đau rát cổ họng giảm hẳn.

Gừng hơi có vị cay, thêm vào đó việc sử dụng mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ, vì vậy không nên áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi. Mọi người cũng có thể tham khảo thêm cách chữa viêm họng hạt bằng gừng tại nhà đơn giản dưới đây để giúp làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.

Gợi Ý: Top 7 Loại Thuốc Siro Trị Viêm Họng Cho Bé Hiệu Quả Bố Mẹ Nên Lưu ý

4. Trà hoa cúc giúp giảm đau họng

Không chỉ là loài hoa được sử dụng nhiều để trang trí, làm đẹp không gia nhà ở mà còn được dùng để làm nguyên liệu chữa trị nhiều chứng bệnh thông thường. Cụ thể như trị bệnh mất ngủ tiền mãn kinh, mất ngủ ở người lớn tuổi, thải độc gan, trị đau đầu, viêm mũi, trị mụn trứng cá, viêm dạ dày cấp, táo bón, tiêu chảy nhẹ. Đặc biệt hoa cúc có khả năng làm dịu và làm lành vết thương nhanh nên uống trà hoa cúc sẽ giúp giảm cảm giác đau rát họng hiệu quả.

Đau họng uống nước gì
Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm nhanh triệu chứng đau rát họng

Nguyên liệu:

  • 10 bông hoa cúc phơi khô.
  • 30ml mật ong nguyên chất.
  • 2 quả quất.
  • 200ml nước sôi.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên rửa sạch hoa cúc, có thể cho nước sôi vào tráng qua để khử sạch bụi bẩn nằm sâu trong những cánh hoa cúc.
  • Cho hoa cúc vào ly, rót vào đó 200ml nước sôi, đậy kín nắp trong khoảng 10 phút để tinh chất hoa cúc tan hết trong nước.
  • Sau khi ngâm cho hoa cúc nở ra, chúng ta cho ly nước hoa cúc cùng với 2 quả quất, 20ml mật ong vào máy xay, xay nhuyễn hỗn hợp.
  • Cho hỗn hợp vừa xay ra ly, thêm vào đó 10ml mật ong còn lại vào khuấy đều và uống ngay, mỗi ngày nên uống 1 lần, thực hiện trong vòng vài ngày để giúp làm giảm đau rát cổ họng.

Trường hợp nếu như quá phức tạp, chúng ta cũng có thể hãm trà hoa cúc pha với mật ong uống mỗi ngày. Việc uống trà hoa cúc mật ong hàng ngày còn giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật, thơm miệng, cải thiện tình trạng hôi miệng khó chịu.

5. Trà quế tốt cho người bị đau họng

Bột quế có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng dễ chịu, màu vàng hoặc nâu hơi nhạt, tính nóng, có khả năng điều hòa và cân bằng khí huyết trong cơ thể. Loại thảo dược thiên nhiên này có chứa nhiều thành phần Polyphenol với khả năng chống oxy hóa tốt, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan và sửa chữa những tổn thương mô hiệu quả. Do đó, đối với người bị đau họng do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên nhẹ có thể dùng bột quế pha trà uống hàng ngày để giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Đau họng uống nước gì
Khi bị đau rát cổ họng, ho nhiều chúng ta nên uống trà quế ấm nóng

Chuẩn bị:

  • Bột quế 15 gam.
  • Mật ong nguyên chất 30ml.
  • Táo đỏ khô 2 quả.
  • Gừng tươi 1/2 củ nhỏ.

Thực hiện:

  • Gừng tươi đem rửa sạch, cạo vỏ thái thành từng lát mỏng, cho vào nồi, thêm vào 500ml nước sạch, đun sôi với lửa nhỏ trong vòng 10 phút.
  • Tiếp theo thêm phần bột quế và táo đỏ đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi tiếp 5 phút, nên đun lửa nhỏ để tránh cạn nước và tinh chất các nguyên liệu tan hết trong nước.
  • Tắt bếp, để nguội bớt, lọc nước ra ly, thêm vào đó 30ml mật ong, khuấy đều và uống ngay khi còn ấm nóng. Mỗi ngày nên uống 1 ly trà quế để giúp giảm đau họng nhanh chóng.

Bột quế có tính nóng, vị cay nên không dùng cho trẻ nhỏ, người có tính nóng trong, phụ nữ đang mang thai và cho con bú để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có Thể Bạn Quan Tâm: Hướng Dẫn 7 Bài Tập Yoga Chữa Viêm Họng Đơn Giản Tại Nhà

6. Nước lá tía tô giảm sưng đau họng

Lá tía tô không chỉ được dùng để làm gia vị nêm nếm các món ăn hay làm rau sống ăn kèm với các loại rau, thịt khác. Mà loại lá này còn được xem là thảo dược thiên nhiên quý hỗ trợ điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô cấp cấp như bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản. Những hoạt chất có trong lá tía tô có khả năng xoa dịu và làm lành vết thương, do đó khi bị đau họng chúng ta nên bổ sung trà tía tô mỗi ngày.

Đau họng uống nước gì
Đau họng nên uống gì – Mỗi ngày 2 ly trà tía tô ấm nóng giúp giảm bớt triệu chứng đau họng đáng kể

Thực hiện cách trị đau họng bằng lá tía tô theo 2 cách đơn giản như sau:

  • Cách 1: Hái một nắm lá tía tô trong vườn nhà, nếu không có chúng ta có thể mua ở chợ. Lá tía tô đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Cho lá tía tô vào cối giã thật nhuyễn, vắt lấy phần nước cốt và uống từ từ từng ngụm nhỏ. Nên áp dụng ngày 2 lần để giúp loại bỏ các triệu chứng.
  • Cách 2: Nếu như uống nước cốt lá tía tô có vị cay khó uống, chúng ta có thể hãm trà uống mỗi ngày. Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, vò nát cho vào ly thủy tinh. Bắc nước thật sôi đổ vào ly khoảng 250ml, lấy nắp đậy lại hãm trà trong khoảng 10 phút. Lọc lại nước và uống ngay khi còn nóng, mỗi ngày nên uống 2 ly nước trà tía tô thì bệnh mới nhanh khỏi.

Ngoài chữa trị các chứng bệnh nêu trên thì uống trà tía tô điều độ mỗi ngày còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm lượng Cholesterol, tốt cho trí não, chống trầm cảm, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng, ngăn ngừa sâu răng, giảm đau khớp, giảm hen suyễn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

7. Nước ép cà rốt giúp cổ họng dịu mát

Bị đau họng nên uống nước gì – Câu trả lời đó chính là nước ép cà rốt. Ngoài việc sử dụng cà rốt để chế biến các món ăn bổ dưỡng cho cơ thể, chúng ta nên bổ sung nước ép cà rốt mỗi ngày để giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đặc biệt với người bị đau họng, uống nước ép cà rốt giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng nề cổ họng, mang lại cảm giác thoải mái, dịu nhẹ cho vùng cổ.

Đau họng uống nước gì
Uống nước ép cà rốt đúng cách không chỉ giúp giảm đau họng mà còn đẹp da, sáng da

Chuẩn bị:

  • 3 – 4 củ cà rốt lớn.
  • Đường hoặc mật ong nguyên chất vừa đủ dùng.

Thực hiện:

  • Cà rốt rửa sạch đất cát, nạo bỏ phần vỏ bên ngoài, cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào máy ép, ép lấy nước cốt.
  • Rót nước ép ra ly, thêm vào đó một ít đường hoặc mật ong đã chuẩn bị sẵn, khuấy đều cho đến khi tan hết.
  • Mỗi ngày nên uống một ly nước ép cà rốt để giúp làm giảm triệu chứng sưng đau cổ họng hiệu quả.

Lưu ý đối với người bị đau cổ họng, khi uống nước ép cà rốt không nên cho thêm đá vì có thể làm niêm mạc họng bị kích thích khiến cho viêm nhiễm nặng nề hơn. Ngoài ra chỉ nên uống nước một cách điều độ, vừa đủ, không nên lạm dụng vì có thể gây chứng vàng da. Uống nước ép cà rốt đúng cách còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như làm đẹp da, giải độc gan, tăng cường thị lực, ngăn ngừa ung thư, giảm cân.

Tìm Hiểu Thêm: Phương Pháp Chữa Viêm Họng Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả Tại Nhà Cho Người Bệnh

8. Sữa chua dứa giúp giảm đau họng

Sữa chua chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng, tốt cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Loại thực phẩm này mang tính chất trơn mềm, dễ nuốt đồng thời có tính mát, thích hợp cho những người gặp tình trạng đau họng. Trong khi đó quả dứa lại chứa nhiều hoạt chất Enzyme và Bromelin giúp kháng viêm, tiêu sưng, giảm phù nề hiệu quả. Do đó khi kết hợp sữa chua với dứa sẽ mang đến một thức uống vô cùng bổ dưỡng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng đau họng hiệu quả.

Đau họng nên uống gì
Đau họng nên uống gì? – Đó chính là nước ép dứa kết hợp sữa chua

Nguyên liệu:

  • Một hũ sữa chua (có đường hoặc không đường).
  • 1/2 quả dứa lớn.

Cách làm:

  • Dứa mua về đem gọt vỏ sạch vỏ, nên loại bỏ phần mắt dứa để tránh bụi bẩn và ngứa ngáy khi dùng.
  • Cắt dứa thành từng khúc nhỏ, cho vào máy ép, ép lấy phần nước cốt.
  • Cho nước ép dứa ra ly rồi thêm vào đó hũ sữa chua đã chuẩn bị, khuấy đều cho đến khi tạo nên một hỗn hợp sền sệt.
  • Uống nước ép dứa ngay sau khi ép, không nên để lâu sẽ mất chất, đồng thời cũng không nên uống lạnh sẽ không tốt cho niêm mạc họng.
  • Chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần tuần, không nên uống quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, thậm chí gây ra các chứng bệnh liên quan đến dạ dày.

9. Nước chanh tươi giúp giảm đau rát họng

Đau họng uống nước gì tốt nhất? Chúng ta nên uống nước chanh nóng mỗi ngày. Chanh được xem là một loại gia vị quen thuộc, hầu như luôn có sẵn trong tủ lạnh của mỗi gia đình. Ngoài công dụng giúp cho món ăn thêm phần hấp dẫn, ngon miệng thì các thành phần trong chanh có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ho, đau họng, rát cổ họng do các chứng bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường gây ra.

Đau họng nên uống gì
Đau họng nên uống gì – Uống nước chanh ấm nóng giúp cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng

Chuẩn bị:

  • Chanh tươi 1 quả.
  • Mật ong nguyên chất 10ml.
  • Nước sôi để ấm 300ml.

Thực hiện:

  • Chanh rửa sạch, bổ đôi vắt lấy phần nước cốt cho vào ly.
  • Thêm 300ml nước ấm và 10ml mật ong đã chuẩn bị vào ly, khuấy đều cho đến khi tan hết.
  • Nên uống khi hỗn hợp còn ấm nóng, mỗi ngày uống một cốc chanh mật ong ấm, sau khoảng 3 – 5 ngày bạn sẽ cảm thấy triệu chứng đau rát cổ họng thuyên giảm hẳn.

Chú ý không nên uống nước chanh tươi khi bụng còn đói, điều này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Ngoài làm lành vết thương, giảm đau họng thì chanh tươi còn có nhiều công dụng hữu ích như chống thiếu máu, tốt cho người bệnh tiểu đường, phòng ngừa giun sán, chữa đau răng, tốt cho tim mạch, giải tỏa tâm trạng, giải độc gan, hạ sốt nhanh.

Đừng Bỏ Lỡ: Top 7+ Viên Ngậm Đau Họng Của Đức An Toàn Và Hiệu Quả Cho Người Bệnh

10. Bị đau họng nên uống nước trà xanh

Lá trà xanh hay còn gọi là chè xanh, chứa hoạt chất EGCG, Catechin và Polyphenol có tác dụng tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm cho cơ thể nhất là vùng hầu họng và khoang miệng. Chính vì vậy mà trong các loại kem đánh răng hàng ngày thường có chứa tinh chất trà xanh vừa giảm viêm vừa mang lại hơi thở thơm mát. Ngoài ra, lá trà còn chứa nhiều Vitamin giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, uống trà xanh ấm nóng mỗi ngày giúp làm dịu họng, thông mũi, tiêu đờm.

Đau họng nên uống gì
Uống nước chè xanh mỗi ngày vừa giúp giảm đau họng vừa ngăn ngừa mắc bệnh ung thư hiệu quả

Cách thực hiện pha nước trà xanh như sau:

  • Hái một nắm lá chè xanh tươi, không sâu, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trên lá.
  • Vớt lá chè ra, để ráo nước, vò nát cho vào bình, đổ thêm nước sôi 100 độ C vào cho ngập lá chè. Lấy nắp đậy lại hãm trong khoảng 15 phút là có thể sử dụng được.
  • Hoặc cũng có thể cho lá chè xanh vào ấm, thêm vào 700ml nước sạch, đun cho đến khi sôi thì tắt lửa.
  • Có thể uống nước trà xanh thay nước lọc mỗi ngày, nhưng không nên uống quá đặc. Duy trì cách làm này khoảng 5 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng đau rát họng biến mất.

Nếu không có lá trà xanh tươi, chúng ta cũng có thể mua trà khô để hãm uống mỗi ngày. Việc uống trà xanh đúng cách còn giúp cơ thể phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch, điều hòa huyết áp, giúp cho hệ cơ xương khỏe mạnh, tăng cường trí nhớ, tốt cho não bộ, ngăn ngừa lão hóa, giảm cân, giảm thâm quầng mắt, trị mụn trứng cá đỏ.

11. Nước nghệ ấm cải thiện tình trạng đau rát họng

Người bị đau họng nên uống nước gì, chúng ta không nên bỏ qua nước nghệ ấm. Sở dĩ nghệ được dùng để làm giảm triệu chứng đau rát cổ họng tại nhà do các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp gây ra là vì trong củ nghệ có chứa nhiều hoạt chất tương tự như kháng sinh tự nhiên.

Những chất này vừa có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa và ức chế các loại vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm, tổn thương vùng hầu họng. Đồng thời làm lành vết thương nhanh chóng, giảm ho, làm dịu niêm mạc họng, giảm đau rát. Ngoài ra nước nghệ tươi còn là khắc tinh của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm niêm mạc dạ dày, bệnh xương khớp, bệnh tiểu đường.

Đau họng nên uống gì
Đau họng nên uống gì – Uống nước nghệ ấm nóng giúp làm lành niêm mạc họng, giảm đau rát họng

Chuẩn bị:

  • Tinh bột nghệ 10 – 20 gam.
  • Sữa tươi 200ml.

Cách sử dụng:

  • Sữa tươi cho vào lò vi sóng hoặc bắc lên bếp làm ấm, không nên đun sôi vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong sữa.
  • Thêm tinh bột nghệ vào khuấy đều cho tan hết, sau đó uống ngay khi còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày nên uống một ly sữa tươi kết hợp tinh bột nghệ để giúp làm lành vết thương, giảm triệu chứng đau họng nhanh chóng.

Nghệ tươi có vị hơi cay, đắng và tính nóng nên hạn chế dùng cho người bị nóng trong. Đồng thời nên sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để tránh gây nổi mụn, nóng trong người. Ngoài việc kết hợp tinh bột nghệ với sữa tươi thì chúng ta cũng có thể pha bột nghệ tươi với nước lọc và mật ong để uống hàng ngày.

Đọc Thêm: Hướng Dẫn Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Gừng Đơn Giản Và Hiệu Quả Tại Nhà

12. Nước dừa tốt cho người bị đau họng

Nước dừa được xem là một thức uống giải nhiệt ngày hè vô cùng tuyệt vời, tốt cho cả trẻ nhỏ và bà bầu (3 tháng giữa thai kỳ). Trong nước dừa có chứa rất nhiều lượng Axit lauric và các hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại bệnh tật, đồng thời kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.

Đau họng uống nước gì
Nước dừa tươi có tính mát, giúp làm giảm triệu chứng đau rát cổ họng nhanh chóng

Ngoài ra nước dừa có tính mát, khi đi qua vùng hầu họng sẽ giúp làm dịu mát niêm mạc họng, giảm sưng đỏ, phù nề nhanh chóng. Việc uống nước dừa điều độ mỗi ngày còn giúp cơ thể chống lão hóa, đẹp da, kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng, tăng năng lượng, cải thiện bệnh động kinh, phòng chống ung thư, thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện da đầu, giúp xương và răng chắc khỏe.

Khi uống nước dừa nên chú ý uống tối đa 3 ly mỗi ngày, không nên uống quá nhiều có thể gây áp lực cho bàng quang và thận. Dừa chặt ra nên uống hết trong ngày, không nên sử dụng lại vào hôm sau, ngoài ra khi bị đau họng tuyệt đối không nên uống nước dừa ướp lạnh hoặc thêm đá.

13. Khi bị đau họng nên uống sữa tươi

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sữa tươi có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng, giúp cổ họng giảm ngứa rát, đau nhức khó chịu, khô họng. Do đó khi bị đau họng chúng ta nên thêm sữa tươi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để giúp cổ họng được thanh mát, dịu nhẹ.

Ngoài ra, khi bị đau họng thường khiến cổ họng có cảm giác vướng víu, ăn không ngon miệng, chán ăn làm cho cơ thể mệt mỏi, mất sức, suy nhược nghiêm trọng. Việc bổ sung một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Trong khi đó sữa tươi lại là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng bậc nhất. Uống sữa tươi mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

14. Trà bạc hà giúp long đờm hiệu quả

Lá bạc hà cũng là một trong những loại rau sống ăn kèm với các món ăn khác giúp làm tăng hương vị, tạo sự ngon miệng. Ngoài ra đây còn được xem là loại thảo dược thiên nhiên lành tính có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh thông thường như giảm mụn, trị đau đầu, đau nửa đầu, giúp tỉnh táo, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, giảm đầy bụng khó tiêu.

Đau họng uống nước gì
Đau họng nên uống gì – Uống trà bạc hà giúp long đờm, giảm nhanh triệu chứng đau rát cổ họng

Đặc biệt hoạt chất Menthol trong lá bạc hà giúp tiêu viêm, kháng khuẩn tốt, từ đó làm giảm triệu chứng sưng viêm, đau rát cổ họng, đồng thời tiêu đờm, giảm ho, làm sạch họng, khoang miệng, cải thiện chứng hôi miệng, mang lại hơi thở thơm mát.

Cách thực hiện: Chỉ cần lấy một nắm bạc hà tươi rửa sạch, vò nát, cho vào ly. Thêm vào đó 500ml nước đun sôi 100 độ C, đậy nắp lại om trà trong khoảng 20 phút. Rót trà ra ly uống ngay khi còn ấm nóng, mỗi ngày nên uống 1 – 2 ly trà bạc hà. Nên uống hết trà trong ngày không để qua đêm. Kiên trì trong vài ngày thì mới thấy được hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể thêm vào 1 – 2 muỗng mật ong khuấy đều, tạo vị ngọt cho trẻ dễ uống hơn.

15. Trà cam thảo trị chứng đau rát họng

Cam thảo có thể được dùng tươi hoặc khô, loại thảo dược này có tính bình, vị ngọt, không có độc tố, giúp thanh nhiệt giải độc. Thành phần Axit glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế và loại bỏ các loại virus, vi khuẩn gây hại vùng hầu họng, tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng. Đồng thời giúp long đờm, giảm sưng đau niêm mạc họng, cải thiện tình trạng đau rát cổ họng.

Đau họng uống nước gì
Giảm nhanh triệu chứng đau họng tại nhà chỉ với trà cam thảo ấm nóng

Chúng ta có thể sử dụng cam thảo để trị ho, giảm đau họng thông qua một số hình thức như nhai trực tiếp, sắc thuốc, dùng cao lỏng, pha trà, sử dụng các loại viên ngậm đau họng có chứa thành phần cam thảo. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng cam thảo đúng liều lượng, không nên quá lạm dụng, theo các thầy thuốc mỗi ngày chúng ta chỉ nên dùng trong khoảng 4 – 80 gam.

Nguyên liệu:

  • Cam thảo phơi khô 5 gam.
  • Nước đun sôi 100 độ C khoảng 300ml.

Cách làm:

  • Cam thảo rửa qua với nước sạch hoặc tráng qua với nước sôi để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho cam thảo vào ly, rót nước sôi vào, đậy nắp lại khoảng 20 phút là có thể sử dụng được.
  • Khuấy đều ly trà để giúp các tinh chất được tan đều trong nước, nên uống ngay khi còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày nên uống 2 ly trà cam thảo vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả cao nhất, tuy nhiên không nên sử dụng quá 5 ngày liên tục.

Xem Thêm: 6 Cách Dùng Mướp Đắng Chữa Viêm Họng Cực Hay Nên Thử

16. Giảm đau họng bằng nước ép nam việt quất

Đau họng nên uống gì – Nên uống nước ép nam việt quất, bởi vì theo nhiều nghiên cứu, việc sử dụng nước ép việt quất sẽ giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng ở thể nhẹ. Lượng Vitamin C và các hoạt chất có trong loại quả này giúp làm lành nhanh vết thương, đồng thời tăng cường sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Bị đau họng nên uống nước gì
Đau họng nên uống gì – Nên uống nước ép nam việt quất để giúp làm giảm nhanh triệu chứng

Nguyên liệu:

  • Quả việt quất chín 100 gam.
  • Táo 2 quả.
  • Chanh 1/4 quả.
  • Lá bạc hà vừa đủ dùng.

Cách làm:

  • Quả việt quất và táo rửa sạch, để ráo nước. Phần táo gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho táo, việt quất và lá bạc hà vào máy máy, ép lấy nước cốt.
  • Sau khi ép xong rót nước ra ly, thêm vào đó phần nước cốt chanh đã chuẩn bị, khuấy đều.
  • Uống nước ép sau khi thực hiện, không nên để quá lâu, người bị đau họng cũng không nên uống nước ép ướp lạnh.

17. Nước ép lê giảm đau rát họng

Đau họng uống nước gì để cải thiện tình trạng bệnh? Chúng ta nên uống nước nước ép lê mỗi ngày, lê có tính mát, vị ngọt, là vị thuốc dân gian được nhiều người sử dụng để trị rát cổ họng tại nhà do các chứng viêm họng, viêm amidan cấp tính gây ra. Do đó nếu không may gặp phải tình trạng đau rát họng, ngứa ngáy cổ họng thì chúng ta nên bổ sung thêm nước ép lê vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cải thiện triệu chứng.

Bị đau họng nên uống nước gì
Uống nước ép lê giúp làm giảm triệu chứng đau họng, tăng sức đề kháng cho cơ thể

Nguyên liệu:

  • 3 quả lê cỡ vừa.
  • 2 muỗng nước cốt chanh để tăng thêm hương vị.
  • Mật ong hoặc đường.

Thực hiện:

  • Lê mua về rửa sạch, gọt vỏ, bổ đôi loại bỏ phần lõi và hạt bên trong.
  • Cắt lê thành từng miếng, cho vào máy ép, ép lấy phần nước cốt.
  • Rót nước ép lê ra ly, thêm vào đó phần nước cốt chanh và mật ong hoặc đường, tùy vào sở thích của mỗi người.
  • Khuấy đều ly nước rồi uống ngay sau đó, tránh để lâu nước sẽ không ngon và bị mất chất.
  • Mỗi ngày một ly nước ép lê sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm bớt tình trạng đau rát, ngứa ngáy cổ họng.

Việc uống nước ép lê điều độ, đúng cách mỗi ngày còn mang lại nhiều tác dụng như tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tốt cho bệnh tiểu đường, giảm cân, ngăn ngừa loãng xương.

Trên đây là tổng hợp 17 thức uống hỗ trợ làm giảm tình trạng ho, đau rát ngứa ngáy cổ họng, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay. Tuy nhiên, các loại thức uống này chỉ mang tính chất hỗ trợ làm giảm triệu chứng chứ không phải là thuốc có công dụng chữa bệnh dứt điểm. Do đó, ngoài việc bổ sung chế độ ăn uống khoa học đúng cách, người bệnh nên tích cực chủ động thăm khám để sớm biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có biện pháp điều trị phù hợp, hiệu quả, tránh để lâu khiến bệnh nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có Thể Bạn Muốn Biết:

Câu hỏi liên quan

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm amidan, áp xe amidan,...

Xem chi tiết

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng cho biết, tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài không chỉ gây ra nhiều triệu chứng bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng...

Xem chi tiết

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, viêm họng mãn tính không...

Xem chi tiết

Bị đau họng nhưng không ho không sốt có thể là do chúng ta uống quá nhiều đồ lạnh, đặc thù công việc nói quá to, quá nhiều, thường xuyên hoặc do bệnh cảm lạnh,...

Xem chi tiết

Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, việc nắm rõ vấn đề viêm họng hạt có lây không? Có nguy hiểm không? Đâu là con đường lây nhiễm bệnh? Sẽ...

Xem chi tiết

Bị viêm họng sốt mấy ngày có nguy hiểm không? Làm thế nào để giảm đau hạ sốt khi bị viêm họng hiệu quả? Đây là những câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bệnh...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe