Khoai lang là loại thực phẩm gần gũi, được nhiều người lựa chọn bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, với những ai đang ăn chế độ giảm cân, khoai lang chính là “người bạn đồng hành” không thể thiếu. Vậy người đau dạ dày có nên ăn khoai lang hay không? Ăn khoai lang như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên!

Đau dạ dày có nên ăn khoai lang không? 

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh đau dạ dày ngày càng cao, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Muốn cải thiện tình trạng này, người bệnh cần nắm được những món nên ăn và không nên ăn để có thể xây dựng thực đơn hoàn hảo. Trong đó, việc đau dạ dày có nên ăn khoai lang không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. 

Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang?
Người đau dạ dày có nên ăn khoai lang?

Theo các chuyên gia, trong khoai, tinh bột chiếm tới 70%, còn lại là các thành phần khác như canxi, chất xơ, vitamin, protein, potassium rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Đặc biệt, lượng tinh bột trong khoai lang đều dễ tiêu hóa nên không gây ảnh hưởng đến dạ dày. 

Cụ thể công dụng của các thành phần có trong khoai lang đối với dạ dày: 

  • Một củ khoai lang trung bình chứa khoảng 3.8g chất xơ, có tác dụng điều hòa sự tiết dịch vị ở dạ dày. Từ đó, độ pH trong dạ dày luôn được cân bằng ở mức ổn định. 
  • Khoáng chất Beta carotene (tiền vitamin A) có trong khoai lang hoạt động như chất oxy hóa tự nhiên có khả năng hỗ trợ tốt trong việc làm giảm viêm loét, giảm đau và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của các gốc tự do. 
  • Thành phần tinh bột trong khoai lang đi vào dạ dày sẽ tạo thành một lớp màng nhầy vững chắc bao bọc lớp niêm mạc, được ví như chiếc áo giáp ngăn cản sự tấn công của các tác nhân gây hại cho dạ dày, ví dụ như dịch vị acid tiêu hóa. 
  • Trong khoai lang còn vitamin B6 gồm một số dẫn xuất như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine hỗ trợ các quá trình trao đổi chất, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, tránh tình trạng đầy bụng, ợ hơi,…
  • Đau dạ dày không chỉ do chế độ ăn uống không khoa học mà còn do căng thẳng, stress. Sử dụng khoai lang thường xuyên, cơ thể sẽ được cung cấp thêm một lượng magie giúp duy trì dụng ổn định hệ cơ và chức năng các dây thần kinh. Từ đó, giúp chống viêm dạ dày và làm giảm nguy cơ căng thẳng, stress kéo dài. 
  • Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều loại vitamin khác góp phần vào quá trình phục hồi chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ người bệnh hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. 
Khoai lang chứa nhiều thành phần hỗ trợ giảm viêm, giảm đau
Khoai lang chứa nhiều thành phần hỗ trợ giảm viêm, giảm đau

Với những giá trị khoai lang mang đến, có thể khẳng định người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn khoai lang mà không lo tác dụng phụ. Ngoài công dụng hỗ trợ tiêu hóa, khoai lang còn tăng cường trí nhớ, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì cân nặng, cải thiện các vấn đề liên quan đến mắt,….

Đọc thêm: Đau Dạ Dày Ăn Nho Được Không, Cần Lưu Ý Điều Gì?

Người đau dạ dày ăn khoai lang cần lưu ý gì?

Đau dạ dày có nên ăn khoai lang? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nếu không ăn đúng cách sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của nó. Theo đó, khi ăn khoai lang, người bị đau dạ dày nên lưu ý một vài điều sau đây: 

  • Thay vì chiên, xào, làm bánh,… người đau dạ dày nên ăn khoai lang luộc, hấp hoặc hầm canh vì những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho dạ dày. 
  • Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn khoai lang chín, hạn chế ăn sống. Vì khoai lang khi còn sống ở thể rắn, rất cứng, khó tiêu hóa. Đồng thời, chất nhựa trong khoai lang sống gây kích ứng mạnh, dễ làm tăng khả năng viêm loét dạ dày. 
  • Nên chọn khoai lang còn tươi vì những củ để lâu sẽ dần mất chất dinh dưỡng, thậm chí dễ bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, khoai lang đã mọc mầm không nên ăn.
Đau dạ dày nên chọn khoai lang màu tím, đỏ,....
Đau dạ dày nên chọn khoai lang màu tím, đỏ,….
  • Vỏ khoai lang dù rửa sạch, luộc chín vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn và chất gây hại nên mọi người nên bỏ vỏ khi sử dụng. 
  • Người bị đau dạ dày không nên ăn khoai lang vào buổi tối vì dễ gây mất ngủ. Đồng thời nên hạn chế ăn khi đói vì có thể khiến thượng vị khó chịu hoặc đau nặng hơn. 
  • Không ăn kèm khoai lang với hồng vì 2 loại này rất kỵ nhau. Nên ăn cách nhau khoảng 5 tiếng.
  • Dù khoai lang chứa nhiều thành phần tốt cho dạ dày nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi khi cơ thể nạp lượng lớn thức ăn sẽ không tiêu hóa kịp, tạo nên cảm giác chướng bụng, đầy hơi, thậm chí ợ chua, ợ nóng, trào ngược. Nên khoảng 3-4 lần/tuần, mỗi lần 100-200g.
  • Những loại khoai lang có màu sắc như tím, đỏ, cam thường có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày tốt hơn so với loại màu nhạt.
  • Những người đang bị chướng bụng, đầy hơi hoặc dị ứng với khoai lang hoặc có vấn đề về thận được khuyến khích không nên ăn khoai lang vì sẽ khiến tình trạng bệnh dễ trở nặng. 

Đừng bỏ lỡ: Bị Đau Dạ Dày K Nên Ăn Gì Và Nên Ăn Gì Để Giảm Nhanh Các Cơn Đau?

Một vài món ăn từ khoai lang tốt cho người đau dạ dày

Không chỉ hấp, luộc, mọi người có thể chế biến khoai lang thành nhiều món ăn khác, vừa không hại dạ dày vừa tránh nhàm chán. Biết kết hợp đúng cách khoai lang với những loại thực phẩm khác sẽ làm tăng thêm dưỡng chất, tạo cảm giác ngon miệng hơn. Một số món có thể kể đến như: 

Khoai lang hấp hoặc luộc

Khoai luộc là món ăn dân dã, đồng thời cũng là món ăn phổ biến, được nhiều người áp dụng nhất. Phần lớn, ai trong chúng ta cũng có thể luộc được khoai, chỉ cần bạn căn đúng giờ tắt bếp và đừng để khoai bị cháy là được.

  • Nguyên liệu: Vài củ khoai lang. 
  • Cách thực hiện: Chỉ cần rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cắt khúc rồi đem hấp cách thủy. Nếu luộc có thể để nguyên củ, không cần bỏ vỏ rồi cho vào nồi, đổ lượng nước vừa đủ và đun đến khi khoai chín. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100g để ổn định hoạt động co bóp của dạ dày. 
Khoai lang luộc tốt cho những người đau dạ dày
Khoai lang luộc tốt cho những người đau dạ dày

Khoai lang hầm xương

Khoai lang hầm xương cũng được thực hiện tương tự như việc sử dụng khoai tây, củ từ hay các loại củ khác khi hầm xương. Cụ thể như sau:

  • Nguyên liệu gồm: Khoai lang, sườn non, hành và các gia vị khác. 
  • Cách thực hiện: Rửa sạch, gọt bỏ vỏ khoảng 100g khoai lang, đem cắt thành từng khoanh nhỏ vừa ăn. Sườn non rửa sạch, luộc qua bỏ nước đầu để bỏ tạp chất. Phi thơm hành, đổ nước vào đun sôi rồi cho sườn vào nấu khoảng 10 phút. Sau đó, cho khoai vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi khoai mềm thì tắt bếp. Món ăn này vừa tốt cho dạ dày vừa tốt cho xương khớp. 

Tư vấn từ chuyên gia:  Đau Dạ Dày Có Ăn Được Ngô Luộc Không?

Súp khoai lang

Súp khoai lang không phải là món ăn quá phổ biến nhưng chúng cũng là một trong những món ăn đầy dinh dưỡng mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng tuần.

  • Nguyên liệu gồm: Tỏi, hành tây, khoai lang, bơ, nước hầm gà và các loại gia vị khác. 
  • Cách thực hiện: Tỏi tách vỏ, đập dập. Hành tây, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch. Hành đem đi cắt hạt lựu, khoai tây cắt thành những miếng vuông vừa ăn. Sau đó, bỏ bơ vào nồi đun chảy rồi thêm hành tây, tỏi vào phi thơm. Cho nước hầm gà và khoai lang vào đun đến khi khoai chín. Thêm gia vị vừa ăn rồi múc ra bát. 
Thay vì luộc, có thể nấu súp khoai lang để đỡ nhàm chán
Thay vì luộc, có thể nấu súp khoai lang để đỡ nhàm chán

Khoai lang nghiền với gừng

Khoai lang nghiền với gừng sẽ thích hợp để sử dụng cho những bạn đang bị đau dạ dày hoặc bị cảm cúm. Do gừng có tính ấm, cùng công dụng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên rất tốt cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày hay đang bị ốm.

  • Nguyên liệu: Khoai lang, gừng, hành, tỏi, giấm táo, hành ngò và các gia vị khác.
  • Cách thực hiện: Khoai lang rửa sạt, gọt vỏ, thái lát mỏng mang đi hấp hoặc luộc cho đến khi chín mềm, với ra cho ráo nước rồi nghiền nhuyễn. Phi thơm hành, gừng, tỏi rồi đổ hỗn hợp này vào tô khoai nghiền, thêm tiêu, hạt nêm, một ít giấm táo và ngò vào trộn đều. Nếu không ăn được trực tiếp có thể cho vào lò nướng đến khi bề mặt hơi khô và chín vàng mang ra thưởng thức. 

Nói chung, khoai lang không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn chứa nhiều thành phần hữu ích với những người đau dạ dày. Để phát huy hết tác dụng của khoai lang, người đau dạ dày nên ăn khoai đúng cách và lựa chọn được món ăn chế biến từ khoai phù hợp. Hi vọng những thông tin ở trên sẽ giúp các độc giả giải đáp được thắc mắc đau dạ dày có nên ăn khoai lang. Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người bị đau dạ dày nên theo dõi tình trạng bệnh, nếu các triệu chứng ợ chua, đau thượng vị nặng hơn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Tin liên quan:

Câu hỏi liên quan

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe