Đau dạ dày là bệnh lý xuất hiện nhiều, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, làm việc căng thẳng và có chế độ ăn uống không khoa học. Bệnh nhân đau bao tử thường kiêng đồ chua cay, đồ quá nhiều dầu mỡ để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng. Vậy đang bị đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, ăn loại nào?

Chuyên gia tư vấn đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?

Theo các chuyên gia, bánh mì là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như: Bổ sung canxi, cải thiện làn da,…. Bên cạnh đó, bánh mì tại nhiều quốc gia cũng là bữa sáng vô cùng tiện lợi, dế chế biến mà vẫn đủ dinh dưỡng.

Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được bánh mì. Bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước nên sẽ tăng khả năng thấm hút dịch vị, trung hòa acid dạ dày và giảm tình đau, viêm loét. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng cao như sắt, protein trong bánh mì còn giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, góp phần chống lại những khó chịu do cơn đau dạ dày gây ra.

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không - Câu trả lời là có
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không – Câu trả lời là có

Cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ tiêu hóa

100g bánh mì có chứa đến 52,6g tinh bột, thành phần này mềm nên giúp dạ dày dễ tiêu hóa, không phải co bóp quá sức. Tinh bột cũng giúp thấm hút dịch vị, trung hóa axit vad giảm tình trạng ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày.

Đây chính là công dụng tuyệt vời nhất của bánh mì với người bị dạ dày. Người bị đau bao tử thường bị dư thừa dịch vị axit gây trào ngược, khoang miệng bị chua, ợ nóng thường xuyên nên ăn bánh mì sẽ rất tốt.

  • Tăng khả năng chống lại đau dạ dày

Trong bánh mì còn chứa protein, canxi, sắt, chất xơ,… Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và chống lại những cơn đau dạ dày.

Bên cạnh đó, bánh mì cũng giàu acid lactic giúp giảm độ pH, trung hòa acid dịch vị, giúp bảo vệ dạ dày, hạn chế đau rát và khó chịu.

  • Đặc tính khô nên dễ hút nước

Với đặc tính khô và dễ hút nước nên bánh mì có thể thấm hút và trung hòa acid dịch vị dư thừa. Nhờ đó, niêm mạc dạ dày không bị ăn mòn, phá hủy bởi pepsin, acid. Bên cạnh đó, bánh mì giúp hạn chế những vết viêm loét nghiêm trọng hơn, cơn đau cũng giảm dần.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có nên ăn bánh mì không là có. Bạn có thể bổ sung bánh mì trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp dạ dày khỏe mạnh, ngăn ngừa những cơn đau hoặc khó chịu.

Chuyên gia tư vấn: Bị Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không?

Người bệnh đau dạ dày nên ăn loại bánh mì nào?

Ngoài vấn đề đau dạ dày ăn bánh mì được không thì bạn cũng nên nắm được những loại bánh mì nào nên ăn để tốt cho sức khỏe.

Bánh mì nguyên hạt

Bánh mì nguyên hạt sử dụng loại bột mì nguyên hạt để chế biến. Đây là dạng bánh mì được dùng phổ biến tại các nước phương Tây. Nó còn được gọi với cái tên khác là bánh mì lúa mì – một thực phẩm tốt cho những người bị đau dạ dày.

Bánh mì nguyên hạt là lựa chọn tốt cho người đau dạ dày
Bánh mì nguyên hạt là lựa chọn tốt cho người đau dạ dày

Bánh mì nguyên hạt được làm từ bột mì nguyên chất. Bởi vậy, hàm lượng các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất và chất xơ rất dồi dào. Nhờ vậy, loại bánh mì này đã trở thành món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe con người.

Ngoài ra bánh mì nguyên hạt tại một số nơi cũng có thể được chế biến từ lúa mì mọc mầm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho răng, đây là loại bánh thích hợp nhất cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Cũng giống như nhiều bánh mì khác, bạn có thể sử dụng bánh mì nguyên hạt để chế biến thành sandwich hoặc các món ăn khác tùy thích. Hãy ưu tiên sử dụng chúng vào bữa sáng nhé!

Bánh mì trắng tốt cho người đau dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không, câu trả lời là nên và nên ăn bánh mì trắng. Đây là loại bánh mì được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thành phần chính của nó gồm bột mì, nước và men, thường được chế biến thành hình vuông để dễ dàng sử dụng.

Các dưỡng chất có trong bánh mì trắng gồm chất béo, protein và khoáng chất. Tất cả đều giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho người sử dụng. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng trên còn có khả năng làm giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

So với bánh mì ngũ cốc hay nguyên hạt thì hàm lượng chất xơ có trong bánh mì trắng ít hơn một chút. Điều này đồng nghĩa với việc, bánh mì trắng cũng chứa ít dinh dưỡng hơn.

Nên biết: Đau dạ dày có ăn sữa chua được ko? Nên ăn lúc nào?

Bánh mì không chứa protein gluten

Bệnh nhân Celiac và những người đang mắc các chứng viêm đại tràng co thắt, đau dạ dày cấp chỉ nên sử dụng loại bánh mì không chứa gluten. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gluten chính là một loại protein có nhiều trong ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì. Hai thành phần chính trong gluten bao gồm glutenin và gliadine. Trong đó, chất Gliadine lại là tác nhân gây ra hầu hết các tác hại cho sức khỏe .

Thành phần trong loại bánh mì không chứa gluten chính là các loại bột. Trong đó chủ yếu chỉ là bột ngô, bột gạo, dừa, khoai tây và hạnh nhân.

Bánh mì không chứa gluten mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng, bạn cần cân nhắc thành phần của bánh. Bởi trong loại bánh mì này thưởng có chứa hàm lượng đường khá cao. Nếu bạn là người mắc tiểu đường hoặc không thích ăn ngọt thì không nên tiêu thụ thực phẩm này..

Người đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen mọc mầm

Các loại bánh mì lúa mạch đen truyền thống thường chỉ được làm bằng bột lúa mạch đen và không có thêm bất cứ loại bột mì nào. Trong khi đó, hầu hết các loại bánh mì lúa mạch đen mọc mầm hiện đại lại được làm tự sự kết hợp của cả hai, ngoài ra chúng thường có thêm hạt caraway. So với các loại lúa mì thông thường, lúa mì lúa mạch đen mọc mầm được đánh giá là bổ dưỡng hơn.

Người đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen mọc mầm
Người đau dạ dày nên ăn bánh mì lúa mạch đen mọc mầm

Trên thực tế, từ kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, bánh mì lúa mạch đen có thể giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hoá, làm giảm axit dịch vị dạ dày, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn so với các loại bánh mì thông thường. Một thí nghiệm được thực hiện trên 12 người trưởng thành, khỏe mạnh cho thấy, những người ăn bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt giải phóng lượng insulin ít hơn (đây là một loại hormone có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu).

Khả năng hạ thấp phản ứng insulin có thể là do hàm lượng chất xơ hòa tan có trong bánh mì lúa mạch đen mọc mầm cao. Trong khi đó, chất xơ hòa tan lại là một loại carbohydrate không tiêu hoá, hòa tan được trong nước và giống như dạng gel trong ruột của bạn. Chúng có khả năng bảo vệ cho lớp niêm mạc dạ dày, giúp làm lành các thương tổn tại dạ dày hiệu quả.

Tư vấn thêm: Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Cuốn?

Đau dạ dày nên ăn bánh mì Multigrain

Bên cạnh các loại bánh mì đã kể trên thì người mắc bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày cũng có thể sử dụng thêm bánh mì Multigrain. Đây là loại bánh mì có sự kết hợp của khá nhiều loại ngũ cốc. Trong đó, loại hạt được sử dụng phổ biến là hướng dương, hạt lanh, hạt bí. Chính vì thế mà bánh mì Multigrain sở hữu hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất vô cùng dồi dào.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, khi đang gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa , chẳng hạn như đau dạ dày, viêm dạ dày hay rối loạn tiêu hóa,…thì bạn nên ăn loại bánh mì Multigrain. Nguồn thực phẩm tốt này sẽ giúp bạn giảm triệu chứng đau đồng thời bổ sung thêm nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bánh mì bột chua

Bánh mì lên men được tạo ra thông qua một quá trình lên men dựa trên hoạt động của men và vi khuẩn tự nhiên để làm cho bánh mì nổi lên. Quá trình lên men giúp làm giảm đáng kể lượng phytates hay còn được gọi là axit phytic, sau đó liên kết với một số khoáng chất khác để làm giảm sự hấp thụ của chúng.

Bánh mì bột chua rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng ăn mỗi sáng
Bánh mì bột chua rất tốt cho sức khỏe, có thể dùng ăn mỗi sáng

Trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy, quá trình lên men của bột chua giúp làm giảm hơn 50% hàm lượng phytate so với việc sử dụng các loại men thông thường. Mặt khác, bột chua cũng dễ tiêu hóa hơn các loại bánh mì khác, nguyên nhân là do hàm lượng prebiotic và các chế phẩm sinh học được tạo ra từ quá trình lên men. Nhờ đó mà bánh mì chua thân thiện hơn với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn.

Cuối cùng, thành phần của bánh mì bột chua được cho là có chỉ số đường huyết khá thấp. Điều này là do vi khuẩn có trong bột chua giúp làm giảm tốc độ tiêu hóa của tinh bột, khiến chúng có ít khả năng gây ra sự tăng đột biến của lượng đường trong máu.

Đọc ngay: Bệnh đau dạ dày có lây nhiễm không? Có di truyền không?

Bánh mì mầm nguyên hạt

Bánh mì từ mầm nguyên hạt là bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt đã bắt đầu nảy mầm do được để trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Đặc biệt, mầm ngũ cốc đã được chứng minh có khả năng làm tăng số lượng và tính sẵn có của nhiều chất dinh dưỡng.

Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bánh mì pita được làm từ 50% thành phần là bột mì nảy mầm có lượng folate cao gấp 3 lần các loại bánh mì thông thường. Ngoài ra, nó còn chứa một loại vitamin quan trọng có khả năng chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn trong dạ dày được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Các nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng, bánh mì từ mầm nguyên hạt cũng nhiều hàm lượng chất chống oxy hoá hơn, làm giảm chất chống độc hoặc các hợp chất có khả năng liên kết với các khoáng chất như sắt. Đồng thời ngăn chặn sự hấp thụ của chúng, tăng sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Mặt khác, quá trình này còn phá vỡ một số tinh bột trong ngũ cốc và làm giảm bớt đi hàm lượng carb.

Chính vì vậy mà bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên mầm không làm gia tăng lượng đường trong máu như các loại bánh mì thông thường. Điều này khiến chúng trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc giảm kiểm soát lượng đường trong máu. Thêm vào đó, hầu hết các loại bánh mì mọc mầm đều chứa rất nhiều chất xơ và protein giúp làm giảm axit dịch vị dạ dày một cách hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ: Đau Dạ Dày Ăn Xôi Được Không? Và Ăn Như Thế Nào Cho Đúng

Bị đau dạ dày khi ăn bánh mì cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không thì trong quá trình chế biến và bổ sung dinh dưỡng từ bánh mì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Lưu ý không nên lạm dụng ăn quá nhiều thực phẩm này trong tuần
Lưu ý không nên lạm dụng ăn quá nhiều bánh mì trong tuần
  • Không ăn bánh mì cũng các loại bơ, gia vị cay nóng, phô mai. Vì các thức ăn này có thể khiến bánh mì giảm khả năng thấm hút dịch vị, khiến khiến tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn những loại bánh mì trắng bởi chúng được làm từ bột mì, thêm chất tẩy trắng trong quá trình chế biến. Sau khi hấp thụ, những chất này sẽ khiến viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Những loại bánh mì quá ngọt, nhiều đường và bơ cũng không tốt vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Những người bị rối loạn ruột kích thích, bệnh celiac nên thận trọng khi ăn những bánh mì có chứa gluten. 
  • Khi đã quá no thì không nên cố ăn bánh mì vì lúc này việc hấp thu bất kỳ thực phẩm này cũng tạo áp lực lên dạ dày và gây cảm giác khó chịu.
  • Không quá lạm dụng ăn nhiều bánh mì mà hãy đa dạng những thực phẩm trong bữa ăn để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng.
  • Không ăn bánh mì thay cơm và không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi do lượng thức ăn không được dạ dày tiêu hóa hết.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và nên ăn những loại bánh nào. Bánh mì là thực phẩm tốt cho sức khỏe, bạn hãy chọn loại bánh phù hợp và sử dụng đúng cách để bổ sung dinh dưỡng cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Xem nhiều nhất

Câu hỏi liên quan

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *