Đau dạ dày có ăn được ngô luộc không, cần lưu ý điều gì khi ăn là mối quan tâm, thắc mắc của nhiều người. Thực phẩm này có vị ngọt, dẻo tự nhiên nên là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp được khuyến cáo là không nên sử dụng ngô. Cùng tìm hiểu xem người bệnh dạ dày có thuộc nhóm đối tượng này không ngay dưới đây.

Giải đáp chi tiết đau dạ dày có ăn được ngô luộc không?

Trong ngô chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nếu ăn đủ và đúng cách. Theo nghiên cứu, trong thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, điển hình phải kể đến như carbohydrate, kali, protein, vitamin B – C và chống oxy hóa. Trung bình trong 10g ngô cung cấp đến 34.2 calo. Chúng mang đến tác dụng bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cụ thể:

Trong ngô chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nếu ăn đủ và đúng cách
Trong ngô chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nếu ăn đủ và đúng cách
  • Chất xơ có trong ngô có khả năng cung cấp 18.4% lượng chất xơ không hòa tan cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Chính vì vậy, sử dụng ngô luộc còn giúp cải thiện tình trạng táo bón khá tốt.
  • Chất xơ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi cho ruột già được phát triển mạnh hơn, từ đó chuỗi axit béo ngắn cũng được hình thành, giúp quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn.
  • Bên cạnh đó, trong ngô còn chứa beta-cryptoxanthin có khả năng chống oxy hóa, nhờ đó ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
  • Lượng folate dồi dào trong thực phẩm này mang đến tác dụng cải thiện và phục hồi những vết thương tổn, đồng thời giúp tái tạo tế bào, rất tốt cho người bị đau dạ dày.
  • Ngoài ra trong ngô có chứa sắt, vitamin B1, acetylcholine nhờ đó giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, không bị thiếu máu. Đồng thời mang đến tác dụng giảm homocysteine, ngăn chặn nhồi máu cơ tim và đột quỵ cho người cao tuổi.
  • Lượng tinh bột có trong ngô luộc có nhiều tác dụng tốt, có khả năng nuôi dưỡng não bộ tốt hơn.

Với những công dụng tuyệt vời phía trên, có thể thấy ngô luộc không chỉ ngon mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân đau bao tử. Chính vì vậy, với thắc mắc đau dạ dày có ăn được ngô luộc không, câu trả lời chắc chắn là CÓ.

Đọc thêm: Giải Đáp Chi Tiết Đau Dạ Dày Có Được Ăn Dưa Hấu Không?

Lưu ý người bệnh đau dạ dày cần nhớ khi ăn ngô luộc

Mặc dù người bệnh đau dạ dày có thể ăn ngô, tuy nhiên bạn tuyệt đối không sử dụng chúng một cách tùy tiện, để tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng ngô cho người bị đau bao tử:

Lưu ý người bệnh đau dạ dày cần nhớ khi ăn ngô luộc
Lưu ý người bệnh đau dạ dày cần nhớ khi ăn ngô luộc
  • Trong ngô chứa nhiều chất xơ nhưng lại có ít chất dinh dưỡng, chính vì vậy việc ăn quá nhiều cùng một lúc sẽ gây ra hiện tượng no lâu, khó tiêu và đầy bụng. Các bạn chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trung bình mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 100 – 200g ngô, sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
  • Người bị viêm đại tràng nên ăn ít ngô luộc bởi thành phần của bắp ngô có chứa hoạt chất cellulose có thể làm thành ruột bị cọ xát, gây tổn thương cho các vết loét ở đại tràng.
  • Người bị bệnh xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm loét dạ dày giai đoạn nghiêm trọng nếu dùng một lượng lớn ngô luộc có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày và nứt tĩnh mạch.
  • Trẻ nhỏ và người già có hệ tiêu hóa yếu hơn những đối tượng khác vì vậy khả năng tiêu hóa thức ăn cũng bị hạn chế. Trong khi đó ngô có vỏ ngoài cứng, nhiều chất xơ, ít nước, dễ dẫn đến hiện tượng khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
  • Người bị đau dạ dày không nên sử dụng quá nhiều bỏng ngô cùng một lúc, bởi trong bỏng ngô chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan. Đây là chất xơ không tiêu hóa được, thường thấm nước ở ruột, làm tăng thể tích phân, tăng hình thành khí dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó chịu.
  • Tốt nhất người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày nên sử dụng sữa ngô để bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đau dạ dày có ăn được ngô luộc không. Mặc dù thực phẩm này có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên nhưng không thể thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ để sớm khỏe bệnh.

Tin liên quan:

Câu hỏi liên quan

Có nên uống vitamin C khi bị đau dạ dày không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể bổ sung vitamin C để cải thiện...

Xem chi tiết

Có mấy cấp độ đau dạ dày? Được biết đau dạ dày được chia thành 4 cấp độ dựa trên mức độ tổn thương của niêm mạc (viêm trợt/ xung huyết, loét nông, loét và...

Xem chi tiết

Đau dạ dày có lây không? Có di truyền không? là thắc mắc của nhiều bạn đọc. Theo các chuyên gia, bệnh lý này có khả năng lây nhiễm và di truyền trong một số...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày có uống thuốc giảm đau (Paracetamol, efferalgan) được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng nhóm thuốc này để...

Xem chi tiết

Bị đau dạ dày nên làm gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh bởi những cơn đau dạ dày gây ra nhiều khó chịu, khiến bạn mệt mỏi, stress. Cách đơn giản nhất...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe