Nội dung chính

Đau dạ dày đi kèm triệu chứng buồn nôn là hậu quả của lối sống thiếu khoa học, lạm dụng thuốc hoặc stress kéo dài,… Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý nguy hiểm. Nhận biết sớm tình trạng đau dạ dày buồn nôn sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu nguyên nhân đau dạ dày buồn nôn

Không ít bệnh nhân thắc mắc đau dạ dày buồn nôn là bệnh gì? Đau dạ dày có biểu hiện rõ nhất là những cơn đau bất ngờ từ ổ bụng trên rốn và dưới xương ức. Các cơn đau thường khởi phát vào nhiều thời điểm khác nhau, có thể khi quá đói hoặc quá no, khi đầu óc căng thẳng, mệt mỏi,…

Đau dạ dày buồn nôn xuất hiện vì nhiều nguyên nhân
Đau dạ dày buồn nôn xuất hiện vì nhiều nguyên nhân

Một trong những biểu hiện của bệnh lý này là đau dạ dày buồn nôn khó thở, gây ra sự khó chịu với người bệnh. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới đau dạ dày buồn nôn?

Sinh hoạt, ăn uống bất hợp lý

Việc ăn uống, quá trình sinh hoạt tác động trực tiếp tới dạ dày. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý đau dạ dày nói chung và đau dạ dày buồn nôn nói riêng.

Thói quen ăn uống không lành mạnh như sử dụng nhiều rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích, dùng nhiều đồ dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, đồ ăn nhanh,… trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị tổn thương trầm trọng.

Ngoài ra, việc sinh hoạt không điều độ như thức khuya nhiều, nhịn ăn, vận động mạnh sau khi ăn, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi,… cũng khiến người bệnh có cảm giác đau dạ dày buồn nôn, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.

Nên xem: 4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Đậu Rồng Hiệu Quả Nhất 2023

Dấu hiệu mang thai

Bệnh lý này cũng có thể là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Khi thai nhi được hình thành, hormon nội tiết tố nữ Progesterone tăng đột ngột trong cơ thể. Điều này khiến chậm nhu động ruột, kích thích dạ dày tăng sản sinh ra acid, gây buồn nôn và chán ăn. Ngoài ra, các chị em cũng xuất hiện một số biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, trễ kinh, lo âu, ngủ nhiều hơn,…

Quá lạm dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả rất nhanh nhưng kèm với đó là nhiều tác dụng phụ không mong muốn, một trong số đó là cảm giác buồn nôn, đau dạ dày. Hầu hết những loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, ức chế tiết acid đều gây ra tác dụng phụ này.

Thông thường, sau khoảng 2 – 3 ngày ngưng thuốc, các triệu chứng sẽ giảm nhưng nếu quá lạm dụng thuốc sẽ gây viêm loét dạ dày, nặng hơn có thể là xuất huyết tiêu hóa.

Ngộ độc thực phẩm

Tình trạng này diễn ra khi người bệnh sử dụng thực phẩm bẩn, có chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm và các hóa chất,… Những tác nhân gây nhiễm trùng và độc tố từ các loại thực phẩm đó hoàn toàn có thể gây nên chứng viêm dạ dày, tác động tới đường ruột và tạo ra những triệu chứng như buồn nôn, đau thượng vị, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim,…

Ngộ độc thực phẩm cũng gây đau dạ dày buồn nôn
Ngộ độc thực phẩm cũng gây đau dạ dày buồn nôn

Biểu hiện của một số bệnh lý

Chứng đau dạ dày buồn nôn còn là biểu hiện của một số bệnh lý về tiêu hóa khác như sau:

  • Viêm dạ dày – tá tràng: Đây là tình trạng ruột non, niêm mạc dạ dày bị viêm loét do dịch vị acid tăng cao. Lạm dụng thuốc giảm đau, dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng các chất kích thích, ăn uống không khoa học… đều là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, cơ thể suy nhược,…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Việc acid dịch vị tiết ra quá nhiều dẫn tới tình trạng trào ngược thức ăn lên thực quản. Chứng bệnh này thường đi kèm với những biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau rát vùng thượng vị,…
  • Chứng Zollinger – Ellison: Bệnh lý này hình thành khi tuyến tụy tiết ra quá nhiều u gastrin. Những khối u này tạo ra hormone, kích thích tế bào trong dạ dày sản sinh ra acid dịch vị. Điều này làm bào mòn niêm mạc trong thành dạ dày và tạo cảm giác khó chịu, buồn nôn.

Đọc thêm: Bị Đau Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Giảm Nhanh Các Cơn Đau?

Biểu hiện và những triệu chứng thường gặp

Có thể nhận biết đau dạ dày buồn nôn qua những triệu chứng sau đây:

  • Đau vùng thượng vị: Có thể nói, đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi đi kèm với tức ngực và khó thở. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Thêm vào đó, bệnh nhân cũng bị đau ở vùng bụng giữa hoặc bên trái.
  • Buồn nôn: Niêm mạc bị tổn thương gây ra sự kích thích đối với dạ dày, tạo cảm giác buồn nôn, khó chịu. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị nôn, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Ợ chua: Việc tăng tiết dịch trong dạ dày làm mất sự cân bằng pH và dẫn tới tình trạng trào ngược thực quản, gây nên tình trạng ợ chua.
  • Chán ăn: Khi dạ dày hoạt động không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo ra cảm giác chán ăn đối với người bệnh. Cơ thể sẽ không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động sẽ khiến người bệnh bị suy nhược nặng nề.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Trong trường hợp bị đau dạ dày buồn nôn nặng sẽ có triệu chứng bị xuất huyết dạ dày, nôn ra máu tươi, vệ sinh ra máu,… Đây chính là dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của bệnh lý này.
Người bệnh sẽ bị đau nhức, khó chịu vùng thượng vị
Người bệnh sẽ bị đau nhức, khó chịu vùng thượng vị

Khắc phục tình trạng đau dạ dày buồn nôn như thế nào?

Là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh chuyển biến rất nhanh, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, đau dạ dày buồn nôn nên làm gì?

Điều trị đau dạ dày buồn nôn bằng những biện pháp tại nhà

Những cơn đau thường tới bất ngờ, đôi khi khiến người bệnh rất khó chuẩn bị các bài thuốc trị liệu. Trong những trường hợp đó, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tức khắc sau đây:

  • Sử dụng trà gừng: Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, có khả năng giảm tình trạng buồn nôn và khó chịu ở vùng cổ họng. Thêm vào đó, hoạt chất Gingerol và Zingero có trong gừng cũng giúp giảm viêm, giảm phù nề ở vùng niêm mạc đường tiêu hóa. Người bệnh chỉ cần thái lát gừng, pha với nước ấm và cho thêm một thìa nhỏ mật ong tươi, khuấy đều và sử dụng. Dùng trà khi còn nóng sẽ tốt hơn cho dạ dày của người bệnh.
  • Ngồi thiền: Ít người có thể tin rằng ngồi thiền có khả năng hạn chế những cơn đau bụng buồn nôn. Đây là biện pháp hữu ích để giải tỏa những căng thẳng và loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra chúng giúp thư giãn cơ dạ dày, điều hòa nhu động ruột, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu. Thư giãn đầu óc, ngồi thiền trong khoảng thời gian ngắn, những cơn đau dạ dày, hiện tượng buồn nôn sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Sử dụng tinh dầu: Sử dụng tinh dầu thơm có khả năng giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi, giảm đau đầu và cải thiện tình trạng buồn nôn, đau dạ dày. Người bệnh có thể cho tinh dầu thơm vào cùng nước tắm hoặc máy làm ẩm không khí để tạo không gian dễ chịu.
  • Massage: Động tác xoa bụng nhẹ nhàng có khả năng kích thích tuần hoàn máu, giảm những cơn đau bụng. Người bệnh có thể sử dụng dầu tràm hoặc dầu gió, kết hợp với massage theo chiều kim đồng hồ để giảm đau bụng.

Xem thêm: 20+ Cách Chữa Đau Dạ Dày hiệu quả tại nhà

Thuốc Tây chữa bệnh đau bao tử nhanh chóng

Nhiều loại thuốc Tây có thể giúp đẩy lùi tình trạng đau dạ dày buồn nôn nhanh chóng và hiệu quả như:

  • Thuốc kháng axit dạ dày: Lansoprazole, Omeprazole giúp giảm lượng axit trong dạ dày, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, làm lành vết thương.
  • Thuốc giảm đau: Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen giúp ngăn cơn đau dạ dày từ trung bình đến nặng.
  • Thuốc kháng sinh: Áp dụng cho những người bị nhiễm vi khuẩn HP và thường được chỉ định thuốc Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin,…
  • Thuốc chống buồn nôn: Được dùng nhiều nhất là thuốc Pepto-Bismol.
Lansoprazole giúp giảm những khó chịu do bệnh gây ra
Lansoprazole giúp giảm những khó chịu do bệnh gây ra

Sử dụng những thuốc chữa đau dạ dày buồn nôn kể trên có thể giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện, nhưng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia trước khi sử dụng, đồng thời tuân thủ theo đúng liều lượng đã được chỉ định.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Thuốc Trị Đau Dạ Dày Chữ P: Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng

Xây dựng lại chế độ sinh hoạt và ăn uống

Để kiểm soát bệnh lý, việc xây dựng lại chế độ sinh hoạt và ăn uống là điều vô cùng cần thiết. Vậy, đau dạ dày buồn nôn phải làm sao và đau dạ dày buồn nôn nên ăn gì?

  • Thay đổi thói quen ăn uống bừa bãi, không lành mạnh, ăn quá nhanh, ăn khuya, vận động ngay sau khi ăn. Điều này ảnh hưởng lớn tới cơ thể nói chung và thành dạ dày nói riêng.
  • Kiêng khem, hạn chế không sử dụng đồ ăn có khả năng kích thích, tác động tới dạ dày như cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, thức ăn có nhiều axit, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thực phẩm cay nóng.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no. Đồ ăn phải được nấu chín, nấu nhừ hoặc phải nhai kỹ để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa và hạn chế những cơn đau bụng có thể phát tác.
  • Không thức khuya, hạn chế tình trạng căng thẳng, stress quá mức, không nên làm việc quá sức. Tất cả điều này gián tiếp gây nên chứng bệnh đau dạ dày buồn nôn.
  • Mỗi ngày dành khoảng 15 đến 30 phút để tập thể dục. Có thể tập những bài yoga tạ nhà nhẹ nhàng, đi bộ,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích tới các cơ quan tiêu hóa.
  • Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Nên kết hợp với thuốc trung hòa axit hoặc thuốc giảm tiết dịch để hạn chế nguy cơ bị viêm loét dạ dày.

Đọc thêm thông tin: Người Bị Đau Dạ Dày Ăn Yến Được Không? [Click Xem Ngay]

Khám chữa bệnh đau dạ dày buồn nôn ở đâu uy tín nhất?

Đau dạ dày buồn nôn cần chữa trị sớm, bệnh nhân không nên chủ quan xem thường. Theo đó, chúng ta có thể tới các địa chỉ đáng tin cậy sau đây để được thăm khám cụ thể.

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội địa chỉ thuộc số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa. Liên hệ bệnh viện: 19006422.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc, có sở Hà Nội: Biệt thự B31 thuộc ngõ 70 Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, số điện thoại: 02471096699. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, quận Phú Nhuận, số điện thoại: 02871096699.
  • Nhất Nam Y Viện, cơ sở Hà Nội: Biệt thự số 16, ngõ 169 đường Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, số điện thoại: 02485851102. Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Thủ Đức, số điện thoại: 02862791102.
  • Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ tại 215 Hồng Bàng, quận 5. Liên hệ bệnh viện: 02838554269.
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, địa chỉ thuộc số 468 Nguyễn Trãi, phường 5, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh. Liên hệ bệnh viện: 02839234349.
Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ uy tín
Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh là địa chỉ uy tín

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau dạ dày buồn nôn

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, đồng thời ngăn bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh hãy chú ý:

  • Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần, thực hiện nội soi dạ dày để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe.
  • Tăng cường rau xanh, các loại hoa quả và nước lọc để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Không uống rượu bia và ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Bỏ ngay những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học.
  • Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị, hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.

Đau dạ dày buồn nôn là triệu chứng thường gặp nhưng có thể kiểm soát được nếu có lối sống lành mạnh, khoa học. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể và được hướng dẫn điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng liên quan