Dị ứng là tình trạng thường gặp gây ra các biểu hiện như nổi mẩn trên da, ngứa hay nguy hiểm hơn là sốc phản vệ. Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan khiến bệnh trở nên mãn tính khó chữa. Sau đây là thông tin từ A-Z về bệnh bạn có thể tham khảo.

Định nghĩa dị ứng

Dị ứng là hiện tượng phản ứng đặt biệt của cơ thể trước những tác nhân gây kích ứng hệ miễn dịch. Bệnh có tính chất, mức độ khác nhau.

Bình thường hệ miễn dịch có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố gây hại bằng cách tấn công lại chúng. Nhưng do một số trục trặc trong quá trình hoạt động hệ miễn dịch nhầm lẫn một chất vô hại thành yếu tố gây hại, sinh ra kháng thể IgE (Immunoglobulin E) để chống lại. Chính việc kích hoạt quá nhiều IgE khiến tế bào mast được giải phóng và gây dị ứng.

Dị ứng có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch kém
Dị ứng có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch kém

Hiện tượng dị ứng có thể xảy ra quanh năm, theo mùa với biểu hiện thường gặp nhất là da nổi mẩn mề đay.

Các dạng dị ứng thường gặp:

  • Dị ứng thức ăn.
  • Dị ứng thời tiết.
  • Dị ứng da.
  • Dị ứng thuốc.
  • Dị ứng mỹ phẩm, nước hoa.
  • Dị ứng cơ địa.

Tìm hiểu chi tiết: Dị Ứng Thời Tiết Là Gì? Nguyên Nhân Gây Bệnh, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nguyên nhân dị ứng

Có rất nhiều yếu tố được xác định là nguyên nhân gây tình trạng dị ứng, phổ biến nhất là:

  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình nếu bố mẹ, anh chị em bị dị ứng thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Dị ứng với tác nhân từ môi trường: Mạt bụi, phấn hoa, nấm mốc, nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm…
  • Do lông vật nuôi: Chó, mèo có thói quen liếm lông, lông mang theo nước bọt, nước tiểu, phân, các mảng da chết gây dị ứng.
  • Do thực phẩm: Thường là các loại hạt điều, hạnh nhân, lạc, trứng, thủy sản, hải sản...
  • Côn trùng cắn, đốt: Với những người có cơ địa nhạy cảm, khi bị côn trùng đốt, cắn cũng có thể gây kích ứng nổi mẩn, ngứa ở vết đốt.
  • Các loại hóa chất: Làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, sử dụng các loại mỹ phẩm, nước rửa không đảm bảo chất lượng cũng dễ gây dị ứng.
  • Thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh như thuốc chống viêm không steroid, aspirin, penicillin có thể gây mẫn cảm với một số người và phản ứng lại bằng cách nổi mẩn hay thậm chí là sốc phản vệ.

Xem thêm khái niệm: Dị Ứng Hải Sản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Dị ứng thuốc khiến da phát ban, sốc phản vệ nếu dị ứng nặng
Dị ứng thuốc khiến da phát ban, sốc phản vệ nếu dị ứng nặng

Đối tượng bị dị ứng

Dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ ai từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Trong đó nguy cơ cao nhất là ở các đối tượng:

  • Người có người nhà bị dị ứng, hen suyễn.
  • Người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai.

Triệu chứng dị ứng

Biểu hiện dị ứng phụ thuộc vào căn nguyên, cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên biểu hiện thường thấy nhất là:

  • Nổi mề đay: Da nổi mẩn các hạt đỏ li ti hoặc nổi mẩn thành từng hạt nhỏ, mảng lớn. Càng gãi tình trạng nổi mẩn càng lan rộng.
  • Ngứa da: Cảm giác ngứa châm chích, bứt rứt như kiến bò. Càng gãi cảm giác ngứa càng tăng khiến nhiều người vô thức gãi đến trầy xước da.
  • Sưng môi, mắt: Môi, mắt bị sưng tấy bất thường khi ngủ dậy vào buổi sáng là cũng là biểu hiện thường thấy khi bị dị ứng với các tác nhân gây bệnh.
  • Bong, tróc da: Da bị khô, bong tróc, lột da đặc biệt ở da tay, chân, vùng mặt

Ngoài các triệu chứng trên da, người bệnh dị ứng còn gặp các biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh, đau họng, nóng rát da, suy hô hấp, hắt hơi, sốc phản vệ...

Tìm hiểu chi tiết: Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Da ngứa, nổi mẩn tại vùng da bị dị ứng
Da ngứa, nổi mẩn tại vùng da bị dị ứng

Biến chứng dị ứng

Hầu hết trường hợp bị dị ứng đều không quá nghiêm trọng, chủ yếu là các triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên với một số trường hợp nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng cụ thể:

  • Sưng lưỡi miệng.
  • Hẹp đường thở đột ngột.
  • Tăng nhịp tim.
  • Sốc phản vệ.
  • Chóng mặt, mất ý thức.

Chính vì vậy khi biết bản thân bị dị ứng người bệnh không nên chủ quan.

Có thể bạn quan tâm: Dị Ứng Mỹ Phẩm Có Để Lại Sẹo Không? Cách Điều Trị Da Ngừa Sẹo Hiệu Quả

Chẩn đoán dị ứng

Để xác định bệnh dị ứng, tác nhân gây dị ứng, bác sĩ thường sẽ thông qua các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Khai thác tiền sử bệnh, dấu hiệu, yếu tố di truyền, tác nhân gây dị ứng...
  • Tiến hành xét nghiệm trên da: Bác sĩ sẽ cho một vùng da nhỏ tiếp xúc với chất gây dị ứng trường hợp da bị nổi mẩn tức người bệnh bị dị ứng.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm đo lượng kháng thể gây dị ứng trong máu.

Điều trị dị ứng

Dị ứng là bệnh lý có thể chữa trị nhưng để dứt điểm hoàn toàn hiện chưa có phương pháp nào đáp ứng. Các cách chữa hiện nay phần lớn nhằm mục tiêu kiểm soát tối đa các triệu chứng bệnh, ngăn các đợt bùng phát.

Các biện pháp được nhiều người áp dụng, chuyên gia khuyến khích hiện nay gồm:

Mẹo dân gian

Đây là cách làm dịu vùng da bị dị ứng đơn giản, được áp dụng phổ biến trong dân gian. Cách chữa này không chữa vào gốc bệnh nên dễ tái phát.

Dùng lá khế là mẹo đơn giản được nhiều người áp dụng
Dùng lá khế là mẹo đơn giản được nhiều người áp dụng

  • Tắm nước lá: Nhiều loại lá với tinh chất kháng viêm, lành tính với da được áp dụng gồm trà xanh, mướp đắng, tía tô, lá khế… Cách thực hiện rất đơn giản chỉ cần sử dụng 1 nắm lá rửa sạch, vò sơ cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút đổ ra chậu, thêm vài hạt muối, để nguội bớt lau người hoặc tắm.
  • Sinh tố, nước ép, trà: Ngoài cách tắm nước lá, dùng các loại lá có tác dụng mát gan, giải độc, thanh nhiệt cũng mang lại tác dụng như: trà hoa cúc, rau má, trà xanh, lá đơn đỏ, lá hẹ...
  • Thảo dược bôi, đắp ngoài da: Để giảm tình trạng ngứa, nổi mẩn người bệnh cũng có thể áp dụng mẹo dùng nha đam, dùng mật ong, bột yến mạch... bôi đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa đến khi dịu hết thì rửa lại bằng nước.

Lưu ý: Việc sử dụng các mẹo dân gian cần chú ý không phải cách nào cũng cho hiệu quả ngay khi áp dụng mà tùy theo tình trạng, cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó không nên phụ thuộc vào những cách này mà hãy thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ để can thiệp vào gốc bệnh.

Xem thêm: Hướng Dẫn 9 Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhất

Thuốc Tây chữa dị ứng

Các loại thuốc Tây y hiện nay có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch, kiểm soát các dấu hiệu ngứa, nổi mẩn trên da trong thời gian ngắn. Thuốc chữa dị ứng có rất nhiều loại gồm cả thuốc không kê toa và thuốc kê toa.

  • Thuốc uống trị dị ứng nổi mề đay: Gồm các loại Clorpheniramin, Loratadine, Dexclorpheniramin, Cetirizin...
  • Thuốc chống dị ứng viêm da tiếp xúc: Prednisolon, Azathioprin, Cyclosporin
  • Thuốc chữa dị ứng thực phẩm, thuốc: Cetirizin, Fexofenadin, Astemisol, Prednisolon, Methylprednisolon, các loại thuốc điều trị triệu chứng khác

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa dị ứng: Thuốc dễ gây tác dụng phụ như buồn ngủ, thiếu tỉnh táo, khô da, khô mắt, bí tiểu... Do đó nên dùng đúng liều lượng, đúng thuốc tránh lạm dụng, tự ý kết hợp gây tương tác, hại cơ thể.

Thuốc Đông y

Theo Đông y dị ứng thuộc chứng phong sang ngoài sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài, đông y còn cho rằng sự xâm nhập của ngoại tà, thời khí ôn dịch gây uất kết ở da, bắp thịt. Sự mất cân bằng ở các tạng phủ cũng là tác nhân góp phần hình thành bệnh dị ứng.

Thuốc Đông y lành tính, hiệu quả cho từng thể bệnh dị ứng
Thuốc Đông y lành tính, hiệu quả cho từng thể bệnh dị ứng

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà đông y có phép trị phù hợp.

  • Bài thuốc chữa dị ứng thời tiết (gặp mưa lạnh người nổi mẩn): Dùng kim ngân hoa, cam thảo, rễ chàm mèo, thuyền khoái, đại hoàng, phòng phong, hoàng bá, phù bình sắc uống.
  • Bài thuốc chữa dị ứng thực phẩm: Gia giảm các thành phần sài đất, kinh giới, đơn tướng quân, nhọ nhồi, thổ phục linh, xích thược, núc nác...

Lưu ý: Thuốc Đông y sử dụng hoàn toàn là thảo dược tự nhiên nên tác dụng thường chậm. Bên cạnh đó mỗi thể bệnh sẽ được gia giảm thành phần khác nhau bởi vậy người bệnh cần thăm khám để lấy đúng thuốc, đạt hiệu quả cao.

Xem chi tiết: Các Mẹo Chữa Dị Ứng Thời Tiết Bằng Cây Thuốc Nam Trong Vườn

Phòng tránh dị ứng

Dị ứng phần lớn hình thành do hệ miễn dịch do đó có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Để hạn chế nguy cơ bị dị ứng, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Tạo môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên quét dọn, lau rửa nhà cửa, đồ vật hạn chế tối đa bụi bẩn trong nhà, những nơi thường xuyên tiếp xúc. Chăn gối, ga giường thay giặt thường xuyên...
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh: Yếu tố thời tiết ngày càng thay đổi bất thường do đó bạn cần chủ động trong việc giữ ấm cơ thể khi trời mưa, lạnh để tránh kích hoạt phản ứng của cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có hóa chất: Nên tránh các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, độc hại nhất là sữa tắm, nước rửa bát, bột giặt. Bên cạnh đó các sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm, nước hoa cũng nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, chứa thành phần lành tính với da.
  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất nhất là những đồ thanh đạm sẽ làm giảm nguy cơ bị dị ứng.

Hy vọng với những thông tin về chứng dị ứng trên mọi người đã có căn cứ để phát hiện, điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Bởi bệnh dễ bùng phát, khó chữa dứt điểm do đó hãy liên hệ chuyên gia để tránh rủi ro, biến chứng.

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ & Giải pháp

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.