Nội dung chính

Có nên cắt amidan không, cắt amidan khi nào, không cắt có sao không hay nên cắt theo phương pháp nào,… là những băn khoăn của rất nhiều người khi nhắc đến thủ thuật này. Trong nhiều trường hợp, biện pháp này được xem là chỉ định hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này cũng như một số lưu ý cần nắm rõ.

Có nên cắt amidan không?

Bệnh viêm amidan là sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm, khiến khối amidan bị sưng to, từ đó chèn ép đường thở và kéo theo nhiều bệnh lý hô hấp khác. Lúc này, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng như nghẹt mũi, ho nhiều, đau họng, sưng tấy họng trong, và ngứa rát vùng họng,… Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang viêm cầu thận cấp, áp xe amidan, thậm chí là ung thư họng.

có nên cắt amidan không
Cắt amidan giúp kiểm soát tốt những biến chứng của bệnh

Vậy có nên cắt amidan không? Có thể nói đây là biện pháp giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt những biến chứng của viêm amidan. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên cắt amidan. Nếu viêm amidan ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị, chưa cần đến phẫu thuật. Việc cắt amidan chỉ được thực hiện trong các tình huống dưới đây:

  • Viêm amidan tái phát nhiều lần, ít nhất từ 5 – 6 lần mỗi năm hay tần suất 1-2 tháng bùng phát 1 lần và xuất hiện trong vòng ít nhất 2 năm liên tục.
  • Viêm amidan mãn tính diễn biến nghiêm trọng, phát sinh những biến chứng tại các cơ quan xung quanh như viêm xoang, viêm khớp, viêm tai giữa, viêm cầu thận, thấp tim…
  • Đã thực hiện các biện pháp điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả tốt.
  • Amidan sưng phù, khiến tắc nghẽn đường thở. Do đó cần được phẫu thuật cắt amidan ngay, đặc biệt là trẻ em.
  • Người bệnh có cấu trúc amidan bẩm sinh nhiều khe hốc hay ngách nhỏ và nghi ngờ có khối u ác tính.

Bên cạnh đó, viêm amidan chống chỉ định cắt trong trường hợp sau:

  • Không được cắt amidan cho trẻ em dưới 5 tuổi vì trẻ ở độ tuổi này có hệ miễn dịch yếu kém. Nếu cắt bỏ khối amidan sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Người trên 45 tuổi cần hạn chế cắt amidan vì rất dễ bị chảy máu nhiều do amidan xơ dính.
  • Người mắc chứng rối loạn đông máu bẩm sinh hay một số bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,… hoặc bệnh hemophilia A, B, C, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu…
  • Người bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây viêm amidan không được cải thiện bằng thuốc kháng sinh.

Tóm lại, cắt amidan là phương pháp cần có sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ. Do vậy, người bệnh không được tự ý tìm đến cơ sở y tế hay phòng khám để yêu cầu thực hiện cắt amidan khi chưa được thăm khám và đánh giá bệnh. Bởi lẽ, quan điểm “ai bị viêm amidan cũng đều phải cắt bỏ” hoàn toàn là sai lầm. Nếu không đủ các yếu tố, điều kiện về sức khỏe, hay thực hiện sai cách… đều có khả năng phát sinh nhiều rủi ro, biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí cả tính mạng người bệnh.

Một số lợi ích và biến chứng có thể gặp sau cắt amidan

Có nên cắt amidan không và phương pháp cắt amidan có hại gì không? Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng chỉ cần cắt amidan xong, tình trạng sức khỏe sẽ ổn định và chấm dứt hoàn toàn viêm amidan tái phát. Tuy nhiên thực tế, amidan có công dụng nhất định đối với hệ hô hấp, chứ không phải thực thể dư thừa.

Vậy, cắt amidan có lợi gì và có thể gây biến chứng gì? Người bệnh hãy theo dõi để chuẩn bị tâm lý trước khi bước vào quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp này.

Một số lợi ích khi cắt amidan

Việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Lúc này, thực hiện cắt amidan là phương pháp cần thiết.

Cắt amidan cải thiện hơi thở có mùi hôi - Có nên cắt amidan
Cắt amidan cải thiện hơi thở có mùi hôi – Có nên cắt amidan
  • Nhiều người băn khoăn mổ amidan có đau không? Đây là phương pháp không mất quá nhiều thời gian để thực hiện và không gây đau đớn kéo dài. Sau khi cắt amidan, bệnh nhân sẽ hoàn toàn thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của viêm amidan gây ra như:
  • Ngủ ngáy, khó thở và có thể xuất hiện hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
  • Đau họng, sưng họng, sốt cao và đau đầu.
  • Nuốt vướng và khó chịu ở cổ họng khi ăn uống.
  • Hơi thở có mùi hôi, khó thở hoặc thở gấp.
  • Ngoài ra, việc cắt amidan cũng giúp người bệnh phòng tránh được biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra về sau như: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, ảnh hưởng tim mạch, thận, hay khớp.
  • Sau khi cắt amidan, sức khỏe người bệnh được cải thiện. Cơ thể dần phục hồi và dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời nâng cao sức đề kháng một cách toàn diện.

Một số biến chứng sau khi cắt amidan có thể gặp

Mặc dù cắt amidan đem lại hiệu quả cao, song đây vẫn là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Chính vì vậy, trong và sau khi cắt amidan vẫn tiềm ẩn một vài nguy cơ rủi ro biến chứng khó lường như:

  • Mất nước, sốt cao: Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như giảm đi tiểu, khát nước liên tục, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, yếu cơ… Đối với trẻ em, có thể khiến không thể đi tiểu trong vòng 8 tiếng, môi khô dính, khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu…
  • Chảy máu: Một số người bệnh bị chảy máu trong quá trình thực hiện, bởi đặc thù của vết mổ amidan thường không phải khâu lại và không thắt mạch. Biến cố này đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh chảy máu nhưng không cầm được, mất máu trầm trọng, và có khả năng gây tử vong ngay trong lúc phẫu thuật. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu vẫn có thể xảy ra trong quá trình phục hồi, kéo dài hơn 2 tuần sau phẫu thuật vì vết mổ bị tác động tổn thương nặng.
  • Phản ứng với thuốc mê: Thuốc mê gây ngủ tức thì và được sử dụng phổ biến trong các cuộc phẫu thuật nhằm giúp người bệnh không cảm thấy đau đớn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, việc dùng thuốc gây mê thường phát sinh một số rủi ro như đau đầu, đau nhức cơ, buồn nôn, nôn ói,… sau khi tỉnh dậy hoặc ngất xỉu ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng: Mặc dù biến chứng khá hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra, vì vậy bắt buộc người bệnh phải điều trị thêm tại bệnh viện. Một vài biến chứng nhiễm khuẩn có thể gặp như: viêm hố mổ, viêm phế quản, viêm tai giữa cấp tính hay nhiễm khuẩn do viêm tắc mạch cảnh.

Xem thêm: Thực Hiện Cắt Amidan Nên Cắt Ở Đâu Tốt Nhất? TOP 10 Bệnh Viện Uy Tín

Các phương pháp cắt amidan tốt nhất hiện nay

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện đều áp dụng các kĩ thuật cắt amidan hiện đại. Vậy cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất. Một số phương pháp đặc biệt phải kể tới các như cắt amidan bằng coblator, laser hay dao điện.

Cắt amidan bằng coblator

Đây là phương pháp cắt amidan hiện đại nhất và cũng được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này dùng năng lượng từ sóng radio để tạo nên dịch trường plasma, ngăn cách giữa mô và điện cực. Khi dòng điện chạy qua lớp dịch này, cùng với đầu dò đa chức năng sẽ tác động đến mô tế bào amidan bị viêm, khiến chúng bị oxy hóa rồi phá hủy dần.

Phương pháp cắt amidan bằng coblator
Phương pháp cắt amidan bằng coblator – Có nên cắt amidan?

Ưu điểm:

  • Khả năng biến chứng có thể xảy ra, tuy nhiên thấp hơn so với nhiều phương pháp khác.
  • Không gây cảm giác đau nhiều cho bệnh nhân và ít chảy máu.
  • Thực hiện đơn giản đồng thời tiết kiệm thời gian bởi việc cắt chỉ diễn ra khoảng 10-15 phút và đã gồm thời gian gây tê.
  • Phương pháp này ít xâm lấn, do đó vùng amidan bị cắt ít bị tổn thương hơn.
  • Thời gian phục hồi nhanh, thường chỉ sau 1 tháng, bệnh nhân có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường.
  • Tuy nhiên phương pháp cắt amidan bằng coblator cũng có hạn chế là chi phí khá cao.

Quy trình thực hiện:

  • Người bệnh được thăm khám và xét nghiệm trước khi tiến hành phẫu thuật.
  • Trong thời gian phẫu thuật, bác sĩ đặt máy Coblator, máy gây mê và các dụng cụ cần thiết đặt bên cạnh phần đầu của người bệnh, từ đó gây tê và tiến hành phẫu thuật.
  • Ngay sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra lại các hốc amidan đã được cắt để đảm bảo không có sai sót nào xảy ra.
  • Cuối cùng là theo dõi và quan sát quá trình phục hồi của bệnh nhân.

Đọc thêm: Viêm Amidan Mãn Tính Có Gây Ung Thư Không? Giải Đáp

Cắt amidan bằng laser

Cắt amidan bằng laser cũng là phương pháp cắt amidan tốt nhất, được ứng dụng rộng rãi. Phương pháp này sử dụng năng lượng từ sóng ánh sáng laser để cắt bỏ vùng viêm amidan ở người lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Người lớn có nên cắt amidan bằng phương pháp laser
Người lớn có nên cắt amidan bằng phương pháp laser

Ưu điểm:

  • Vết cắt có độ chính xác cao và không gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
  • Không gây đau đớn, đồng thời ít chảy máu trong và sau khi khi phẫu thuật.
  • Hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng bởi nó có tính diệt khuẩn cực kỳ tốt.

Hạn chế:

  • Cắt amidan bằng laser chỉ được áp dụng khi amidan to ở mức trung bình.
  • Phương pháp này rất dễ để lại sẹo, làm tổn thương dây quản hoặc gây khàn giọng sau khi thực hiện.

Quy trình thực hiện:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám để nắm bắt được kích thước cũng như mức độ viêm amidan, từ đó khoanh vùng cắt. Ngoài ra, người bệnh sẽ được xét nghiệm cận lâm sàng để đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật cắt amidan.
  • Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê nội khí quản. Sau đó chỉnh độ rộng, hẹp của tia laser sao cho phù hợp với vùng amidan cần cắt. Việc cắt amidan được thực hiện lần lượt từ bờ trụ ra phần mặt ngoài, xuống cực dưới và cuối cùng là lên cực trên. Sau đó, amidan sẽ được tách rời ra hẳn phần trụ và được đưa ra ngoài.
  • Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra lại rồi tiến hành cầm máu. Cuối cùng là đưa bệnh nhân ra khỏi phòng phẫu thuật, chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi. Vài tiếng sau, nếu không thấy biến chứng gì xảy ra, người bệnh có thể được xuất viện.

Phương pháp cắt amidan bằng dao điện

Đây là phương pháp dùng giao cắt kết nối với nguồn điện có điện năng ở mức độ phù hợp để loại bỏ amidan bị viêm ra khỏi vùng họng.

Ưu điểm: Cắt amidan bằng dao điện hạn chế tình trạng chảy máu trong và sau quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, quy trình thực hiện khá nhanh, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người bệnh và bác sĩ.

Nhược điểm:

  • Dễ để lại sẹo, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và khéo léo trong từng thao tác để cắt đúng vị trí amidan mà không gây tổn thương các vùng khác xung quanh họng.
  • Nhiệt dùng để cắt amidan bằng phương pháp này lên tới 400 độ C, do đó có thể khiến người bệnh bỏng sâu, làm tổn thương các mô xung quanh nếu không cẩn thận.
  • Thời gian phục hồi sau quá trình cắt amidan khá chậm.
Cắt amidan bằng dao điện được áp dụng phổ biến hiện nay
Cắt amidan bằng dao điện được áp dụng phổ biến hiện nay

Quy trình thực hiện

  • Đầu tiên, bác sĩ tiến hành xét nghiệm và kiểm tra trước khi phẫu thuật. Sau khi đủ điều kiện, người bệnh sẽ được chỉ định nhịn ăn và uống trong khoảng 5 đến 6 tiếng.
  • Trong thời gian phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng thiết bị điện để tạo ra sóng điện từ có tần số cao (thường là 350.000 chu kỳ/giây đến 400.000 chu kỳ/giây) để thực hiện cắt và đưa amidan ra khỏi họng.
  • Sau khi phẫu thuật, bác sẽ sẽ kiểm tra lại vết mổ và theo dõi vết thương.

Xem thêm: Bị Viêm Amidan Nên Ăn Gì, Kiêng Gì: Các Nhóm Thực Phẩm Cần Nhớ

Một vài lưu ý cần thiết sau khi cắt amidan

Bởi việc cắt amidan có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng bất ngờ xảy ra. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, người bệnh cần tránh tối đa những biến chứng có thể xuất hiện và hồi phục sức khỏe bằng các biện pháp sau:

  • Sau khi cắt amidan, người bệnh cần hạn chế nói nhiều để cổ họng không bị rung và cử động nhiều. Điều này có thể khiến thành họng cọ vào những vết amidan mới mổ gây chảy máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống một cách khoa học, bổ sung dinh dưỡng trong thời gian này để cơ thể phục hồi nhanh chóng.
  • Không được ăn đồ khô cứng, thực phẩm lạnh hoặc thực phẩm có các thành phần kích thích niêm mạc họng. Đồ ăn mềm, dễ nuốt và có vị nhạt là những thực phẩm phù hợp trong giai đoạn này.
  • Không nên dùng các loại chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá bởi chúng sẽ làm tăng nhiệt độ trong họng, tạo kiều điện cho các vi khuẩn hoạt động mạnh.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh ra ngoài nhiều trong thời gian này để bảo vệ đường hô hấp, ngăn chặn các tác nhân gây viêm phế quản và viêm đường hô hấp.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là súc họng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn. Lưu ý không khạc mạnh để tránh gây tổn thương họng.
  • Với trẻ em dưới 15 tuổi khi cắt amidan, không được sử dụng đồ ăn lạnh, nhất là uống sữa sau phẫu thuật.
  • Tái khám đúng lịch và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo mọi vấn đề sức khỏe được kiểm soát tốt.
  • Trong quá trình nghỉ ngơi và chăm sóc sau phẫu thuật, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện gì, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp người bệnh giải đáp thắc mắc “Có nên cắt amidan không?”. Hãy nhớ rằng, mọi can thiệp ngoại khoa đến cơ thể đều có những lợi ích và tác hại song hành. Chính vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Chúc mọi người khỏe mạnh!

Tham khảo thêm:

Câu hỏi liên quan

Cắt amidan có nguy hiểm không? Vấn đề này luôn khiến nhiều người bệnh lo sợ mặc dù việc cắt amidan chỉ là một tiểu phẫu y khoa khá đơn giản. Trong một số trường...

Xem chi tiết

Cắt amidan là một thủ thuật được chỉ định trong trường hợp bệnh có diễn biến xấu, khiến người bệnh bị chặn đường thở, amidan viêm tái phát nhiều trong năm và gây ra biến...

Xem chi tiết

Tình trạng viêm amidan có nổi hạch ở cổ không? Đây là thông tin được rất nhiều người bệnh băn khoăn đặt ra khi không may bản thân mắc viêm amidan. Theo các chuyên gia,...

Xem chi tiết

Nhiều người người bị viêm amidan thường dùng nước muối súc họng để làm dịu triệu chứng và kháng viêm. Tuy nhiên viêm amidan có nên ngậm nước muối không? Trong bài viết là những...

Xem chi tiết

Trẻ em có nên cắt amidan? Viêm amidan là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày của...

Xem chi tiết

Viêm amidan có gây sốt không tới thời điểm hiện tại vẫn còn là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp do...

Xem chi tiết

Cách chữa

Dinh dưỡng sức khỏe