Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý da liễu thể mãn tính gây ảnh hưởng rất lớn tới ngoại hình, tâm lý và cả sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Nếu không có cách điều trị thích hợp và kịp thời, người bệnh hoàn toàn có nguy cơ mắc các biến chứng khá nguy hiểm. Theo đó, chúng ta cần biết rõ bệnh có biểu hiện thế nào, nguyên nhân do đâu và các cách điều trị phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe.

Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa tên khoa học của bệnh là Atopic Dermatitis và có thể gọi là bệnh chàm thể tạng, chàm cơ địa hoặc là liken đơn mãn tính. Tính chất của bệnh tái phát liên tục nhiều lần hàng năm, bệnh sẽ không thể chấm dứt hoàn toàn dù dùng biện pháp điều trị nào, nhưng vẫn có các cách kiểm soát và hạn chế tái phát tối đa. Mặc dù đã được nghiên cứu rất nhiều nhưng cho tới nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Tuy vậy, chúng ta vẫn biết được khi các IgE tăng sinh quá mức trong huyết tương sẽ dễ khiến viêm da cơ địa hình thành.

Dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh là làn da nổi vô số nốt ban đỏ có màu hồng, da khi sờ vào thấy sưng lên rõ rệt, bị ngứa ngáy, càng cào gãi càng ngứa và gây tổn thương bề mặt da. Viêm da cơ địa cũng được xem là bệnh lành tính, nếu biết cách chăm sóc tốt sẽ chỉ xuất hiện tổn thương ở ngoài da và có thể kiểm soát được. Nhưng không vì vậy mà người bệnh chủ quan không điều trị sớm.

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính rất dễ tái phát
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính rất dễ tái phát

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa không có nguyên nhân cụ thể nào được xác định, nhưng chúng lại khởi phát bởi nhiều yếu tố tác động tới cơ thể của người bệnh như:

  • Do bị di truyền từ các thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh về da liễu, cơ địa nhạy cảm, có lượng protein filaggrin trong thương bì bị thiếu hụt.
  • Các triệu chứng của bệnh sẽ có chuyển biến khá xấu khi làn da tiếp xúc với tụ cầu vàng staphylococcus aureus.
  • Thời tiết thay đổi liên tục và đột ngột khiến làn da không kịp thích ứng.
  • Cơ thể nạp các thức ăn dễ gây dị ứng.
  • Bệnh nhân bị bệnh lý về tuyến giáp, chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Thời tiết thay đổi liên tục dễ làm bệnh khởi phát
Thời tiết thay đổi liên tục dễ làm bệnh khởi phát

Nên xem: Bệnh viêm da cơ địa ở đầu là do đâu? Nguyên nhân và cách phòng tránh

Đối tượng mắc viêm da cơ địa

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa cao. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, sớm nhất là 3 tháng tuổi.

Ngoài ra những người có hệ miễn dịch suy yếu, có tiền sử bệnh dị ứng hoặc có người trong gia đình từng mắc viêm da cơ địa, hen suyễn hoặc dị ứng,... sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao.

Xem thêm: Bệnh Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Triệu chứng viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa sẽ có tình trạng da bị khô, sần ngứa và xuất hiện mụn nước sẽ khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, 2 giai đoạn cấp và mãn tính sẽ có những triệu chứng cụ thể sau:

Viêm da cơ địa thể cấp tính

Với những bệnh nhân đang ở giai đoạn cấp tính sẽ thấy các biểu hiện không khởi phát theo chu kỳ. Thay vào đó có thể bị nổi mẩn, ngứa, đỏ rát da đột ngột và cũng có diễn biến khá nhanh, khó nắm bắt. Thông thường sẽ là vùng trán, má, cằm bị trước tiên và sẽ lan dần ra toàn thân.

Một số dấu hiệu nhận biết cụ thể của giai đoạn này gồm:

  • Trên mặt nổi những mảng màu đỏ hoặc hồng bất ngờ dù bạn không tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Có thể là dạng hình tròn hoặc móng ngựa và sẽ không phân chia rõ ràng đường viền với vùng da khỏe mạnh ở xung quanh.
  • Các nốt sần nhỏ sẽ tập trung thành từng đám tụ ở trên mặt.
  • Qua một vài ngày sẽ thấy các mụn nước xuất hiện, chúng khá mềm, dễ vỡ nếu bạn tác động vào. Khi mụn vỡ sẽ chảy hết dịch bên trong rồi nhanh chóng đóng vảy.
  • Ngoài ra, cũng sẽ có những bệnh nhân bị đau, sưng nhẹ trên da, có dấu hiệu khá rát như bị bỏng nếu da đang xảy ra tình trạng bội nhiễm.

Làn da nổi sần đỏ và ngứa ngáy khó chịu
Làn da nổi sần đỏ và ngứa ngáy khó chịu

Viêm da cơ địa thể mãn tính

Với giai đoạn mãn tính, bệnh nhân sẽ nhận thấy các triệu chứng khi khởi phát lâu thuyên giảm hơn, bệnh kéo dài và còn có nguy cơ trở nặng. Lúc này, làn da đã bị tổn thương nhiều, da nứt nẻ, thiếu nước nặng.

  • Các khu vực chân, tay, cổ tay, cùi chỏ đều bị khô ráp và có rất nhiều nếp nhăn.
  • Những nơi da tổn thương nặng sẽ loang đỏ và phân chia vùng rất rõ ràng, bề mặt dạ dày sừng, cứng và khô.
  • Theo thời gian, các tổn thương sẽ chuyển sang dạng liken hóa, không ít bệnh nhân bị nứt nẻ vệt máu và rất đau rát.

Đọc thêm: Bệnh Viêm da cơ địa tái đi tái lại và cách phòng ngừa

Biến chứng viêm da cơ địa

Nếu bị bệnh ở mức độ nhẹ, các dấu hiệu sau khi bùng phát sẽ thuyên giảm dần, không gây nguy hại cho sức khỏe và làn da nói chung. Nhưng chữa sai cách, chậm trễ đều sẽ gây ra những biến chứng nhất định, cụ thể là:

  • Bệnh nhân bị sẹo: Sẹo là di chứng không thể tránh khỏi khi bạn liên tục cào gãi trên da. Các vết xước trên bề mặt da sẽ bị vi khuẩn xâm nhập một cách dễ dàng, chúng sinh sôi và lây nhiễm, phá hủy cấu trúc biểu bì và mất khả năng hồi phục. Lúc này, da hình thành nên các vết sẹo rất khó mờ, thậm chí là sẹo vĩnh viễn.
  • Viêm kết mạc, viêm mí mắt: Bệnh nhân bị bệnh ở mí mắt, kết mạc. Cụ thể là khi các cơn ngứa bộc phát quanh vùng mắt, càng gãi nhiều càng kích thích tuyến lệ tiết nước mắt liên tục. Lúc này, kết mạc và mí mắt đều chịu tác động dẫn tới viêm nhiễm, thậm chí còn làm suy giảm thị lực khi không được điều trị kịp thời.
  • Kaposi-julius berg: Là một hội chứng bội nhiễm ra, cơ thể người bệnh bị nổi nhiều mụn nước, rơi vào trạng thái mệt mỏi, sốt cao.
  • Viêm da cơ địa toàn thân: Khi bệnh nhân bị bệnh liên tục trong suốt thời gian dài, lạm dụng các loại thuốc điều trị sẽ khiến làn da ngày càng suy yếu. Viêm da lan đi khắp cơ thể và thường xuyên tái phát, lúc này toàn thân thường trong trạng thái đỏ, sần, ngứa ngáy vô cùng, kèm theo đó là cảm giác sốt rét rất khó chịu.

Xem thêm: Viêm da cơ địa bội nhiễm có nguy hiểm không?

Chẩn đoán viêm da cơ địa

Các cách chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa được áp dụng hiện nay gồm có:

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện bệnh nhân đang gặp phải, khai thác tiền sử bệnh lý của người bệnh cũng như thân nhân trong gia đình để đưa ra phán đoán ban đầu. Gồm các dấu hiệu sau:

  • Làn da bị ngứa, ửng đỏ, các đợt tái phát liên tục trong năm.
  • Nếu đối tượng là trẻ nhỏ sẽ có các vùng da bị nổi ửng đỏ rất rõ trên mặt. Trường hợp bệnh nhân là người lớn, có thể dựa vào tình trạng da liken hóa, dày sừng và nhiều nếp gấp.
  • Bệnh nhân bị khô da, da dày sừng, có cả trường hợp bị viêm kết mạc mắt, viêm môi.
  • Kiểm tra tiền sử của bệnh nhân và gia đình xem có bị viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen,… hay không.

Cận lâm sàng

Các bác sĩ sẽ tiến hành thêm những xét nghiệm quan trọng, dựa vào các chỉ số để biết được tình hình hiện tại.

  • Kiểm tra chỉ số bạch cầu ái toan: Bạch cầu ái toan là một chỉ số có liên quan mật thiết tới việc đánh giá bệnh viêm da cơ địa. Nếu mật độ của bạch cầu cao hơn so với mức an toàn, tức là lúc này người bệnh đã bị viêm da cơ địa.
  • Xét nghiệm định lượng IgE toàn phần: Thực tế, việc xét nghiệm IgE thường sẽ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, vì ở người bị viêm da cơ địa nhẹ, IgE đo được vẫn nằm ở mức bình thường. Chỉ trường hợp viêm nặng hơn mới đo được lượng IgE đang ở mức khá cao trong huyết tương.
  • Test áp da: Là loại hình xét nghiệm thực hiện với mục đích xác định những nguyên nhân kích thích bệnh hình thành.

Xét nghiệm chỉ số bạch cầu hoan ái để có kết quả chẩn đoán chi tiết
Xét nghiệm chỉ số bạch cầu hoan ái để có kết quả chẩn đoán chi tiết

Tham khảo: Tìm Hiểu Ngay 3 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhất 2024

Điều trị viêm da cơ địa

Hiện nay, chúng ta có 3 hướng chữa trị được người bệnh áp dụng gồm: Tây y, Đông y và mẹo dân gian.

Thuốc Tây trị viêm da cơ địa

Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa của y học hiện đại thường được sử dụng là:

  • Thuốc chống nhiễm trùng: Thường sẽ là thuốc bôi dạng kháng sinh, được điều chế chủ trị cho những trường hợp mắc viêm da cơ địa đã lan ra toàn thân, có các biến chứng gây tổn thương da nặng nề, đặc biệt là vết thương hở.
  • Kem bôi trị ngứa: Khi bệnh nhân bị ngứa ngáy, da nổi sần, ửng đỏ sẽ rất dễ đa tay lên cào gãi. Lúc này, các loại kem bôi trị ngứa sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn, làn da được làm dịu lại, có độ ẩm tốt hơn và cũng bớt sần đỏ.
  • Thuốc kháng viêm: Chỉ dùng cho những bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn nặng, cho hiệu quả kiểm soát bệnh rất nhanh nhưng không thể dùng trong thời gian dài. Thông thường sẽ là nhóm thuốc uống có chứa corticosteroid.
  • Thuốc sinh học dupilumab: Là loại thuốc tiêm khi các phương thuốc khác không giúp bệnh nhân làm thuyên giảm triệu chứng. Nhưng đồng thời thuốc này cũng tiềm ẩn không ít tác dụng phụ và chi phí khá cao.

Áp dụng liệu pháp ánh sáng:

Khi sử dụng thuốc uống, thuốc bôi đều không đạt được hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng công nghệ kỹ thuật ánh sáng để khắc phục tổn thương trên da. Theo đó, người bệnh sẽ được chiếu tia cực tím UVB, UVA kết hợp với một số loại thuốc để nhanh chóng chấm dứt đợt bùng phát.

Thuốc Tây giảm ngứa ngáy và hạn chế tái phát
Thuốc Tây giảm ngứa ngáy và hạn chế tái phát

Đông y

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng các bài thuốc với nguồn thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng. Cụ thể là:

Thanh Bì Dưỡng Can Thang:

  • Bài thuốc uống: Gồm có các vị thuốc huyết đằng, đan sâm, sa sâm, phục linh,…. được sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc rửa: Có chứa các dược liệu hoàng liên, đơn đỏ, xuyên tâm liên, khổ sâm,… sử dụng để rửa những vùng da bị bệnh hàng ngày.
  • Thuốc bôi: Có các thành phần kim ngân hoa, hồng hoa, đằng tỷ, đương quy giúp kích thích tái tạo các tế bào da bị tổn thương, làm lành da nhanh chóng.

An Bì Thang:

  • Thuốc uống: Có các vị thuốc hạ khô thảo, ké đầu ngựa, hồng hoa, sinh địa, bồ công anh, khổ sâm, tơ hồng xanh, vỏ gạo, kim ngân cành,… Thuốc uống đều đặn hàng ngày sau bữa ăn.
  • Thuốc ngâm rửa: Chủ yếu là những vị thuốc xuyên tâm liên, trầu không, hoàng liên, sài đất.
  • Thuốc bôi: Được bào chế từ các vị thuốc như tang bạch bì, bí đao, cây vảy ngược, mật ong,… Khi bôi vào da sẽ nhanh chóng kích thích da sản sinh thêm các tế bào mới khỏe mạnh hơn.

Mẹo dân gian

Cùng với các phương thuốc từ Tây y và Đông y, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm các mẹo điều trị từ dân gian, giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, giảm khô ráp da tốt hơn nhờ những nguyên liệu vô cùng quen thuộc. Dưới đây là một số mẹo cực đơn giản bạn có thể tham khảo:

  • Lá lốt: Bạn có thể dùng một nắm lá lốt rồi rửa sạch, nấu nước và uống hàng ngày thay cho nước lọc. Ngoài ra, nếu vùng da bị bệnh không quá lớn, hãy giã nát lá lốt rồi đắp trực tiếp lên da.
  • Cây vòi voi: Với những bệnh nhân bị viêm da cơ địa, có thể dùng vòi voi rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên da.
  • Lá khế: Sử dụng lá khế để nấu nước uống hoặc làm nước tắm giúp giảm ngứa ngáy, trị viêm da cơ địa, chàm và nhiều bệnh lý về da liễu khác rất tốt.

Có thể dùng lá khế cải thiện viêm da cơ địa
Có thể dùng lá khế cải thiện viêm da cơ địa

Đọc ngay: Các Phương Pháp Xét Nghiệm Chẩn Đoán Viêm Da Cơ Địa

Phòng tránh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể phòng tránh bằng những phương pháp sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, sau khi tắm rửa nên thoa kem dưỡng phù hợp với làn da để dưỡng ẩm và ngăn chặn các vi khuẩn tấn công.
  • Khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, cần mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, ủng, tất, khẩu trang,… và sau đó tắm lại thật sạch sẽ.
  • Không sử dụng các sản phẩm sữa tắm, xà bông có tính tẩy rửa mạnh, chứa nhiều hương liệu vì chúng là nguyên nhân kích thích các đợt viêm da cơ địa bùng phát.
  • Lựa chọn các bộ đồ thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, vải mềm mịn. Không mặc quần áo bó sát hoặc các chất liệu dễ gây rát ngứa, tạo ma sát trên da.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả để cơ thể được cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác. Độc tố trong cơ thể nhờ vậy cũng dễ dàng đào thải hơn.

Viêm da cơ địa là chứng bệnh da liễu đã không còn xa lạ hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các kiến thức liên quan tới bệnh. Khi thấy làn da có các biểu hiện tương tự, cần đến bệnh viện, phòng khám da liễu để được kiểm tra kịp thời. Chú ý tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ để có thể đẩy lùi bệnh tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không nên tự ý mua thuốc về chữa trị tại nhà hoặc sử dụng những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc ngoài thị trường sẽ dễ khiến bệnh trở nặng hơn.

Nên đọc: 14 Loại Kem Bôi Trị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Tốt Nhất 2024

Câu hỏi liên quan

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu thường gặp, bệnh gây ra các triệu chứng rất khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày. Khi mắc phải...

Xem chi tiết

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh da liễu mãn tính thường gặp, khiến nhiều người mắc phải và có cảm giác rất khó chịu. Do bệnh khởi phát ngoài da nên nhiều...

Xem chi tiết

Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có cơ chế phức tạp. Bệnh không thể tự khỏi nếu không can thiệp các phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Tham...

Xem chi tiết

Trẻ bị viêm da cơ địa tắm lá gì là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi các loại lá tắm có khả năng giảm viêm, sát trùng và làm dịu tổn thương...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc

Dinh dưỡng sức khỏe

Dịch vụ & Giải pháp