Nội dung chính

Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa của tỏi đã được khoa học công nhận. Do đó, mặc dù là mẹo dân gian nhưng cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi.

Tìm hiểu tác dụng chữa viêm phế quản của tỏi

Tỏi được xem thần dược đối với sức khỏe. Từ lâu, dược liệu này đã được sử dụng để nâng cao sức đề kháng và cải thiện các bệnh lý thường gặp như ho, viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, các bệnh tiêu hóa…

Theo ghi chép từ Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt và giải độc. Với công năng này, tỏi sẽ giúp ức chế virus, vi khuẩn và giảm tình trạng sưng viêm, phù nề ở các ống dẫn khí. Kinh nghiệm từ dân gian cho thấy, thảo dược này mang lại hiệu quả rõ rệt đối với tình trạng đau họng, ho dai dẳng do viêm phế quản.

tỏi chữa viêm phế quản
Tỏi được sử dụng trong nhiều món ăn, công thức trị viêm phế quản và các bệnh lý thường gặp khác

Hiện nay, các cách chữa viêm phế quản bằng tỏi vẫn được áp dụng rất rộng rãi. Bởi tác dụng phòng và trị bệnh của thảo dược này đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng kháng sinh mạnh, nhạy cảm với các loại vi khuẩn, nấm và virus thường gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Mặt khác, tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng. Qua đó giúp tăng hoạt động miễn dịch của cơ thể, đẩy lùi các triệu chứng viêm phế quản cấp và mãn tính. So với điều trị viêm phế quản bằng thuốc, kết hợp kèm theo mẹo chữa từ tỏi sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh và tránh trường hợp phải dùng thuốc dài ngày.

Đừng bỏ lỡ: Mách Bạn 5 Món Ăn Trị Viêm Phế Quản Hiệu Quả Và Dễ Nấu

7 Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi dễ thực hiện, hiệu quả

Tỏi là loại gia vị gần như luôn có sẵn. Vì vậy, bạn nên “bỏ túi” những công thức chữa viêm phế quản bằng thảo dược này để có thể áp dụng khi thời tiết chuyển lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột…

Dưới đây là một số cách dùng tỏi trị viêm phế quản dễ thực hiện, công hiệu bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Đắp tỏi lên huyệt Dũng Tuyền

Huyệt Dũng Tuyền (Địa Cù, Địa Xung…) là huyệt vị chủ trị đau đỉnh đầu, sưng đau họng. Huyệt nằm ở lòng bàn chân, xác định bằng cách co bàn chân và các ngón chân lại, quan sát được vị trí lõm xuất hiện ở ⅓ trước gan bàn chân. Đây chính là vị trí của huyệt.

Nếu thường xuyên ho vào ban đêm, bạn nên rửa sạch chân và đắp tỏi lên huyệt Dũng Tuyền. Sau đó, cố định bằng băng dính và rửa sạch vào sáng hôm sau. Với tính ôn, tác dụng sát khuẩn và thanh nhiệt, tỏi sẽ giúp làm ấm huyệt Dũng Tuyền, qua đó cải thiện các triệu chứng viêm phế quản, hạn chế tình trạng ho nhiều, ho có đờm vào ban đêm.

2. Ăn tỏi đen

Tỏi đen được ví như thực phẩm “toàn năng” với vô số công dụng và lợi ích đối với sức khỏe. Loại tỏi này không có trong tự nhiên mà là tỏi tươi được lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt. Quá trình lên men giúp cho hàm lượng các hoạt chất bên trong tăng lên, mang đến nhiều lợi ích hơn về sức khỏe.

tỏi chữa viêm phế quản
Ăn tỏi đen giúp nâng cao sức khỏe, qua đó giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính

Khi bị viêm phế quản, bạn có thể ăn từ 1 – 2 củ tỏi đen mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol và S-allyl-L-cysteine (SAC) trong tỏi đen sẽ giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, hỗ trợ giảm viêm và phù nề ở niêm mạc đường hô hấp.

Bên cạnh đó, tỏi đen còn có tác dụng “thu dọn” gốc tự do. Khi virus và vi khuẩn xâm nhập sẽ sản sinh nhiều gốc tự do ở niêm mạc hô hấp. Gốc tự do cùng với các yếu tố gây viêm sẽ khiến cho phế quản bị phù nề, chít hẹp gây cản trở trong quá trình hô hấp. Thông qua cơ chế kháng khuẩn và tiêu viêm, tỏi đen sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Một số lưu ý khi dùng tỏi đen trị viêm phế quản:

  • Chỉ nên ăn từ 1 – 3 củ tỏi/ ngày
  • Có thể ngâm tỏi đen với mật ong, sử dụng 1 – 2 lần/ ngày để cải thiện tình trạng viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm…

Đọc ngay: 6 cách chữa viêm phế quản bằng Đông y công hiệu

3. Xông mũi bằng tỏi

Xông mũi bằng tỏi là cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi được áp dụng rộng rãi. Nếu viêm phế quản gây nghẹt mũi, ứ đờm nhiều ở cổ họng… bạn cũng có thể áp dụng biện pháp này.

Như đã đề cập, allicin trong tỏi có khả năng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả trên nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm mốc. Tuy nhiên, nếu bổ sung qua đường ăn uống, allicin rất khó tiếp cận niêm mạc mũi, xoang, họng và phế quản.

Khi xông mũi bằng tỏi, allicin và các hoạt chất có dược tính sẽ đi theo hơi nước vào sâu bên trong. Thực hiện mẹo chữa này thường xuyên giúp làm loãng đờm, cải thiện tình trạng ho có đờm, đờm ứ nhiều.

Cách xông mũi tỏi chữa viêm phế quản:

  • Chuẩn bị khoảng 7 – 8 tép tỏi tươi, bóc vỏ và đập dập
  • Đun sôi 700 – 800ml nước, sau đó cho tỏi tươi vào bên trong và tắt bếp ngâm trong 3 – 5 phút
  • Dùng khăn vải trùm đầu để xông mũi, khi xông nên hít sâu để đưa hơi nước và tinh chất tỏi đi sâu vào bên trong
  • Nên thực hiện biện pháp này 1 lần/ ngày trong giai đoạn tiết nhiều đờm để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bội nhiễm

Có thể bạn cần: Các loại sữa viêm phế quản nên uống?

4. Tỏi ngâm mật ong trị viêm phế quản

Tỏi ngâm mật ong là công thức quen thuộc có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý như đau dạ dày, viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản… Công thức này có thể áp dụng ở cả giai đoạn cấp và mãn tính.

Mật ong có vị ngọt và mùi thơm sẽ giúp át mùi hăng, cay nồng của tỏi. Vì vậy, cả trẻ em và người lớn đều có thể thực hiện để cải thiện triệu chứng, nâng cao sức khỏe. Tương tự như tỏi, mật ong có khả năng kháng khuẩn mạnh nhờ có chứa polyphenol và defensin-1.

chữa viêm phế quản bằng tỏi
Công thức chữa viêm phế quản bằng tỏi và mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, bồi bổ sức khỏe

Cách thực hiện công thức chữa viêm phế quản bằng mật ong:

  • Chuẩn bị khoảng 200g tỏi và 300ml mật ong
  • Bóc vỏ từng tép tỏi và rửa sơ với nước lạnh để làm sạch bụi bẩn
  • Để ráo tỏi, sau đó cho vào lọ thủy tinh và đổ mật ong vào, đậy kín
  • Ngâm từ 5 – 7 ngày là có thể sử dụng
  • Mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần, mỗi lần ăn 1 thìa mật ong kèm theo 1 tép tỏi

Mật ong ngâm tỏi rất tốt cho sức khỏe. Ngoài hiệu quả trị viêm phế quản, công thức này còn giúp tăng cường sức đề kháng và giảm mức độ nhạy cảm của cơ thể với các yếu tố dị ứng, kích ứng. Vì vậy, người bị viêm phế quản dị ứng nên kết hợp dùng thuốc và sử dụng tỏi ngâm mật ong để dứt điểm triệu chứng.

Chia sẻ thêm: Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp: Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

5. Công thức từ muối và tỏi

Ngoài những cách chữa trên, dân gian còn lưu truyền cách trị viêm phế quản bằng muối và tỏi. Muối có tác dụng điều hòa dược tính của các vị thuốc. Kết hợp tỏi và muối sẽ giúp giảm vị cay hăng, đồng thời giúp dược tính phát huy tác dụng tốt nhất.

Công thức từ muối và tỏi thích hợp với người bị viêm phế quản mãn tính dẫn đến ho lâu ngày, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… Áp dụng cách này đều đặn trong 15 ngày sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Nếu triệu chứng tái phát nhiều, có thể ngưng 3 ngày sau đó lặp lại liệu trình đến khi bệnh dứt điểm.

Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi và muối theo kinh nghiệm dân gian:

  • Dùng khoảng 50g muối và 500 tỏi đã bóc vỏ
  • Đem ngâm tỏi và muối trong 3 ngày
  • Sau đó đem hong khô (nên hong trong bóng râm, không nên phơi dưới nắng gắt)
  • Kế tiếp cho tỏi ngâm với một ít đường và giấm ăn trong 2 – 3 ngày
  • Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 1 – 2 tép tỏi và uống kèm theo một ít giấm tỏi
  • Ăn liên tục trong 15 ngày, ngưng 3 ngày và lặp lại nếu triệu chứng chưa dứt

Nên biết: Cách Dùng Rau Diếp Cá Chữa Viêm Phế Quản Giúp Nhanh Đỡ

6. Kết hợp tỏi với dầu ô liu

Tỏi thường được khuyến khích ăn sống để giữ nguyên dược tính của các hoạt chất. Tuy nhiên, do có vị cay nồng và hăng nên tỏi sống thường rất khó ăn. Nếu không thể ăn tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi trộn dầu ô liu ăn hằng ngày để giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

chữa viêm phế quản bằng tỏi
Bổ sung tỏi ngâm dầu ô liu hằng ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện tình trạng ho, đờm ứ rõ rệt

Cách làm tỏi và dầu ô liu hỗ trợ điều trị viêm phế quản:

  • Dùng khoảng 3 – 4 tép tỏi tươi, lột vỏ và rửa sơ với nước lạnh
  • Đập dập tỏi và sau đó đem trộn với dầu ô liu
  • Để trong 5 – 10 phút nhằm làm giảm vị cay nồng và hăng của tỏi
  • Ăn trực tiếp tỏi hoặc có thể quay nóng 2 – 3 phút trong lò vi sóng
  • Ngày dùng 1 lần và nên ăn đều đặn trong thời gian bệnh bùng phát mạnh

7. Các món ăn từ tỏi

Ngoài những cách trên, bạn có thể chữa viêm phế quản bằng các món ăn từ tỏi. Tỏi có vị cay nồng, mùi hăng nhưng khi nấu chín lại cho mùi thơm vô cùng đặc trưng. Bên cạnh hiệu quả hỗ trợ điều trị, các món ăn từ tỏi còn giúp tăng vị giác, giảm cảm giác đắng miệng, chán ăn khi bị viêm đường hô hấp.

chữa viêm phế quản bằng tỏi
Các món ăn từ tỏi không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản

Khi bị viêm phế quản, nên chế biến món ăn dễ tiêu hóa, ít gia vị và dầu mỡ để tránh kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa. Một vài món ăn từ tỏi bạn có thể bổ sung bao gồm gà nấu tỏi, tôm tươi hấp tỏi, tôm rim tỏi, rau sam tỏi dấm, cháo tỏi, tỏi nướng mật ong…

Tin liên quan: Viêm Phế Quản Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Mau Khỏi?

Lưu ý quan trọng khi trị viêm phế quản bằng tỏi

Các cách trị viêm phế quản bằng tỏi có ưu điểm là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rõ rệt khi áp dụng đều đặn. Thay vì thực hiện các mẹo dân gian chưa rõ hiệu quả, độ an toàn, bạn nên áp dụng các công thức từ tỏi để cải thiện triệu chứng và nâng cao sức khỏe.

chữa viêm phế quản bằng tỏi
Nên áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đều đặn để nhận thấy cải thiện rõ rệt

Nếu có ý định áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng tỏi, nên tham khảo những vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện:

  • Không nên thực hiện mẹo chữa từ tỏi trong trường hợp âm hư hỏa vượng, sưng tấy ở miệng lưỡi…
  • Tương tự như các bài thuốc nam điều trị viêm phế quản, cách chữa từ tỏi có hiệu quả khá chậm. Các triệu chứng chỉ được cải thiện khi áp dụng đều đặn từ 5 – 7 ngày.
  • Nếu sử dụng tỏi đen, nên tìm địa chỉ uy tín để chắc chắn mua đúng sản phẩm chất lượng.
  • Cách chữa viêm phế quản bằng tỏi không thể thay thế cho thuốc điều trị. Do đó, chỉ nên áp dụng mẹo chữa này bên cạnh các phương pháp được bác sĩ chỉ định. Phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo tự nhiên sẽ gia tăng nguy cơ bị viêm phế quản bội nhiễm, triệu chứng dai dẳng, dễ tái phát…
  • Nếu nhạy cảm với mùi hăng của tỏi, bạn có thể áp dụng cách chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá, gừng, trầu không, mật ong… Những mẹo này đều đã được chứng minh có hiệu quả kháng khuẩn, tiêu viêm, tốt cho người bị các bệnh viêm đường hô hấp.
  • Tỏi có tác dụng chống đông máu. Do đó, người bị rối loạn đông máu, tiểu đường và người chuẩn bị phẫu thuật nên hạn chế thực hiện các bài thuốc từ thảo dược này.
  • Tỏi chứa sulfur nên dễ gây hôi miệng. Để cải thiện tình trạng này, nên ngậm dầu dừa hoặc nước trà đậm đặc. Sau đó, chải răng kỹ để tránh hơi thở có mùi gây phiền toái khi giao tiếp.
  • Ngoài các phương pháp điều trị, cần kết hợp thêm những biện pháp chăm sóc hợp lý để đẩy lùi viêm phế quản dứt điểm. Nên chú ý ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh mũi họng thường xuyên và giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các chất dị ứng, kích ứng.

Tỏi là vị thuốc tự nhiên đã được nghiên cứu và chứng minh trên cơ sở khoa học. Vì vậy, bạn có thể áp dụng các cách chữa viêm phế quản bằng tỏi để giảm ho, long đờm. So với việc phụ thuộc vào thuốc, kết hợp thêm các mẹo tự nhiên sẽ giúp triệu chứng giảm nhanh và ít xảy ra tình trạng tái phát nhiều lần.

Bài viết liên quan:

Câu hỏi liên quan

Viêm phế quản là bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra những thường gặp nhất là do nhiễm các loại virus. Khi bị viêm phế quản, trẻ cần...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có lây không là băn khoăn của rất nhiều bạn đọc. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về tính chất cũng như cách thức lây nhiễm của bệnh, qua đó có...

Xem chi tiết

Dân gian quan niệm nên kiêng tắm rửa khi mắc các bệnh hô hấp để tránh nhiễm phong hàn. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không dặn dò vấn đề này khi thăm khám và...

Xem chi tiết

Người bị viêm phế quản có tiêm vacxin được không là mối bận tâm của nhiều bạn đọc. Sở dĩ, nhiều người lăn tăn về vấn đề này vì vacxin là chế phẩm có tính...

Xem chi tiết

Viêm phế quản có truyền nước được không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Về bản chất, truyền dịch là hình thức bổ sung nước, điện giải, dinh dưỡng qua đường tĩnh...

Xem chi tiết

Viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến được người bệnh đặt ra bởi đây là tình trạng bệnh đường hô hấp khá dễ gặp. Người bệnh ở mọi...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa