Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Mặc dù chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tế, các mẹo chữa từ lá trầu có thể phần nào giảm cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt và hỗ trợ phòng ngừa bội nhiễm da.

cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Lá trầu không và công dụng chữa bệnh tổ đỉa

Lá trầu không là một trong những cây thuốc nam quen thuộc, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Lá trầu có vị cay, nồng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, tác dụng chống ngứa, khu phong, tán hàn và tiêu thũng. Với công năng và dược tính đa dạng, thảo dược này thường được dùng để giảm đau nhức xương khớp, trị đau họng và các bệnh da liễu thường gặp – trong đó có bệnh tổ đỉa (hay còn gọi là chàm tổ đỉa).

Tổ đỉa là một dạng lâm sàng của bệnh chàm. Một số tài liệu cho rằng, tổ đỉa là một thể nhỏ của viêm da cơ địa khu trú ở chân và tay. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng bàn chân và bàn tay nổi các mụn nước, dày cứng, chìm khảm dưới cấu trúc da. Theo thời gian, mụn nước tự vỡ, hình thành vảy tiết và tự tiêu hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mụn nước và mụn nước tự tiêu diễn ra liên tục trong vài tuần gây ngứa ngáy, bứt rứt ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và lao động.

cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Các hoạt chất trong lá trầu có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và phòng ngừa viêm nhiễm đáng kể

Chữa tổ đỉa bằng lá trầu không là mẹo dân gian được lưu truyền và áp dụng khá rộng rãi. Mặc dù chưa được nghiên cứu nhiều nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tế, mẹo chữa này có thể giảm phần nào cảm giác ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó, lá trầu cũng đã được chứng minh có hiệu quả kháng sinh mạnh đối với hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm da. Vì vậy, áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược này có thể giảm viêm và phòng ngừa bội nhiễm da đáng kể.

Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số thành phần hóa học tốt cho làn da như Eugenol và Cineol. Các hoạt chất này đều có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa và phòng ngừa viêm nhiễm một cách tự nhiên. Khi y học chưa phát triển, trầu không được sử dụng như một liệu pháp kháng sinh tự nhiên. Trong trường hợp tổ đỉa có mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tận dụng thảo dược này để giảm nhẹ triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa viêm nhiễm da.

Đọc thêm: Bệnh Tổ Đỉa Ở Tay Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

5 Mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không công hiệu

Có khá nhiều cách dùng lá trầu không trị bệnh chàm tổ đỉa như dùng lá trầu nấu nước ngâm rửa, tắm hoặc xông người. Ngoài ra để gia tăng hiệu quả, nhân dân còn kết hợp thảo dược này cùng với một số nguyên liệu tự nhiên khác như phèn chua, muối biển, gừng tươi,…

Để kiểm soát cảm giác ngứa ngáy và hỗ trợ làm tiêu mụn nước do tổ đỉa gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Ngâm rửa hoặc tắm nước lá trầu không

Cách chữa tổ đỉa đơn giản nhất là dùng lá trầu không nấu nước để ngâm rửa hoặc tắm. Tổ đỉa là thể chàm khá đặc biệt chỉ khởi phát triệu chứng khu trú ở tay và chân, rất hiếm khi gây ra thương tổn vượt quá cổ tay và cổ chân. Do đó ngoài việc nấu nước tắm như thông thường, bạn cũng có thể ngâm rửa da với nước sắc lá trầu không để giảm ngứa ngáy và tiêu viêm.

Khác với những vùng da thông thường, bàn tay và bàn chân là vị trí có tần suất tiếp xúc cao. Vì vậy, tổn thương da ở những vị trí này rất dễ bội nhiễm do vi khuẩn và nấm. Việc ngâm rửa chân tay với nước lá trầu không hằng ngày có thể giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm đáng kể.

lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa
Ngâm rửa với nước lá trầu không là mẹo chữa chàm tổ đỉa đơn giản và được áp dụng khá phổ biến

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 – 2 nắm lá trầu không tươi, đem ngâm rửa và để ráo nước
  • Đổ 2 lít nước vào nồi, đun sôi, sau đó dùng tay vò xát nhẹ lá trầu không và cho vào nồi
  • Tắt bếp, đậy kín nắp trong 3 – 5 phút rồi đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát vào dùng để ngâm chân hoặc dùng để tắm hằng ngày
  • Chỉ sau 10 – 15 phút ngâm, cảm giác ngứa ngáy ở các nốt mụn nước sẽ thuyên giảm đáng kể

Đọc thêm: XEM NGAY TOP 5 Cách Chữa Tổ Đỉa Bằng Muối Cực Hay Bạn Nên Thử

2. Chườm đắp trầu không với muối biển

Muối biển không đơn thuần là loại gia vị quen thuộc mà còn là vị thuốc nam quý có công năng đa dạng. Theo y học cổ truyền, dược liệu này có vị mặn, tính hàn, tác dụng sát trùng, lương huyết, giải độc và dẫn các thuốc vào kinh mạch. Cũng chính vì vậy mà muối biển thường được dùng phối hợp với các loại thảo dược tự nhiên để gia tăng hiệu quả điều trị.

Chườm đắp lá trầu không và muối biển là cách giảm ngứa ngáy do tổ đỉa được áp dụng khá phổ biến. Nhiệt độ ấm cùng với tinh chất từ muối và trầu không có thể giảm nhanh cơn ngứa khu trú ở tay và chân. Tổ đỉa đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước chìm khảm dưới da, dày cứng và hầu như rất khó vỡ. Do đó, bạn có thể chườm đắp lá trầu và muối biển ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi mụn nước vỡ, rỉ dịch và hình thành vảy tiết, không nên áp dụng mẹo chữa này vì có thể gây kích ứng và tổn thương da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá trầu không và muối biển theo tỷ lệ 1:2
  • Ngâm rửa lá trầu với nước muối pha loãng, sau đó để ráo và cắt nhỏ
  • Cho muối vào rang nóng, sau đó thêm lá trầu vào và rang đến lá trầu dậy mùi thơm là được
  • Cho tất cả vào túi vải, bọc thêm khăn và chườm đắp lên da. Khi nguyên liệu nguội bớt, có thể bỏ khăn, chườm túi vải trực tiếp lên da
  • Chườm đắp đến khi muối và lá trầu hết nóng thì ngưng. Nếu ngứa nhiều, có thể thực hiện nhiều lần trong ngày

3. Kết hợp lá trầu không và phèn chua

Phèn chua là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó, phèn chua còn được xem là vị thuốc quý và được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Theo lưu truyền từ dân gian, phèn chua có vị chua chát, tính ấm, tác dụng chỉ huyết (cầm máu), se da và sát trùng.

Do đó, nhân dân tận dụng đặc tính sát trùng của dược liệu này để chữa các bệnh da liễu thường gặp. Mẹo chữa từ lá trầu không và phèn chua không chỉ giúp tiêu viêm, giảm ngứa ngáy mà còn hỗ trợ sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Áp dụng cách chữa này đều đặn có thể phần nào kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh chàm tổ đỉa.

chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Kết hợp lá trầu không và phèn chua giúp tăng hiệu quả sát trùng, phòng ngừa viêm nhiễm da

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít phèn chua và lá trầu không
  • Đem lá trầu ngâm rửa với nước muối pha loãng, để ráo và vò xát nhẹ
  • Sau đó, đun sôi 1.5 lít nước và cho lá trầu không vào
  • Tắt bếp và đậy kín nắp sau 3 – 5 phút
  • Thêm phèn chua vào, khuấy đều cho tan hoàn toàn và đổ ra thau
  • Hòa thêm nước mát vào rồi dùng ngâm rửa chân, tay

Ngoài tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa, mẹo kết hợp lá trầu và phèn chua còn giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng nấm móng, nấm kẽ và một số bệnh da liễu thường gặp khác.

Xem thêm: Cách Dùng Tỏi Chữa Bệnh Tổ Đỉa Theo Dân Gian Cực Hay Bạn Nên Thử

4. Trị tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi

Gừng tươi (sinh khương) là vị thuốc nam quý có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, hành khí và kháng khuẩn. Để tăng hiệu quả điều trị, nhân dân còn kết hợp lá trầu cùng với thảo dược này. Ngoài những ghi chép từ y học cổ truyền, các hoạt chất tự nhiên trong gừng tươi như Gingerol, Zingerone, Cineol đã được khoa học chứng minh có hiệu quả sát trùng, chống viêm và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Song song với sử dụng thuốc, bạn cũng có thể kết hợp với mẹo chữa này để giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bội nhiễm da.

cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không và gừng tươi có thể giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 củ gừng tươi và 1 nắm lá trầu không
  • Ngâm rửa lá trầu cùng với nước muối pha loãng, sau đó vò xát nhẹ. Gừng đem rửa sạch và thái thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi 1.5 lít nước và cho tất cả nguyên liệu vào
  • Tắt bếp và đậy kín nắp trong 3 – 5 phút
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước mát vào và ngâm rửa tay chân để giảm ngứa
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát gừng và lá trầu, sau đó ép lấy nước và thoa lên da tay, da chân để sát trùng, giảm ngứa ngáy.

5. Xông lá trầu không – Cách trị chàm tổ đỉa đơn giản

Xông lá trầu không là một trong những cách trị chàm tổ đỉa theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và ngăn ngừa bội nhiễm da. Vì không tiếp xúc trực tiếp với thảo dược như các mẹo chữa trên nên cách trị tổ đỉa bằng xông lá trầu không ít gây kích ứng và có thể áp dụng với nhiều đối tượng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 – 2 nắm lá trầu không, đem ngâm rửa với nước muối pha loãng
  • Sau đó, vớt ra để ráo và vò xát nhẹ
  • Đun sôi 1.5 lít nước rồi cho lá trầu vào và đun thêm 2 – 3 phút
  • Sau đó, tiến hành xông tay và chân để giảm ngứa, tiêu viêm do tổ đỉa. Khi xông cần chú ý để tránh bỏng và kích ứng da

Tham khảo thêm: Hướng Dẫn Cách Chữa Bệnh Tổ Đỉa Bằng Lá Lốt Đơn Giản, Tiết Kiệm Chi Phí

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa là mẹo trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Cách chữa này có thể giảm nhẹ cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt và hỗ trợ phòng ngừa bội nhiễm da. Tuy nhiên nếu áp dụng không đúng cách, mẹo chữa từ lá trầu có thể không mang lại hiệu quả mà ngược lại còn gây ra nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn.

cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không
Bên cạnh cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không, nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Do đó trước khi áp dụng mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu, nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên áp dụng cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không nếu da bị bội nhiễm hoặc có vết thương hở lớn.
  • Mẹo chữa từ lá trầu không chỉ có tác dụng giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh tổ đỉa, hoàn toàn không thể thay thế cho hiệu quả của thuốc điều trị. Do đó song song với các mẹo chữa dân gian, bạn nên kết hợp với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đối với các trường hợp tổ đỉa làm xuất hiện mụn nước lớn, nên đến bệnh viện để được chích rạch và dẫn lưu dịch để tránh mụn nước vỡ trong quá trình sinh hoạt, lao động.
  • Ngưng áp dụng các mẹo chữa từ lá trầu nếu có hiện tượng kích ứng và dị ứng.
  • Lá trầu là thảo dược tự nhiên nên khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cần tránh tình trạng lạm dụng cách chữa từ thảo dược này quá mức. Nghiên cứu cho thấy, phenolic compounds trong lá trầu có thể khiến da tăng hoặc giảm sắc tố, dẫn đến hình thành các mảng da sáng màu hơn vùng da lân cận.
  • Tổ đỉa là một trong những thể chàm khá phổ biến. Tương tự như các thể chàm khác, bệnh lý này có đặc tính dai dẳng và dễ tái phát. Do đó ngoài các phương pháp điều trị, nên cách ly với hóa chất, xà phòng và những yếu tố có khả năng khiến bệnh bùng phát mạnh.

Cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không được áp dụng khá phổ biến nhằm giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và ngăn ngừa bội nhiễm da. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ giúp giảm phần nào triệu chứng của bệnh. Để kiểm soát chàm tổ đỉa hoàn toàn, nên kết hợp với điều trị y tế và chế độ chăm sóc khoa học.

Tham khảo thêm

Câu hỏi liên quan

Bệnh tổ đỉa có lây không là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm, bởi bệnh lý ngoài da này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và...

Xem chi tiết

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính có tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Vậy bệnh tổ đỉa có tự khỏi không? Có chữa được không? Những thắc mắc thường gặp...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa