Nội dung chính

Thuốc Đông y trị chàm hiện nay là một trong những phương pháp khá hữu hiệu trong việc giúp da được hồi phục, loại bỏ độc tố gây ra bởi bệnh chàm. Có rất nhiều bài thuốc Đông y hiệu quả đã được nhiều người áp dụng và tin dùng. Các nguyên liệu đều đến từ thiên nhiên, thảo dược nên rất bổ và tốt cho sức khỏe.

Bệnh chàm là căn bệnh chiếm phần lớn tỷ lệ bệnh da liễu tại Việt Nam, căn bệnh này khá khó để chữa dứt điểm, thường hay tái đi tái lại và dễ nhiễm trùng nếu không được vệ sinh và chữa trị đúng cách. Bởi có quá nhiều người đã mắc phải chàm, nên việc tìm kiếm ra một phương pháp hiệu quả cũng là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chữa trị chàm hiệu quả, một trong số đó chính là các bài thuốc đến từ Đông y. Phòng khám Favina mời bạn đọc cùng tham khảo Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu nghiệm để có thể chọn lựa được bài thuốc phù hợp cho bản thân và tình trạng bệnh.

Tổng quan về bệnh chàm

Bệnh chàm (Eczema )là một căn bệnh da liễu khá phổ biến tại Việt Nam, chàm có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau tùy theo từng tình trạng. Bệnh chàm được chia ra hai dạng là chàm ướt và chàm khô. Trong đó, chàm ướt sẽ có những mụn nước li ti và dễ vỡ, được đánh giá là khó chữa và nhiều biến chứng hơn so với chàm khô.

Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm xảy ra khá phổ biến, khiến bệnh ngứa ngáy với những mảng đỏ, bong tróc.

Bệnh chàm có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên da, có một số loại chàm như: chàm tai, chàm sữa, chàm sinh dục, chàm vi khuẩn,… Các loại chàm thường có 5 biểu hiện chính là sưng tấy, mẩn đỏ, bong tróc da, vảy tiết, mụn nước. Đều khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và đau rát.

Có 6 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh chàm đó là: yếu tố nội sinh, môi trường bên ngoài, trang phục, kích ứng với vật xung quanh, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống. Đây là bệnh không nguy hiểm tính mạng và cũng không lây nhiễm nhưng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tại sao cần chữa chàm bằng thuốc Đông Y?

Theo quan niệm của Đông Y, thì chàm được tạo nên bởi độc tố trong cơ thể. Những độc tố này đến từ 2 yếu tố chính đó là phong nhiệt và thấp nhiệt. Các yếu tố này xâm nhập vào cơ thể lâu ngày gây ra độc tố làm tổn thương da và hình thành nên vết chàm. Để chữa trị chàm được hiệu quả cần đào thảo và loại bỏ được những độc tố này.

Có rất nhiều loại thảo mộc và dược liệu quý hiếm có thể tán phong, hóa thấp và thanh nhiệt cơ thể, giúp cải thiện được những triệu chứng của bệnh chàm. Kìm hãm sự phát triển của chàm, tránh được việc bệnh tái phát trở lại. Từ những nghiên cứu về triệu chứng và kết hợp với các bài thuốc từ dược liệu đã mang lại nhiều tiến triển cho bệnh.

Tại sao cần chữa chàm bằng thuốc Đông Y?
Thuốc Đông y với thành phần từ dược liệu, an toàn lành tính cho da

Lý do khuyến khích điều trị bệnh chàm bằng Đông y là bởi sự an toàn và lành tính mà phương pháp này mang lại. Tuy có công dụng chậm hơn so với thuốc Tây, nhưng những bài thuốc Đông y được đánh giá cao vì những nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây độc hại và tác dụng phụ.

Phương pháp chữa eczema bằng Đông y vừa mang lại sự hiệu quả, an toàn mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với thuốc Tây. Cần kiên trì điều trị để đạt được hiệu quả lâu dài. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chọn mua thuốc tại những nơi chất lượng và có uy tín cao, tránh mua nhầm thuốc không rõ nguồn gốc sẽ gây hại sức khỏe.

Bài viết có liên quan: Cách Trị Chàm Môi Bằng Phương Pháp Đông Y Hiệu Quả

Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu quả

Đây là 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y tiêu biểu nhất, được đánh giá là khá hiệu nghiệm. Mang lại sự cải thiện cho triệu chứng của bệnh, cung cấp thêm chất đề kháng cho da và bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Những bài thuốc này đều được bào chế từ các nguyên liệu thảo dược quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Bệnh chàm có 3 thể chính đó là:

  • Thể phong nhiệt.
  • Thể thấp nhiệt.
  • Thể mạn tính.

Mỗi thể sẽ có một số bài thuốc Đông y riêng để chữa trị hiệu quả. Người bệnh cần kiểm tra tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc để xác định được bệnh thuộc thể nào. Khi đã hiểu rõ được bệnh tình, có thể chọn lựa bài thuốc phù hợp với bản thân.

Thuốc đông y chữa bệnh chàm thể phong nhiệt

Bệnh chàm thể phong nhiệt diễn ra phổ biến hơn so với dạng thấp nhiệt. Để nhận biết thể phong nhiệt có thể nhận thấy qua các dấu hiệu của bệnh như: đỏ da, mụn nước có thể vỡ dịch, ít loét hơn thể thấp nhiệt, gây ra sự ngứa ngáy, đau rát và tổn thương da.

Bệnh chàm thể phong nhiệt có thể xuất hiện tại nhiều vị trí và lan rộng có khi là toàn thân. Bệnh bùng phát và diễn ra rất nhanh. Các bài thuốc sẽ tập trung vào việc sơ phong, giải độc, thanh nhiệt và trừ thấp. Giúp da được tái tạo, lành lặn, vết chàm cũng sẽ được hồi phục tránh việc nhiễm trùng.

Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu quả
Thuốc Đông y giúp sơ phong, thải độc tố cải thiện được chàm thể phong nhiệt.
  • Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: Phục linh 8gr, mộc thông 12gr, sinh địa 16gr, thạch cao 40gr, hoàng liên 12gr, bạc hà 4gr, bạch tiễn bì 8gr, ngưu bàng tử 12gr, hoàng bá 12gr, tri mẫu 15gr, thương truật 8g, khổ sâm 12g, xa tiền 16g.

Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu nấu trên lửa nhỏ. Sau vài tiếng, đợi thuốc sắc lại còn đúng liều lượng đã định.

Liều dùng: Nên duy trì uống thuốc 1 thang/ ngày, có thể chia thang thuốc để uống thành nhiều lần một ngày.

  • Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Phòng phong 12gr, thuyền thoái 6gr, khổ sâm 12gr, ngưu bàng tử 12gr, mộc thông 12gr, kinh giới 12gr, tri chiếc 8gr, thạch cao 20gr và sinh địa 16gr.

Cách thực hiện: Tán những nguyên liệu cùng nhau thành bột mịn, sau đó đem pha với nước ấm để uống.

Liều dùng: Mỗi lần uống từ 8gr đến 12gr tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi. Nên uống 2 lần/ ngày vào lúc sáng và tối.

  • Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: Trạch tả 12gr, sinh địa 12gr, xa tiền 8gr, long đởm thảo 8gr, hoàng cầm 8gr, sài hồ 8gr, chi tử 8gr, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu nấu lên trên lửa nhỏ đến khi sắc lại.

Liều dùng: Kiên trì uống đều đặn 1 thang/ ngày cho đến khi khỏi hẳn. Có thể chia 1 thang thành nhiều lần uống một ngày để đỡ ngán.

Xem thêm: Gợi ý các bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng Đông y tốt nhất

Thuốc đông y trị chàm thể thấp nhiệt

Chàm do thấp nhiệt cũng thường hay xảy ra đối với một số bệnh nhân. Nguyên nhân do nhiệt cùng hợp nhất tạo ra nhiều độc tố khiến da bị tổn thương và gây ra chàm. Biểu hiện để có thể phân biệt được với chàm thể phong nhiệt là: mụn nước có chảy dịch, lở loét nặng hơn phong nhiệt, ngứa da, tiểu vàng, sưng hạch, sốt, lưỡi nóng,…

Giúp điều trị được chàm thể thấp nhiệt, sẽ có một số các bài thuốc mang lại hiệu quả trong việc hóa thấp, thanh nhiệt và giải độc. Vì nguy cơ viêm loét và nhiễm trùng sẽ cao hơn, cần kết hợp thêm với thuốc bôi ngoài da và vệ sinh sạch sẽ để tránh biến chứng.

Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu quả
Ké đầu ngựa là nguyên liệu trong nhiều bài thuốc chữa chàm thể thấp nhiệt.
  • Bài thuốc số 4

Nguyên liệu: Nhân trần 20gr, hoạt thạch 8gr, khổ sâm 12gr, hạ khô thảo 12gr, thổ phục linh 16gr, ké đầu ngựa 12gr, hoàng bá 12gr, hoa kim ngân 16gr.

Cách thực hiện: Đem đi nấu cùng nước ấm trên lửa nhỏ, sau đó đợi thuốc sắc lại bằng liều cần dùng.

Liều dùng: Duy trì uống 1 thang/ ngày. Có thể chia uống thành nhiều buổi trong ngày.

  • Bài thuốc số 5

Nguyên liệu: Sài đất 100gr, kim ngân hoa 20gr, bồ công anh 20gr, ké đầu ngựa 20gr, thổ phục linh 20gr, cam thảo đất 20gr, cỏ mần trầu 20gr, kinh giới 20gr.

Cách thực hiện: Dùng nguyên liệu nấu với 1 lít nước trên lửa nhỏ, đợi vài tiếng để thuốc sắc lại còn 300ml.

Liều dùng: Kiên trì dùng thuốc, trẻ em nên uống từ 14-20ml/ lần uống/ ngày, người lớn dùng lượng gấp đôi, tùy vào tình trạng vết chàm của bệnh nhân.

  • Bài thuốc số 6

Nguyên liệu: Hoàng bá 12gr, hoàng liên 12gr, bạc hà 4gr, mộc thông 12gr, xa tiền 16gr, sinh địa 16gr, bạch tiễn bì 8gr, phục linh 8gr, ngưu bàng tử 12gr, thương truật 8g, khổ sâm 12gr.

Cách thực hiện: Dùng nguyên liệu đem nấu trong nước với lửa nhỏ, sao cho thuốc sắc lại đủ dùng. Thuốc sắc lại nghĩa là đã cô đọng những chất bổ từ thuốc, giúp mang lại hiệu quả sau mỗi lần dùng.

Liều dùng: Mỗi ngày nên cố gắng uống 1 thang, uống đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.

Chữa bệnh chàm mạn tính bằng Đông y

Giai đoạn mạn tính được xem là giai đoạn cuối của bệnh, lúc này bệnh sẽ rất khó để chữa trị dứt điểm và khả năng tái phát của bệnh cũng cao. Được đặc trưng với những biểu hiện: da khô, vảy sừng, mụn nước, xuất hiện ở vùng da bị gấp, ngứa ngáy dữ dội hơn, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng, thường khiến đầy bụng,…

Thuốc đông y trị chàm mạn tính cần phải kết hợp giữa việc rửa với lá và uống thuốc mới có thể phát huy được hiệu quả. Để giúp giải độc tố đã ngấm sâu trong cơ thể quá lâu, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc và vệ sinh vết thương đúng cách. Sau một thời gian, vết thương sẽ có tiến triển và dần hồi phục.

Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu quả
Một số bài thuốc Đông y hiệu quả trong việc chữa trị chàm mạn tính.
  • Bài thuốc số 7

Nguyên liệu: Sinh địa 16gr, phòng phong 12gr, kinh giới 16gr, thương truật 12gr, thục địa 16gr, kê huyết đằng 12gr, bạch thược 12gr, đương quy 12gr, xuyên tâm liên 8gr.

Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu lại với nước, sao cho liều lượng còn lại đủ với nhu cầu.

Liều dùng: Duy trì uống đến khi bệnh thuyên giảm và hết hoàn toàn. Thuốc nên uống trước khi ăn và có thể chia nhỏ thành nhiều cử uống.

  • Bài thuốc số 8

Nguyên liệu: Thổ phục linh 12gr, ý dĩ nhân 16gr, bạch truật 12gr, hậu phác 8gr, thương truật 12gr, trần bì 8gr, trạch tả 8gr, xuyên tâm liên 6gr.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu nấu với nước đến khi sắc lại thành đủ liều cần dùng.

Liều dùng: Có thể chia liều sắc thành 3 lần uống và nên uống trước bữa ăn.

  • Bài thuốc số 9

Nguyên liệu: Thương truật 8gr, hoàng bá 12gr, ké đầu ngựa 12gr, phòng phong 8gr, hy thiêm thảo 12gr, bạch tiễn bì 12gr, phù bình 12gr.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu ngâm cùng với nước ấm. Sau đó sắc thuốc lại còn đủ liều cần dùng.

Liều dùng: Duy trì uống mỗi ngày 1 thang thuốc, có thể chia thành nhiều bữa. Nên uống đến khi bệnh thuyên giảm.

Tham khảo thêm: 12 Bài Thuốc Đông Y Trị Mất Ngủ Hiệu Quả, An Toàn

Thuốc dùng ngoài da trị chàm

Để tăng thêm hiệu quả và đẩy được tiến độ hồi phục của bệnh, bệnh nhân cần kết hợp với việc điều trị bệnh chàm bằng Đông y dạng thuốc bôi và rửa. Việc này có thể giúp vệ sinh được vùng chàm, kháng khuẩn và tránh cho vùng tổn thương bị viêm nhiễm. Đặc biệt là đối với những vết chàm đang chảy mủ và có nguy cơ biến chứng cao.

Top 12 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông Y hiệu quả
Cần kết hợp với việc bôi và rửa vết chàm để hiệu quả được nhanh chóng.

Có nhiều loại thuốc từ Đông y dùng để bôi và rửa vết chàm, các loại đều làm từ lá cây và dược liệu tự nhiên nên rất nhẹ dịu và an toàn cho da. Người bệnh cần tham khảo bác sĩ Đông y để có thể chọn lựa cho mình bài thuốc hiệu quả và phù hợp với tình trạng bệnh.

  • Bài thuốc số 10

Nguyên liệu: Ngũ bội tử và xuyên tâm liên bằng liều lượng nhau, cùng với dầu vừng.

Cách thực hiện: Đem ngũ bội tử và xuyên tâm liên tán thành bột mịn, càng mịn càng tốt. Sau đó trộn hỗn hợp vừa tán mịn với dầu vừng. Vệ sinh sạch vùng da bị chàm và bôi trực tiếp hỗn hợp lên trên vết chàm.

Liều dùng: Thực hiện việc bôi thuốc từ 3 đến 4 lần/ ngày. Duy trì mỗi ngày cùng với việc uống thuốc sẽ cho ra kết quả nhanh.

  • Bài thuốc số 11

Nguyên liệu: Lá kinh giới tươi 100gr, lá vối 100gr.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, đun sôi cùng với nước. Sau khi hỗn hợp sôi được vài dạo thì tắt bếp để nguội. Khi đã nguội, bệnh nhân sử dụng để rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm.

Liều dùng: Cần duy trì đều đặn rửa da mỗi ngày. Việc rửa da có thể giúp vết chàm hạn chế được tình trạng nhiễm trùng và bị vi khuẩn xâm nhập.

  • Bài thuốc số 12

Nguyên liệu: Vỏ núc nác 40gr, củ nghệ già 20gr, dầu vừng.

Cách thực hiện: Đem nguyên liệu tán nát thành bột mịn với nhau, sau đó trộn chung với dầu vừng rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị chàm.

Liều dùng: Đều đặn thoa thuốc lên vùng chàm, kết hợp với uống thuốc và rửa da, sau một thời gian thuốc sẽ phát huy được công hiệu.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Đông y chữa bệnh chàm

Tuy thuốc Đông y rất lành tính và an toàn, nhưng bệnh nhân vẫn cần lưu ý một số điều để giúp việc chữa trị được hiệu quả hơn. Những lưu ý này không chỉ đối với việc điều trị chàm mà còn với tất cả các căn bệnh khác khi được chữa trị bằng phương pháp Đông y.

  • Sử dụng đúng thuốc đúng bệnh.
  • Dùng đúng liều lượng thuốc.
  • Không tự ý kết hợp với loại khác hoặc với thuốc Tây.
  • Cố gắng duy trì đến khi bệnh thuyên giảm.
  • Một số loại nguyên liệu Đông y có thể gây hại đến gan và thận, vì vậy không nên lạm dụng thuốc và sử dụng trong thời gian quá dài.
  • Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nên thăm khám và điều trị tại cơ sở có uy tín và được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động.
  • Phải sắc thuốc trong ấm đất hoặc sứ, không sắc trong ấm kim loại.
  • Lượng nước cần sắc thuốc không quá 2 đốt ngón tay.
  • Dùng thuốc khi còn ấm.
  • Tìm hiểu để kiêng một số loại thức ăn khi dùng thuốc Đông y.

Tất cả các bài thuốc đều chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý uống khi chưa được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cần hiểu rõ được tình trạng bệnh để chọn lựa thuốc hợp lý. Tuy thuốc Đông y an toàn, hiệu quả và lành tính, nhưng bệnh nhân cũng cần lưu ý để tránh các vấn đề dị ứng và tác dụng phụ hiếm gặp.

Có thể bạn quan tâm: 

Câu hỏi liên quan

Chàm bìu là bệnh viêm da hay gặp khiến vùng da bìu trở nên dày, đỏ, kích ứng, bong tróc, việc điều trị bệnh không khó nhưng lại hay tái phát, khó điều trị dứt...

Xem chi tiết

Kem Sudocrem là một trong những sản phẩm quen thuộc, được sử dụng phổ biến cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác dụng kháng khuẩn, làm dịu da, tăng cường và củng cố...

Xem chi tiết

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những từ dùng để chỉ cho các bệnh ngoài da gây viêm, khó chịu và ngứa. Chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ...

Xem chi tiết

Chàm bội nhiễm là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chàm, xảy ra khi có sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm lên vùng da tổn thương có vết thương...

Xem chi tiết

Chàm đồng tiền là bệnh da liễu thường gặp, gây ra các vùng tổn thương khô, đỏ, đóng vảy, bong tróc, dày sừng... Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng nhiều...

Xem chi tiết

Làn da của bé khá non nớt nên dễ để lại sẹo sau khi bị vết thương hoặc mắc các bệnh lý ngoài da. Vậy trẻ bị chàm sữa có để lại sẹo không? Làm...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa

Tra cứu thuốc