Nội dung chính

Sau mổ viêm tai giữa, người bệnh phải mất từ 1 – 2 tháng thì mới có thể hoàn toàn bình phục được. Chăm sóc sau mổ viêm tai giữa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị. 

Mổ viêm tai giữa bao lâu thì lành?

Mổ viêm tai giữa hay phẫu thuật viêm tai giữa là phương pháp được chỉ định đối với bệnh nhân mắc viêm tai giữa bị nhiễm trùng, có nguy cơ xuất hiện biến chứng hoặc đã xuất hiện biến chứng. Phẫu thuật viêm tai giữa thường được chỉ định khi viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ, viêm tai giữa có mủ thối và không đáp ứng điều trị nội khoa, viêm tai giữa có cholesteatoma, khi bệnh đã xuất hiện biến chứng, viêm tai xương chũm

Thời gian để hồi phục sau mổ viêm tai giữa thường từ 1 - 2 tháng
Thời gian để hồi phục sau mổ viêm tai giữa thường từ 1 – 2 tháng

Các phương pháp điều trị thường là phẫu thuật xương chũm, mổ vá màng nhĩ, chỉnh xưởng xương con tai giữa… Thông thường, với những trường hợp mổ nội soi, bệnh nhân hồi phục tốt thì sau 24 giờ sẽ được xuất viện. Trường hợp tình trạng bệnh, nghiêm trọng, tùy theo mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm viện trong thời gian dài hơn để theo dõi.

Đa phần, hầu hết các trường hợp bệnh nhân sau mổ viêm tai giữa từ 2 – 3 tuần đã gần như hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, thời gian bình phục sau mổ viêm tai giữa là từ 1 – 2 tháng. Đặc biệt, sau phẫu thuật, cách chăm sóc sau mổ viêm tai giữa sao cho đúng là vấn đề mà người bệnh cần hết sức quan tâm để phòng biến chứng và giúp sức khỏe nhanh hồi phục.

Xem thêm bài viết: Viêm Tai Giữa Thủng Màng Nhĩ Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cách chăm sóc sau mổ viêm tai giữa

Để bệnh viêm tai giữa được nhanh chóng hồi phục, việc điều trị được hiệu quả thì cách chăm sóc sau mổ viêm tai giữa sao cho đúng là hết sức quan trọng. Cách chăm sóc cho người bệnh sau mổ viêm tai giữa như sau:

1. Cách chăm sóc vết thương sau mổ

Sau mổ, vết thương sẽ được băng kín nhằm tránh va chạm, tránh dính nước để ngừa nguy cơ vết thương nhiễm trùng, lâu hồi phục. Do đó, việc thay băng mới là điều cần đặc biệt lưu ý trong chăm sóc vết thương sau mổ. Không chỉ vậy, việc thay bằng mới sớm và thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ giúp các mô mới không mọc ăn sâu vào băng cũ và đảm bảo vệ sinh cho vết mổ.

Cách thay băng, chăm sóc vết thương sau mổ sẽ được bác sĩ, y tá hướng dẫn cụ thể chi tiết. Chúng ta cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn về cách thay và số lần thay băng. Trong quá trình chăm sóc vết thương, cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trước khi mở băng và thay băng thì cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để sát khuẩn, ngừa nhiễm khuẩn cho vết thương.
  • Khi tháo băng, nên chạm vào phần băng còn sạch, nếu miếng băng bị bẩn, chỉ nên dùng kẹp để lấy băng ra phòng ngừa nhiễm trùng thứ phát vết thương
  • Không làm bẩn hoặc ướt băng mới, nếu băng ướt thì cần lấy miếng băng sạch để thay. Tháo băng cũ ra, thay băng mới vào một cách nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương.
  • Có thể thay băng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Việc tắm sau khi phẫu thuật cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh hoặc người nhà nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi xuất viện. Khi tắm thì cần đảm bảo vết mổ được khô ráo, không bị thấm nước sẽ khiến vết thương mềm, hở ra và chảy máu. Không chỉ vậy, việc tránh tắm, tránh làm ướt vết thương sau phẫu thuật cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng sau hậu phẫu.

Bài viết xem thêm: Cách Chăm Sóc Sau Mổ Viêm Tai Xương Chũm Nhanh Hồi Phục

2. Chăm sóc sức khỏe tâm lý cho bệnh nhân

Bên cạnh việc chú ý chăm sóc vết thương cho người bệnh, bệnh nhân cũng cần ổn định sức khỏe và tâm lý. Yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hồi phục. Tâm lý tốt, tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ giúp sức khỏe của người bệnh ổn định và hồi phục tốt hơn.

Có thể ổn định sức khỏe, tâm lý sau mổ viêm tai giữa cho bệnh nhân bằng cách:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn sau phẫu thuật, tránh tâm lý căng thẳng, tránh mệt nhọc, lo âu.
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, nên nằm nghỉ ở không gian yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, thư giãn, khi có dấu hiệu buồn nôn thì nên nằm nghiêng đầu sang một bên
  • Theo dõi vết mổ, nếu có dấu hiệu chảy máu thì cần liên hệ bác sĩ, nhân viên y tế, chú ý các dấu hiệu về tiền đình, màng não như chóng mặt, rối loạn tri giác
  • Thường xuyên tiếp xúc, động viên, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho bệnh nhân để giúp bệnh nhân có cảm giác được quan tâm, được yêu thương, tránh lo âu, suy nghĩ, buồn phiền.
  • Sau phẫu thuật, khi sức khỏe đã ổn định, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để hồi phục vận động cảm giác.

Đọc thêm: Viêm Tai Giữa Có Bị Đau Đầu Không? Cách Xử Lý Dứt Điểm

3. Cách chăm sóc về dinh dưỡng sau mổ viêm tai giữa

Chăm sóc về dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong cách chăm sóc sau mổ viêm tai giữa. Để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên dinh dưỡng về cách ăn uống. Cách chăm sóc về dinh dưỡng như sau:

  • Ngày đầu sau mổ, cần tuân theo chế độ dinh dưỡng hậu phẫu, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thực phẩm nào khác khi chưa có ý kiến bác sĩ.
  • Khi sức khỏe đã ổn định, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, trong 1 tuần đầu, nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Hoạt động nhai có thể ảnh hưởng đến vết thương ở tai, vì vậy không chỉ nên ăn thực phẩm lỏng, mềm, được nấu nhừ, ít phải nhai. Đặc biệt không nên ăn các thực phẩm khô, cứng, khó nhai như gân, sụn, các loại thịt dai…
Chế độ ăn uống cần được đặc biệt chú trọng sau phẫu thuật
Chế độ ăn uống cần được đặc biệt chú trọng sau phẫu thuật

Những ngày đầu sau mổ viêm tai giữa, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, cân đối các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất… Tránh các thực phẩm khô cứng, khó tiêu, khó nhai, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ để không gây ảnh hưởng để hệ tiêu hóa và tránh kích thích vết thương. Người bệnh cũng nên hạn chế đồ nếp, thực phẩm cay nóng, không ăn nhiều hải sản để tránh vết thương bị ngứa, mưng mủ…

ĐỪNG BỎ LỠ: Viêm Tai Giữa Kiêng Ăn Gì? Một Số Món Ăn Tốt Cho Người Bệnh

4. Dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chỉ định một số thuốc điều trị như giảm đau hạ sốt, kháng sinh, thuốc chống viêm… Việc sử dụng thuốc điều trị không chỉ giúp giảm đau cho vết mổ mà còn ngừa biến chứng, giúp điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa.

Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ trong điều trị. Việc sử dụng thuốc cần phải đúng liều lượng, đúng phác đồ, không tự ý ngưng thuốc khi thấy vết thương có dấu hiệu lành lại, không tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa có ý kiến bác sĩ. Trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng sản phẩm hỗ trợ, thuốc giảm đau, xịt mũi, nhỏ tai thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đặc biệt, cần phải tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám có vai trò rất quan trọng sau mổ viêm tai giữa. Không chỉ kiểm tra xem mức độ hồi phục của người bệnh, hiệu quả điều trị mà còn giúp phát hiện nguy cơ, vấn đề bất thường và dấu hiệu nhiễm trùng (nếu có).

Xem chi tiết: Review TOP 9 Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Tốt Nhất Trên Thị Trường

Lưu ý khi chăm sóc sau mổ viêm tai giữa

Bên cạnh việc chú ý ổn định sức khỏe tâm lý, chăm sóc vết mổ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi ngủ, bệnh nhân nên nằm nghiêng về bên tai lành hoặc nằm ngửa để tránh đè áp, tạo áp lực lên vết thương, vùng tai bệnh khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên viên y tế, nên dùng khăn sạch, bông gạc để làm sạch tai. Tuyệt đối không dùng các dụng cụ ngoáy tai, tăm bông chọc sâu vào trong tai.
  • Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể, tốt nhất nên uống 2 lít nước/ngày. Đặc biệt, tuyệt đối không uống nước ngọt có gas, thức uống có cồn, không dùng cà phê, chất kích thích khi vết thương chưa lành.
  • Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, tốt nhất vẫn nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, để nguội rồi mới ăn, thức ăn nên đa dạng, đảm bảo vệ sinh.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe, tình hình hồi phục của vết thương. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.

Thông thường, sau mổ viêm tai giữa, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc sao cho phù hợp. Người bệnh chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn hoặc ngay khi có các vấn đề bất thường.

Bài viết dành cho bạn

Câu hỏi liên quan

Nhiều trường hợp bị đau đầu thường xuyên nhưng không xác định được nguồn gốc của cơn đau xuất phát từ viêm tai giữa hay do một vấn đề khác về sức khỏe. Khi trao...

Xem chi tiết

Viêm tai giữa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, theo thống kê của WHO, có hơn 80% trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ mắc viêm tai giữa ít nhất 1 lần trong...

Xem chi tiết

Bơi lội là một hoạt động thể chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng được khuyến khích tham gia. Một số bệnh lý có thể tăng nặng hơn...

Xem chi tiết

Mổ viêm tai giữa được chỉ định khi bệnh nhân bị nhiễm trùng cấp tính tái đi tái lại, viêm kèm theo ứ dịch, chảy mủ. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm tai giữa...

Xem chi tiết

Cách chữa

Thuốc chữa